Giáo án Tin học 6 bài 5 và 6

Giáo án Tin học 6 bài 5 và 6

Bài 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

I/ Mục đích, yêu cầu:

 - Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.

 - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mêm máy tính.

- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình

 - Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

II/ Lưu ý sư phạm:

- Mô hình ba bước

- Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào – ra, bộ nhớ

- Giải thích: chương trình, phần mềm, phần cứng.

III/ Đồ dùng dạy học:

 - Gv: những VD để dẫn đến mô hình quá trình ba bước, các loại máy tính, các thiết bị vào – ra, các loại bộ nhớ .

 - Hs: các thiết bị vào – ra, các loại bộ nhớ (nếu có)

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 7355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 bài 5 và 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Tiết: 7	Ngày soạn: 3/9/2011
Bài 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I/ Mục đích, yêu cầu:
	- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
	- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mêm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình
	- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II/ Lưu ý sư phạm:
Mô hình ba bước
Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào – ra, bộ nhớ
Giải thích: chương trình, phần mềm, phần cứng.
III/ Đồ dùng dạy học:
	- Gv: những VD để dẫn đến mô hình quá trình ba bước, các loại máy tính, các thiết bị vào – ra, các loại bộ nhớ .
	- Hs: các thiết bị vào – ra, các loại bộ nhớ (nếu có)
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 12’)
Câu 1: a/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phân nào? (6đ)
 b/ Tại sao CPU có thể coi như bộ não của máy tính? (4đ)
Câu 2: a/ Trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính? (7đ)
 b/ Kể tên 1 vài thiết bị vào/ ra mà em biết. (3đ)
Câu 3: Hãy điền vào chỗ trống () trong các câu sau:
a/ 1 KB = . byte
b/ 1,2 GB = .. MB
c/ 256 MB = .KB
d/ 1,44 MB = .byte
HĐ 2: Máy tính là một công cụ xử lý thông tin (10’)
Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên máy tính đã trở thành 1 công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. GV thiệu mô hình hoạt động ba bước của máy tính lên bảng để HS theo dõi
Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
HĐ 3: Phần mềm và phân loại phần mềm (15’)
- Máy tính có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: học tập, giải trí, công việc văn phòng, tính toán, công tác quản lí, liên lạc chính là nhờ các phân mềm. Con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn. Vậy phần mềm là gì? Nó khác phần cứng như thế nào?
- Gv cho HS thảo luận nhóm câu hỏi trên trong 3’ và đưa ra câu trả lời
- Nếu không có phần mềm máy tính có hoạt động? Màn hình sẽ như thế nào?
- Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính và quan trọng nhất là các hệ điều hành như: DOS, WINDOWS XP...Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. VD: phần mềm soạn thảo, phần mềm đồ hoạ
HĐ 4: Củng cố (5’)
Yêu cầu HS trả lời câu 5/ 19 (SGK)
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà (3’)
- Trả lời lại 5 câu hỏi trong bài học 
- Nắm vững nội dung bài học và các đơn vị đo dung lượng
HS trả lời
2 KB = 2048 byte
128MB = 131072 KB
Câu 1: HS 1
Câu 2: HS2
Câu 3: HS 3
HS theo dõi và quan sát
HS thảo luận nhóm và trả lời
Phần cứng của máy tính là những thiết bị vật lí kèm theo như: màn hình, chuột, bàn phím, các loại đĩaCòn phần mềm là các chương trình
Hs trả lời 
Tuần 4	Tiết: 8 	Ngày soạn: 3/9/2011
Bài thực hành 1: 	LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
I/ Mục đích, yêu cầu:
HS nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay).
Biết cách bật, tắt máy tính.
Biết các thao tác cơ bản với bàn phím và chuột.
II/ Lưu ý sư phạm:
 Tất cả HS nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân, thao tác khởi động và tắt máy tính.
III/ Đồ dùng dạy học:
GV: phòng máy có các máy hoạt động được, máy chiếu
HS:
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
 Hãy nêu 1 số bộ phận của máy tính 
HĐ 2: Thực hành ( 35’)
a/ Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
* Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản: Hs được làm quen với bàn phím, chuột, thân máy tính
- Bàn phím (Keyboard): là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính
HS có thể gõ 1 số phím để làm quen
- Chuột (Mouse): là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính.
Cho Hs tập cầm chuột
- Thân máy tính: Thân máy tính chứa nhiền thiết bị như: CPU, bộ nhớ, nguồn điện,
* Các thiết bị xuất dữ liệu: Hs được làm quen với màn hình, máy in, loa, ổ ghi
- Màn hình: hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết các giao tiếp giữa người và máy tính
VD: khi gõ 1 kí tự nào đó từ bàn phím, kí tự tương ứng với ph1i này sẽ được gởi đến CPU và được thể hiện trên màn hình.
- Máy in: thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy. GV giới thiệu 1 số máy in như: máy in kim, máy in laser,
- Ổ ghi CD/ DVD:dùng để ghi dữ liệu ra các đĩa dạng CDROM/ DVD
- Loa: dùng để đưa âm thanh ra
* Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
GV giới thiệu các loại đĩa cứng và đĩa mềm
- Đĩa cứng: dùng để lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lưu lớn và gồm các ổ đĩa C, D
- Đĩa mềm: có dung lựơng lưu nhỏ hơn, chủ yếu dùng để sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác. Các loại ổ đĩa là: A, B, E, F, G
* Các bộ phận cấu thành 1 máy tính hoàn chỉnh: màn hình, thân máy, bàn phím, chuột
b/ Bật CPU và màn hình:
Nhấn nút màn hình và nút khởi động máy ở thân máy (nút Power). Yêu cầu HS quan sát các đèn tín hiệu và quá trình khởi động của máy tính qua thay đổi trên màn hình
c/ Làm quen với bàn phím và chuột
* Phân biệt vùng chính của bàn phím, nhóm các phím số, nhóm các phím chức năng
- Vùng chính của bàn phím: gồm các phím kí tự A, B, C, Shift, Ctrl,  ở phía bên trái bàn phím.
- Nhóm các phím số: ở phía bên phải bàn phím gồm các phím 1, 2, 3, Home, Delete, các phím mũi tên, 
- Nhóm các phím chức năng: Shift, Ctrl, Home, Delete,
GV mở chương trình Notepad và gõ 1 vài phím để HS quan sát
* Cần hướng dẫn HS phân biệt tác dụng của việc gõ 1 phím và gõ tổ hợp phím
VD: nhấn giữ phím Shift và gõ 1 kí tự 
* Di chuyển chuột: hướng dẫn HS di chuyển chuột trên mặt phẳng và quan sát sự thay đổi vị trí của con trỏ chuột. Con trỏ chuột xuất hiện trên màn hình và có dạng 
d/ Tắt máy tính
GV hướng dẫn HS tắt máy tính
- Nháy chuột vào nút Start, sau đó nháy vào nút Turn off Computer rồi nháy vào nút Turn off 
- Có thể tắt màn hình (nếu cần thiết).
HĐ 3: Củng cố (4’)
Yêu cầu HS nêu cách bật CPU và màn hình, cách tắt máy tính
HĐ 4: Hướng dẫn về nhà (1’)
Nắm vững nội dung bài TH và xem trước bài luyện tập chuột
HS trả lời
HS quan sát các thiết bị
HS gõ 1 số phím 
Hs tập cầm chuột
HS quan sát các thiết bị
HS quan sát 
HS khởi động và quan sát 
HS quan sát 
HS quan sát 
HS quan sát và tắt máy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc