Giáo án Tin học 6 - Tiết 3, 4, 5

Giáo án Tin học 6 - Tiết 3, 4, 5

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Nắm được các dạng thông tin cơ bản.

- Biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin.

* kỹ năng: - Phân biệt được các dạng của thông tin.

- Biết được vai trò của thông tin trong đời sống.

* Thái độ: - Nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về tin học. Yêu thích môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Đặt và giải quyết vấn đề

C. CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tiết 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 2. 	thông tin và biểu diễn thông tin 
(Tiết 3)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Nắm được các dạng thông tin cơ bản.
- Biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin.
* kỹ năng: - Phân biệt được các dạng của thông tin.
- Biết được vai trò của thông tin trong đời sống.
* Thái độ: - Nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về tin học. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Em hãy trình bày phần ghi nhớ trong bài “Thông tin và tin học”?
- Trả lời câu hỏi 3, 5 ở SGK (trang 5)?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: ở bài học trước các em đã nắm được thế nào là thông tin và những ví dụ về thông tin. Qua các ví dụ đó các em có biết thông tin tồn tại ở những dạng cơ bản nào?
2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng cơ bản của thông tin. (12 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nhắc lại các ví dụ về thông tin và yêu cầu học sinh cho biết nó tồn tại ở dạng nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
HS: Ghi bài
GV: Ngoài 3 dạng cơ bản trên, em hãy cho biết thông tin còn tồn tại dưới dạng nào?
HS: Trả lời.
1. Các dạng thông tin cơ bản.
* Dạng văn bản: Con số, chữ viết hay kí hiệu
* Dạng hình ảnh: Các tấm ảnh, hình vẽ minh hoạ...
* Dạng âm thanh: Tiếng chim, tiếng còi xe, tiếng gà gáy, tiếng đồng hồ báo thức.
 b. Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin. (13 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết biểu diễn thông tin là gì?
HS: Trả lời.
GV: Có những cách biểu diễn thông tin nào?
HS: Trả lời.
GV: Theo em việc biểu diễn thông tin như vậy có vai trò gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng nên con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới. Một trong các công cụ đó là máy tính.
2. Biểu diễn thông tin.
 a. Biểu diễn thông tin.
- Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
 b. Vai trò của biểu diễn thông tin.
- Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng:
 + Nhận dạng thông tin.
 + Lưu giữ và chuyễn giao thông tin.
 + Có vai trò quyết định với hoạt động thông tin nói chung và xử lí thông tin nói riêng.
c. Hoạt động 3: Cách biểu diễn thông tin trong máy tính. (10 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc SGK - Bít là gi? Thế nào là dữ liệu?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và giải thích thêm về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
HS: Chú ý, ghi bài.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn ở dạng bít.
 + Bit (dãy nhị phân): Gồm 2 kí tự 0 và 1.
- Thông tin được lưu trữ trong máy tính được gọi là dữ liệu.
 IV. Cũng cố: (4 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- Trình bày lại cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 
 V. Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG, nghiên cứu trước bài “Em có thể làm gì nhờ máy tính”.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 3. 	Em có thể làm được gì nhờ máy tính 
(Tiết 4)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Biết được một số khả năng của máy tính.
- Biết được có thể sử dụng máy tính vào công việc gì .
* kỹ năng: - Sử dụng máy tính làm công cụ học tập.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Em hãy trình bày phần ghi nhớ trong bài “Thông tin và biểu diễn thông tin”?
- Trả lời câu hỏi 3 ở SGK (trang 9)?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Các em đã biết vai trò của máy tính là công cụ hổ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, vậy máy tính có khả năng gi?
2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính. (30 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết máy tính có những khả năng nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
HS: Nhận xét.
GV: Kết luận.
GV: Cho HS đọc và nhận xét ví dụ về số Pi ở SGK.
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung và kết luận.
GV: Cho học sinh đọc SGK, sau đó giải thích cho HS hiểu rỏ hơn về khả năng lưu trử của máy tính.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về 1 khả năng khác của máy tính.
HS: Thảo luận, đưa ra ví dụ.
GV: Nhận xét, kết luận.
Máy tính thật sự đã trở thành người bạn thân quen của nhiều người.
1. Một số khả năng của máy tính.
* Khả năng tính toán nhanh.
- Phép nhân 2 số có nhiều chữ số nếu tính bằng tay phải mất hàng giờ nhưng máy tính chỉ thực hiện trong chốc lát.
* Tính toán với độ chính xác cao.
- Chữ số Pi:
 + Năm 1609 Ludolph von Ceulen tính được số Pi với 34 chữ số sau dấu thập phân.
 + Nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử, đến năm 1999 người ta đã tính được bốn mươi nghìn tỉ chữ số sau dấu thập phân.
 + Đến năm 2000, người ta đã tìm ra chữ số thứ 1 triệu tỉ sau dấu thập phân.
* Khã năng lưu trữ lớn.
- Máy tính có thể lưu trữ vài chục triệu trang sách, tương đương với khoãng 100.000 cuốn sách.
* Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
- Máy tính có thể làm việc trong một thời gian dài.
 IV. Cũng cố: (9 phút)
- Yêu cầu học sinh trình bày lại những khả năng của máy tính.
- Mỗi khả năng gọi 1 đến 2 học sinh lấy ví dụ. 
 V. Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 3. 	Em có thể làm đợc gì nhờ máy tính 
(Tiết 5)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Biết đợc có thể sử dụng máy tính vào công việc gì .
- Biết đợc những gì máy tính cha làm đợc.
* kỹ năng: - Sử dụng máy tính làm công cụ học tập và giải trí.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. 
B. Phơng pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Em có thể sử dụng máy tính vào những việc gì? Và những gì máy tính cha thể làm đợc?
2. Triển khai bài:
 	 a. Hoạt động 1: Em có thể sử dụng máy tính vào những việc. ( 37 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Căn cứ vào các khả năng của máy tính, em hãy cho biết những việc mà máy tính có thể làm?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và lấy ví dụ.
HS: Đọc sách, thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Lấy ví dụ, giải thích cho học sinh.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Ngoài ra em có thể sử dụng máy tính vào công việc hàng ngày nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, đa ra kết luận.
GV: Em hãy cho biết robot có thể giúp con ngời làm những việc gì?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
GV: Giải thích cho học sinh hiểu rỏ hơn về mua bán trực tuyến.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Em hãy kể những việc mà máy tính cha thể làm đợc?
HS: Trả lời.
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
 * Thực hiện tính toán.
- Máy tính giúp thực hiện tính toán những bài toán phức tạp. 
 * Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Có thể dùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản nh: Các công văn, th, bài báo, thiệp mời...
 * Hỗ trợ công tác quản lí.
- Các thông tin liên quan đến con ngời, tài sản, kết quả kinh doanh, kết quả học tập... đợc tổ chức thành các dữ liệu lu giữ trong máy.
 * công cụ học tập và giải trí.
- Học ngoại ngữ, làm toán, làm các thí nghiệm Vật lý - Hoá học, xem phim, nghe nhạc, vẽ tranh... 
 * Điều khiển tự động và robot.
- Điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất.
- Điều khiển các vệ tinh, tàu vũ trụ.
- Robot có thể giúp con ngời làm đợc những công việc nặng nhọc, làm việc trong các môi trờng đọc hại.
 * Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
- Kết nối mạng Internet.
- Mua bán, trao đổi thông tin - hàng hoá thông qua mạng.
3. Máy tính và điều cha thể.
- Phân biệt mùi vị, cảm giác...
- Cha thể năng lực t duy nh con ngời.
 IV. Cũng cố: (7 phút)
- Yêu cầu học sinh trình bày lại những khả năng của máy tính, và những việc máy tính cha thể làm đợc.
 V. Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3 - 4 - 5.doc