Giáo án Tin học 6 bài 1 đến 4

Giáo án Tin học 6 bài 1 đến 4

CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

 Tiết: 1 Tuần: 1

I/ MỤC TIÊU:

1/ Về kiến thức:

- Biết khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người

- Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học

2/ Về kĩ năng:

- Phân biệt được thông tin trong cuộc sống hàng ngày

3/ Về thái độ:

Nhận thức tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù.

II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

 -Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người

 -Hoạt động thông tin gồm: việc tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin

 -Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 1168Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 bài 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC 
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
 Ngày dạy: 17/8/2010
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
	Tiết: 1 Tuần: 1
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức: 
Biết khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người
Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
2/ Về kĩ năng:
Phân biệt được thông tin trong cuộc sống hàng ngày
3/ Về thái độ:
Nhận thức tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù.
II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
	-Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người
	-Hoạt động thông tin gồm: việc tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin
	-Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Kết hợp phương pháp thuyết trình gọi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV/ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỌNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 1/ HĐ 1: Giới thiệu chương trình môn tin học lớp 6. MĐ: Nắm tổng quát chương 1
- Giới thiệu chương trình môn tin học lớp 6 và yêu cầu cơ bản của môn học
- Nghe giáo viên giới thiệu
2/ HĐ 2: Thông tin là gì? MĐ: Nắm được khái niệm thông tin
Giới thiệu thế nào là thông tin
? Cho ví dụ một vài thông tin mà hằng ngày các em tiếp xúc
- Trả lời: Bài báo, bản tin truyền hình, sách vở, . . .
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về con người
3/HĐ 3: Hoạt động thông tin của con người. MĐ: Biết thế nào là họat động thông tin
?Gọi HS lấy một vài ví dụ về việc xử lí thông tin của con người trước thiên nhiên.
Thông Tin Vào
Thông Tin Ra
Xử Lí
Giới thiệu mô hình hoạt động của quá trình xử lí thông tin.
- Trả lời:Khi trời lạnh thì mặc áo, đắp mềm, đốt lửa. .
2. Hoạt động thông tin của con người
Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin
Mô hình quá trình xử lý thông tin:
4/ HĐ 4: Hoạt động thông tin và tin học.MĐ biết nhiệm vụ chính của tin học
Giới thiệu về hoạt động thông tin của con người nhờ các giác quan và bộ não
?Nêu một vài khả năng mà con người có thể làm được và một số khả năng mà con người không thể làm
- Nêu một vài phát minh giúp con người vượt qua được các giới hạn đó ( Kính thiên văn, Kính hiển vi..)
Lấy VD: 1+1=2
 100+901=1001
?So sánh thời gian thực hiện
- Chỉ ra cho thấy nhiệm vụ chính của tin học.
Khi trời quá nóng thông qua da mà ta biết được thông tin là nóng giúp ta khắc phục được cái nóng.
Không thể nhìn thấy các hành tinh khác.
Không thể nhìn thấy được vi trùng.
Những bài phức tạp thì thời gian tính lâu hơn.
3. Hoạt động thông tin và tin học:
Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin, bộ não giúp xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi lưu trữ thông tin thu nhận được.
Máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là để hổ trợ cho công việc tính toán của con người.
Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy điện tử.
4/ Củng cố: Ta tiếp nhận thông tin nhờ gì?
Lấy ví dụ về việc tiếp nhận thôg tin ngoài các giác quan và thính giác
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài thông tin và biểu diễn thông tin.
6/ Rút kinh nghiệm:
......................
	Ngày dạy: 17/8/2010
. BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
	Tiết: 2 Tuần: 1
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức: 
	- Biết các dạng thông tin và khái niệm biểu diễn thông tin
2/ Về kĩ năng:
Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.Cách biểu diễn thông tin
3/ Về thái độ:
Có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo
II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Ba dạng thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, văn bản
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Gọi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV/ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Thông tin là gì?
Nhiệm vụ chính của tin học?
3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỌNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 1/ HĐ 1: Các dạng thông tin cơ bản. MĐ: Nắm được các dạng chính của thông tin
- Giới thiệu về các loại văn bản mà ta hay tiếp xúc bên ngoài như bài báo, phim ảnh, hình, bài nhạc . . .
? Y/C Hs cho một vài ví dụ khác
-Văn bản được ghi lại bằng các con số, kí tự 
- Hình ảnh là hình trong sách báo
- Âm thanh là tiếng đàn, tiếng còi
Trả lời: Nghe đài, xem sách, nghe nhạc
1. Các dạng cơ bản của thông tin:
Có 3 dạng thông tin cơ bản:
Văn bản, Hình ảnh và âm thanh.
2/ HĐ 2: Biểu diễn thông tin. MĐ:Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới 1 dạng nào đó như cử chỉ, hành động . . .
? HS cho ví dụ về biểu diễn thông tin dưới 1 dạng nào đó
Vai trò của biểu diễn thông tin rất quan trọng trong đời sống giúp ta tiếp nhận các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.
Trả lời: Tiếng còi xe, tiếng trống trường
2. Biểu diễn thông tin:
- Biểu diễn thông tin:
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau: cử chỉ, lời nói.
Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người vì vậy con người không ngừng cải tiến hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới
4/ Củng cố: Ngoài 3 dạng thông tin cơ bản trên còn dạng thông tin nào khác không? Lấy ví dụ minh họa
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
6/ Rút kinh nghiệm:
	Ngày dạy: 24/8/2010
	BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt)
	Tiết: 3 Tuần: 2
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức: 
	- Hiểu được khái niệm dữ liệu.
2/ Về kĩ năng:
	- Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính
3/ Về thái độ:
Có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo
II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính
Biểu diễn thông tin dướ dạng các dãy bit gốm các số 0 và 1.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Gọi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV/ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
1. Biểu diễn thông tin là gì?
2. Có mấy dạng thông tin cơ bản? Lấy ví dụ minh họa
3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỌNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 1/ HĐ 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính.MT: HS biết thông tin được biểu diễn trong máy tính.
-Thông tin có thể được biễu diễn bằng nhiều cách khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh .
-Do vậy việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo mục đích và đối tượng sử dụng thông tin có vai trò vô cùng quan trọng.
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng khác gọi là dãy bit gồm 2 số 0 và 1.
- Giới thiệu về con số 0 và 1 tương ứng với trạng thái tắt và mở, đóng hoặc ngắt mạch điện.
- Đưa ra ví dụ biểu diễn thông tin thành dãy bit: 9 sau khi nhập vào máy tính sẽ xử lí thành dạng các dãy bit 1001
? HS biểu diễn số tự nhiên 10 thành dãy bit: 
- Ta thấy việc biểu diễn thông tin rất đơn giản. Cho học sinh một vài ví dụ về đổi các con số thành dãy bit.
Quá trình biến đổi của thông tin là biến đổi thông tin đưa vào thành dãy bit từ đó biến đổi các thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các dạng quen thuộc
Học sinh đứng lên trả lời các thông tin hàng ngày mà các em hay tiếp xúc thường xuyên.
Trả lời: (Cho học sinh đọc các phương án) ghi lại và đưa ra kết quả đúng nhất.
Cho 4 học sinh lên bảng làm bài.
. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
Để máy có thể xử lí, thông tin cần được biễu diển dưới dạng các dãy bit chỉ gồm 2 ký hiệu 0 và 1.
Hai ký hiệu 0 và 1 tương ứng với hai trạng thái tắt hoặc mở, có hoặc không có tín hiệu.
Thông tin được biểu diễn trong máy được gọi là dữ liệu. 
Do đó việc biểu diễn thông tin rất đơn giản.
Máy tính phải đảm bảo thực hiện 2 quá trình:
- Biến đổi thông tin đưa vào thành dãy bit.
- Biến đổi các thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các dạng quen thuộc: Văn bản, âm thanh và hình ảnh
4/ Củng cố: Ngoài 3 dạng thông tin cơ bản trên còn dạng thông tin nào khác không? Lấy ví dụ minh họa
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới.
6/ Rút kinh nghiệm:
	Ngày dạy: 24/8/2010
BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
	Tiết: 4 Tuần: 2
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức: 
Biết được khả năng ưu việt của máy tính
Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống
Biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện theo sự chỉ dẫn của con người..
2/ Về kĩ năng:
	- Biết được khả năng của máy tính
3/ Về thái độ:
Có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo
II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Khả năng ưu việt của máy tính: Tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, lưu trữ lớn, làm việc không mệt mỏi
Máy tính được úng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Tất cả những gì máy tính thực hiện đều do con người chỉ dẫn
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Gọi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV/ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Biểu diễn thông tin trong máy tính nêu các ý chính? 
Cho ví dụ minh họa( biễu diễn số 10 thành dãy bit) ?
3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1/ HĐ 1: Một số khả năng của máy tính: MĐ: Biết khả năng máy tính
-Đưa ra một số bài toán từ đơn giản đến phức tạp
- Rút ra nhận xét về khả năng tính toán còn quá chậm trong khi máy tính có thể thực hiện 1 tỉ bài toán trong 1 giây.
- Và tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn. 1triệu cuốn sách
- Máy tính có thể làm việc không nghỉ trong 1 thời gian dài.
Trả lời các đáp số mà GV đưa ra
1. Một số khả năng của máy tính:
- Khả năng tính nhanh.
- Tính toán với độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn.
-Khả năng làm việc không mệt mỏi.
2/ HĐ 2:Có thể dùng máy tính vào những việc gì ? MĐ: Biết được ứng dụng của máy tính
- Trong cuộc sống hàng ngày rất cần máy tính nhờ những khả năng vừa nêu trên
? Nhắc lại khả năng của máy tính.
- Giới thiệu về công dụng của máy tính về soạn thảo văn bản, quản lý dữ liệu, con người, học tập giải trí, điều khiển các hoạt động của máy móc một cách tự động và robot, liên lạc thông tin, tra cứu và buôn bán trực tuyến.
Nghe giảng và ghi nhớ
2. Có thể dùng máy tính vào những việc gì ? 
- Thực hiện các tính toán.
- Tự động hoá công việc văn phòng.
Soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản.
- Hổ trợ công tác quản lý.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và robot.
- Liên lạc tra cứu và buôn bán trực tuyến
3/ HĐ 3:Máy tính và điều chưa thể. MĐ: Nhận ra những hạn chế của máy tính
- So sánh con người với máy tính cho học sinh thấy điểm giống và khác nhau như con người có cảm xúc, có thể tư duy được còn máy tính không có cảm xúc và không có tư duy.
? Nêu một vài điểm khác nhau giữa máy tính và con người?
Con người biết tìm ra cái mới, máy tính biết tính toán nhanh.
3. Máy tính và điều chưa thể:
Máy tính đều phụ thuộc vào con người và do hiểu biết của con người quyết định, chưa phân biệt được mùi vị và các giác quan chưa có năng lực tư duy như con người.
4/ Củng cố: Ngoài 3 dạng thông tin cơ bản trên còn dạng thông tin nào khác không? Lấy ví dụ minh họa
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới.
6/ Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 31/8/2010
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
	Tiết: 5 Tuần: 3
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức: 
- Nắm được mô hình quá trình ba bước
- Cấu trúc của máy tính điện tử.
2/ Về kĩ năng:
	- Biết được cấu trúc của máy tính gồm ba bộ phận chính
3/ Về thái độ:
Có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo
II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Mô hình quá trình 3 bước: nhập -> xử lý -> xuất
Các thành phần chung của máy tính điện tử: bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị I/O.
Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cần thực hiện
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Gọi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV/ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu một số khả năng của máy tính?
Nhờ máy tính em có thể thực hiện được những việc gì?
3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỌNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1/ HĐ 1: Mô hình quá trình ba bước. MT: HS hiểu được mô hình quá trình ba bước.
Trong thực tế nhiều quá trình có thể được mô hình hoá thành ba bước.
Đưa ra một vài ví dụ như giặc đồ
Phân tích quá trình giặc đồ: Nhập vào là bột giặt, áo quần, nước (Input) sau đó vò quần áo với xà phòng, xả bằng nước nhiều lần (Xử lí), quần áo sạch (Output)
Học sinh đưa ra 1 vài ví dụ và phân tích quá trình đó.
trả lời: Uống trà:
NHẬP
(INPUT)	
XỬ LÍ
XUẤT
(OUTPUT)
Input là Trà, nước sôi Xử lý trà hoà tan trong nước Output là có 1 ly trà thơm.
1. Mô hình quá trình ba buớc:
Trong thực tế nhiều quá trình có thể được mô hình hoá thành ba bước.
Mô hình quá trình xử lí:
- Để có thể giúp con người trong hoạt động thông tin máy tính cần các thành phần thực hiện các chức năng: thu nhận, xử lý, xuất thông tin tương ứng
2/ HĐ 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử.MT: Hs biết cấu trúc chung của máy tính
Giới thiệu sơ lược về lịch sử máy tính và quá trình phát triển của máy tính.
- Nêu cấu trúc chung của máy tính và giải thích cho hs hiểu từng bộ phận
 Các khối chức năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính( gọi tắt là chương trình )do con nguời lập ra.=> Đưa ra khái niệm chương trình
- CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển,phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
- RAM lưu dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc, khi ngắt điện mọi thông tin trong RAM bị mất đi
- Thông tin trong bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi mất điện
- Thiết bị vào ra hay còn gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo giao tiếp với người sử dụng. gồm thiết bị nhập dữ liệu và thiết bị xuất dữ liệu.
Học sinh lắng nghe 
học sinh ghi nội dung chính của bài.
2. Cấu trúc trung của máy tính điện tử:
- Tất cả máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc cơ bản chung của nhà toán học Von Neumann đưa ra gồm :
+ bộ xử lý trung tâm
+ thiết bị vào/ ra
+ bộ nhớ.
Các chức năng hoạt động theo một chương trình đề ra.
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
- Bộ xử lý trung tâm ( CPU) là bộ não chính của máy tính.
- Bộ nhớ: lưu trữ chương trình và dữ liệu.
+ Bộ nhớ trong là RAM.
+ Bộ nhớ ngoài là Đĩa cứng, Đĩa mềm. . .
Dung lượng nhớ càng cao thì khả năng lưu trữ dữ liệu càng lớn. Đơn vị đo dung lượng nhớ chính là Byte (đọc là bai)
- Thiết bị vào/ra ( InPut /OutPut- I/O). 
Gồm bàn phím, chuột, màn hình, loa . . .
4/ Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
6/ Rút kinh nghiệm:
.
Ngày dạy: 31/8/2010
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH(tt)
	Tiết: 6 Tuần: 3
I/ MỤC TIÊU:
1/ Về kiến thức: 
Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
Biết máy tính hoạt động theo chương trình
2/ Về kĩ năng:
	- Hiểu được sự liên quan giữu các quá trình xử lý thông tin và các bộ phận của máy tính.
	- Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3/ Về thái độ:
Có ý thức học tập, rèn luyện tính cần cù, sáng tạo
II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Phần mềm máy tính là chương trình chỉ dẫn cho máy tính hoạt động
Phần mềm máy tính chia làm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Gọi mở, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV/ PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu một số khả năng của máy tính?
Nhờ máy tính em có thể thực hiện được những việc gì?
3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỌNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1/ HĐ 1: MT là một công cụ xử lý thông tin: MT: Hs biết khối chức năng ứng với mô hình 3 bước.
Nhờ các khối chức năng trên mà máy tính trở thành công cụ xử lý thông tin hữu hiệu.
Vẽ mô hình hoạt động ba bước của máy tính
Học sinh trình bày lại khối chức năng của máy tính
3. Máy tính là công cụ xử lý thông tin:
Quá trình xử lý thông tin trong máy được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
2/ HĐ 2: Phần mềm và phân loại phần mềm. MT: biết khái niệm phần mềm,phân loại phần mềm.
- Trình bày định nghĩa phần mềm:
- Phân loại phần mềm
? Hãy kể tên các phần mềm mà em biết
Phân biệt cho học sinh thấy phần mềm hệ thống dùng để tổ chức việc quản lý, điều phối chức năng như hệ điều hành MS-DOS, Windows XP.
Phần mềm ứng dụng dùng để đáp ứng nhu cầu cụ thể nào đó.
Tập trung nghe và ghi nội dung bài học
Phần mềm word, excel, game.
4. Phần mềm và phân loại phần mềm:
* Phần mềm là gì?
Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
* Phân loại phần mềm.
Phần mềm máy tính có thể được chia làm 2 loại chính:
 + Phần mềm hệ thống:ms-dos.. 
 + Phần mềm ứng dụng.word
4/ Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài TH1 làm quen với một số thiết bị của máy tính.
6/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctin 6 tuan 123.doc