Bài 16. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản
- Thực hiện được các thao tác định dạng bằng hộp thoại.
II. Đồ dùng Dạy - Học
-
III. Tiến trình Dạy – Học
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
? Nêu thao tác định dạng văn bản?
? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 SGK
Tuần 25 Tiết 47 Ngày soạn: 18/02/2009 Ngày dạy: Bài 16. định dạng văn bản (tiếp theo) I. Mục tiêu Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản Thực hiện được các thao tác định dạng bằng hộp thoại. II. Đồ dùng Dạy - Học III. Tiến trình Dạy – Học Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? ? Nêu thao tác định dạng văn bản? ? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu sử dụng hộp thoại phông GV: - Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi ? Nêu cách định dạng bằng hộp thoại phông. ? Nếu không chọn phần văn bản thì sao? - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK ? Em hãy so sánh các nút lệnh và các lệnh trong hộp thoại Font. ? Trong hộp thoại Font Style em có thể chọn được những kiểu chữ nào? ? Em hãy nhận diện lệnh để có kiểu chữ gạch chân. - Từ đó GV yêu cầu HS có thể chọn kiểu chữ đậm – gạch chân, bình thường – gạch chân, đậm – nghiêng – gạch chân. GV: Nhận xét bổ sung GV lưu ý HS: - Hộp để chọn màu của nét gạch chân. - Sử dụng hộp thoại Font tiện lợi ở chỗ định dạng ký tự được hiển thị ở hộp - Các lệnh trong hộp thoại phông mà em quan sát được để biết rõ hơn chúng ta sẽ thử trong giờ thực hành. 2. Định dạng ký tự. b) Sử dụng hộp thoại phông HS: Đọc. * Thao tác: B1: Chọn phần văn bản cần định dạng. B2: Nhay chuột vào Format -> chọn Font... B3: Sử dụng hộp thoại Font để định dạng. Các thao tác định dạng trên được áp dụng cho các ký tự sẽ được gõ và sau đó. HS: Quan sát hình vẽ, thảo luận, nhận diện các lệnh tương ứng và trả lời - Hộp thoại Font chứa các lệnh tương ứng các lệnh trong thanh công cụ. - Hộp thoại Font chứa nhiều lệnh hơn. - Regular: Chữ bình thường. - Italic: Chữ nghiêng - Bold: Chữ đậm - Italic Bold: chữ đậm và nghiêng - Lệnh: HS: Thảo luận nêu cách chọn kiểu chữ HS khác: Nhận xét HS: Nghe giảng Hoạt động 4: Tổng kết GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK - Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở SGK. - Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS. HS: Trả lời và nhận xét Câu 4. - Chọn phần văn bản -> Nháy chuột ô Font size -> Xóa cỡ chữ cũ -> Gõ 13 -> Nhấn phím Enter Câu 5. Định dạng bằng các nút lệnh Định dạng bằng hộp thoại Font Câu 6. Có thể định dạng các phần văn bản khác nhau của văn bản bằng nhiều phôg chữ khác nhau. Không nên dùng nhiều phông chữ khác nhau trong một đoạn văn bản. Vì như vậy văn bản sẽ dối rất khó đọc. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà GV: - Yêu cầu HS học bài cũ ở nhà, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 17 SGK. Tiết 48 Ngày dạy: Bài 17. định dạng đoạn văn bản I. Mục tiêu Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản cơ bản. II. Đồ dùng Dạy - Học Các trang đoạn văn bản (SGK) phóng to Bảng phụ III. Tiến trình Dạy – Học Hoạt động 1: Giới thiệu bài học ? Thế nào là đoạn văn bản? Từ đó GV giới thiệu bài: Như vậy trong đoạn văn bản có thể có những định dạng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu định dạng đoạn văn GV: - Treo trang văn bản. - Yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp quan sát tranh và trả lời câu hỏi ? Trong trang văn bản có mấy đoạn. ? Định dạng văn bản là gì ? Có các kiểu căn lề nào cho đoạn văn bản. ? Căn thẳng lề trái và căn thẳng lề phải khác nhau như thế nào? ? Căn thẳng hai lề có đặc điểm gì? ? Em hiểu thế nào là căn lề giữa. ? Trong đoạn văn bản có những khoảng cách nào? ? Quan sát hình vẽ cho biết khoảng cách giữa các dòng của ba đoạn văn bản. GV: Giải thích, bổ sung 1. Định dạng đoạn văn. HS: Đọc SGK và quan sát nhận biết. - 6 đoạn - Là thay đổi các tính chất sau của đoạn văn bản: * Kiểu căn lề * Vị trí của cả đoạn văn so với toàn trang. * Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. * Khoảng cách đến đoạn văn trên và dưới. * Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. - Căn thẳng lề trái, căn thẳng lề phải, căn giữa, căn thẳng hai lề. - Căn thẳng lề trái: Các dòng căn thẳng theo lề trái. Còn căn lề phải: các dòng căn thẳng theo lề phải. - Các dòng căn thẳng lề hai bên trái, phải. - Các chữ luôn giữa khoảng cách chính giữa so với hai lề. - Khoảng cách đến đoạn văn bản trên và dưới. - Các dòng trong đoạn văn giữa có khoảng cách rộng hơn. HS: Nhận xét HS: Nghe giảng Hoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn GV: - Treo bảng nhóm vẽ các nút lệnh. ? Nêu thao tác định dạng đoạn văn. - Yêu cầu quan sát kết hợp SGK để nhận biết các nút lệnh. GV: Hướng dẫn bổ sung thao tác sử dụng các nút lệnh. 2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn. * Thao tác: B1: Đưa con trỏ vào đoạn văn bản cần định dạng. B2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. HS: Quan sát nhận biết các nút lệnh tương ứng với kết quả định dạng đoạn văn bản. HS: Nghe giảng Hoạt động 4: Tìm hiểu định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph GV: Yêu cầu HS đọc SGK ? Nêu cách định dạng bằng hộp thoại Paragraph? - Yêu cầu HS quan sát hộp thoại Paragraph. ? Hãy chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại Paragraph tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ. ? Em hãy cho biết lệnh nào không có trên nút lệnh. GV: Hướng dẫn bổ sung sử dụng các mục chọn Lưu ý: Mọi lựa chọn định dạng được hiển thị ở mục Preview 3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph. * Thao tác: B1: Đưa con trỏ vào đoạn văn bản cần định dạng. B2: Nháy chuột vào Format -> Chọn Paragraph HS: Nhận diện - Khoảng cách lề phải. - Thụt lề dòng đầu. HS: Nhận xét. HS: Nghe giảng Hoạt động 5: Tổng kết GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK - Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở SGK. - Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS. HS: Trả lời và nhận xét Câu 1. Không cần. Chỉ cần đặt con trỏ soạn thảo trong đoạn văn bản. Đây là thao tác đơn giản nhất. Câu 3. - Căn thẳng lề trái, căn thẳng lề phải, căn thẳng hai lề, căn giữa. - Khoảng cách giữa các dòng, khoảng cách giữa các đoạn, Khoảng cách lề. - Tăng giảm mức thụt lề, khoảng cách lề của dòng đầu tiên. Câu 4. Được. Khi đó khoảng cách lề có giá trị âm. (Lưu ý: chỉ định dạng lề có giá trị âm bằng hộp thoại Paragraph, nút lệnh không có tác dụng. Câu 5. Khoảng cách đến đoạn dưới Khoảng cách đến đoạn trên Câu 6. Có tác dụng đối với toàn bộ đoạn văn. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà GV: - Yêu cầu HS học bài cũ ở nhà, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước Bài thực hành 7 SGK chuẩn bị cho giờ sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: