Giáo án Tin học 11 tiết 4: Cấu trúc chương trình

Giáo án Tin học 11 tiết 4: Cấu trúc chương trình

CHƯƠNG II - CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

A. Mục đích, yêu cầu:

 Kiến thức:

• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.

• Biết cấu trúc của một chương trình Pascal: cấu trúc chung và các thành phần.

 Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần của một chương trình Pascal đơn giản.

 Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong họp tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình; Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng, khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.

B. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 8122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 tiết 4: Cấu trúc chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4, Lớp: 11C2, 1/9/2010 tiết thứ 3 vắng 0, SS:32
PPCT Tiết: 4
CHƯƠNG II - CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
A. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
Biết cấu trúc của một chương trình Pascal: cấu trúc chung và các thành phần.
Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần của một chương trình Pascal đơn giản.
Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong họp tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình; Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng, khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.
B. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
C. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Máy tính, Hình ảnh minh họa: Cấu trúc chương trình
D. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp 
Gọi lớp trưởng báo cáo sỉ số (Hiện diện, vắng: có phép hay không phép).
Ghi sổ đầu bài.
Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra
Giảng bài mới: 
Nội Dung
Hoạt động của GV – HS
1. Cấu trúc chung:
 Chương trình được viết bằng một NNLT bậc cao gồm: phần khai báo và phần thân. 
[]
Chú ý: Phần thân chương trình bắt buộc phải có; phần khai báo có thể có hoặc không tùy theo từng chương trình cụ thể. 
2. Các thành phần của chương trình:
 a) Phần khai báo:
Khai báo tên chương trình
Program ;
VD: Program Phuong_Trinh__Bac_Hai;
 Khai báo thư viện
Uses ;
VD: Uses Crt;
 Khai báo hằng
Const = ;
VD: Const MaxN = 1000; PI = 3.14;
 Khai báo biến
 - Mọi biến sử dụng trong chương trình đều phải khai báo.
 - Mỗi biến chỉ được khai báo một lần.
 - Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.
Var : ;
VD: Var a, d, c: integer;
 KT: char;
 b) Phần thân chương trình
Thân chương trình trong Pascal
Begin
 {}
End.
3. Ví dụ chương trình đơn giản:
* Ví dụ 1: Chương trình thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo : “Xin chao cac ban!”
Program vi_du;
Begin
 Writeln(‘Xin chao cac ban!’);
End.
#Include 
Void main(){
 Printf (“Xin chao cac ban!”);
 }
* Ví dụ 2 : Chương trình đưa ra màn hình các thông báo “ Xin chao cac ban!” và “Moi cac ban lam quen voi Pascal”
Begin 
 Writeln( ‘ Xin chao cac ban!’);
 Writeln( ‘Moi cac ban lam quen voi Pascal’);
End.
GV: Câu hỏi gợi ý: Một bài tập làm văn thường viết có mấy phần? Các phần có thứ tự không? 
HS: - Có ba phần
 - Có thứ tự: Mở bài, Thân bài, Kết luận. 
GV: Chương trình được viết bằng NNLT bậc cao thường gồm mấy phần?
HS: Có 2 phần: Phần khai báo và Phần thân.
GV: Giới thiệu qui ước về các cặp dấu: ; [ ]
: Bắt buộc phải có
[ ]: Có thể có hoặc không.
GV: Chương trình trên chỉ là một chương trình đơn giản. Để có thể nhận biết các thành phần bên trong của một chương trình bất kỳ, ta cần tìm hiểu nội dung của từng thành phần của nó.
GV: Em hãy cho biết trong phần khai báo chương trình thì ta có những khai báo nào?
HS: Khai báo tên, thư viện, hằng, biến.
GV: Thư viện chương trình thường chứa những đoạn chương trình lập sẵn giúp người lập trình thực hiện một số công việc thường dùng.
GV: Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.
HS: Nghe giảng, ghi bài
GV: Khi viết chương trình có sử dụng biến, ta cần phải khai báo biến xin máy tính cấp phát cho chương trình một vùng nhớ để lưu trữ và xử lý thông tin trong bộ nhớ trong.
GV: Giá trị của biến có thể được thay đổi tại mỗi thời điểm khi thực hiện chương trình.
HS: Nghe giảng, ghi bài
GV: Đưa ra ví dụ trong SGK-trang 20
HS: Quan sát – nhận xét về cách viết của hai chương trình trong hai ngôn ngữ khác nhau.
Củng cố – Dặn dò 
Cấu trúc chung của một chương trình viết bằng NNLT bậc cao gồm mấy phần?
Hãy cho biết trong phần khai báo, có những loại khai báo nào?
Hãy cho biết các từ khóa bắt đầu để khai báo: tên chương trình, thư viện và hằng trong NNLT Pascal?
Hãy cho biết qui tắc sử dụng biến trong một chương trình?
Chuẩn bị bài mới: Bài 4 – Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn và Bài 5 – Khai Báo Biến
Xem trước nội dung phụ lục B phần 3: Một số kiểu dữ liệu chuẩn. (trang-129 SGK)
E. Rút kinh nghiệm
DUYỆT
Ngày.tháng.năm....
(Tổ trưởng chuyên môn)
...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnTin11Chuan.doc