A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản.
* kỹ năng: - Nắm được các thành phần cơ bản trên màn hình soạn thảo văn bản.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Đặt, giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. ỔN ĐỊNH: Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút)
II. KIỂM TRA BÀI CŨ:
III. BÀI MỚI:
1. Đặt vấn đề: Các em đã từng được tiếp xúc với các loại văn bản nào? Ngày nay, ngoài các văn bản được soạn thảo theo cách truyền thống chúng ta có thể tạo ra được các văn bản như thế nào?
Ngày soạn: Chương III: soạn thảo văn bản Làm quen với soạn thảo văn bản (Tiết 37) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản. * kỹ năng: - Nắm được các thành phần cơ bản trên màn hình soạn thảo văn bản. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Các em đã từng được tiếp xúc với các loại văn bản nào? Ngày nay, ngoài các văn bản được soạn thảo theo cách truyền thống chúng ta có thể tạo ra được các văn bản như thế nào? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Làm quen với chương trình soạn thảo (10 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Hãy kể tên các loại văn bản mà em đã được tiếp xúc? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu cho HS về phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính. HS: Chú ý nghe giảng. GV: Để khởi động 1 chương trình bất kì trên máy tính em thực hiện như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và hướng dẫn HS các cách để khởi động chương trình soạn thảo văm bản. HS: Chú ý, ghi bài. 1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản. - Chúng ta có thể tạo ra văn bản nhờ máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản. - Microsoft Word là phần mềm sọa thảo văn bản do hãng Microsoft phát hành và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 2. khởi động Word. - C1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền. - C2: Vào Start " Chọn All Program " Chọn Microsoft Word. b. Hoạt động 2: Các thành phần trên màn hình Word. (29 phút). GV: Em hãy quan sát cửa sổ làm việc của Word và liệt kê các thành phần chính? HS: Quan sát và trả lời. GV: Nhận xét, giới thiệu cho HS các thành phần chính trên màn hình làm việc của Word và chức năng của các thành phần đó. HS: Chú ý, ghi bài. 3. Có gì trên cửa sổ Word? * Các TP chính trên màn hình làm việc của Word. - Thanh tiêu đề: Hiển thị tên của văn bản đang sử dụng. Chứa các nút lệnh phóng to, thu nhỏ và thoát khỏi chương trình soạn thảo. - Thanh bảng chọn: Chứa các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm. - Thanh công cụ: Chứa các nút lệnh thường dùng nhất. Mỗi nút lệnh đều có tên để phân biệt. - Con trỏ soạn thảo: Cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. - Vùng soạn thảo: Dùng để soạn thảo văn bản. - Thanh cuốn ngang, thanh cuốn dọc: Dùng để di chuyển vị trí của màn hình soạn thảo. - Thanh trạng thái: Hiển thị độ dài của văn bản và vị trí của trang văn bản đang được sử dụng. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trinh bày lại các kiến thức cần nắm của bài. - Đánh giá, nhận xét kết quả của tiết học. V. Dặn dò: - Học bài, xem trước các bước lưu và mở 1 văn bản. Ngày soạn: Làm quen với soạn thảo văn bản (Tiết 38) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Nắm được một số thao tác đơn giản khi soạn thảo văn bản. * kỹ năng: - Lưu và mở được các văn bản trên máy tính. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Quan sát, thực hiện trên máy chiếu. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm Word? - Nêu các thành phần cơ bản trên màn hình soạn thảo văn bản? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Làm thế nào để có thể lưu 1 văn bản vào máy, sau đó có thể mở văn bản và làm việc tiếp trên văn bản đó? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Một số thao tác trong chương trình Word (25 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Vì sao em phải lưu văn bản vào máy? HS: Trả lời. GV: Em hãy trình bày các cách lưu 1 văn bản vào máy tính mà em biết? HS: Thực hiện. GV: Nhận xét, bổ sung và làm mẫu trên máy chiếu. HS: Quan sát, ghi bài. * Lưu ý: Khi đặt tên cho văn bản không được gõ chữ Việt (Không có dấu). GV: Em hãy trình bày cách mở một văn bản đã có trên máy mà em biết? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và làm mẫu trên máy chiếu. HS: Quan sát, ghi bài. GV: Yêu cầu HS trình bày cách mở một văn bản mới. HS: Trả lời và lên bảng thực hành mẫu. GV: Nhận xét. 4. Lưu văn bản. * Để lưu văn bản em có thể thực hiện 1 trong các cách sau: - C1: Nháy vào nút lệnh (Save) trên thanh công cụ. - C2: Vào File " Chọn Save. - C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S. * Nếu văn bản được lưu ở lần đầu tiên " Xuất hiện hộp thoại: + Đặt tên cho văn bản cần lưu ở mục File name. + Chỉ đường dẫn đến thư mục cần lưu văn bản. + Chọn Save hoặc nhấn phím Enter để lưu văn bản. 5. Mở văn bản. * Mở văn bản đã có trong máy tính: - C1: Nháy vào nút lệnh (Open) trên thanh công cụ. - C2: Vào File " Chọn Open. - C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O. " Xuất hiện hộp hội thoại: + Tìm đường dẫn đến thư mục chứa văn bản cần mở. Chọn Open hoặc nhấn Enter. * Mở một văn bản mới: - C1: Nháy vào nút lệnh (New) trên thanh công cụ. - C2: Vào File " Chọn New. - C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. b. Hoạt động 2: Thoát khỏi cửa sổ của Word (5 phút). GV: Hướng dẫn và thực hiện mẫu trên máy chiếu cách thoát khỏi màn hình làm việc của Word. HS: Chú ý, ghi bài. 6. Kết thúc. - Để thoát khỏi cửa số làm việc của Word có thể thực hiện 1 trong các cách sau: + Nháy vào nút trên thanh tiêu đề. + Vào File " Chọn Exit. + Nhấn tổ hợp phím Alt + F4. IV. Cũng cố: (10 phút) - Yêu cầu HS lên thực hành mẫu trên máy chiếu các thao tác đã học. - Đánh giá, nhận xét kết quả làm bài của HS. V. Dặn dò: - Học bài, xem trước bài “Soạn thảo văn bản đơn giản”. - Học thuộc phần ghi nhớ và làm tất cả bài tập trong SGK. Ngày soạn: Soạn thảo văn bản đơn giản (Tiết 39) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Nắm được các quy tắc trong soạn thảo văn bản. * kỹ năng: - Soạn thảo được một văn bản đơn giản bằng chữ Việt. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Trình bày cách lưu một văn bản vào máy? - Trình bày cách mở một văn bản đã có trong máy tính? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Để soạn thảo được một văn bản đơn giản trên máy tính chúng ta cần phải có những quy tắc gì? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Các thành phần của văn bản (10 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Khi học tiếng việt các thành phần cơ bản của văn bản là gì? HS: Từ, câu và đoạn văn. GV: Khi soạn thảo văn bản trên máy tính chúng ta còn phân biệt thêm: Kí tự, dòng, đoạn và trang. Vậy, như thế nào là Kí tự, dòng, đoạn và trang? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Chú ý, ghi bài. * Lưu ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột. GV: Để di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí cần thiết em phải thực hiện như thế nào? HS: Trình bày. 1. Các thành phần của văn bản. - Kí tự: Là con chữ, số và kí hiệu. - Dòng: Từ lề trái sang lề phải là 1 dòng - Đoạn: Nhiều câu liên tiếp có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành 1 đoạn. + Kết thúc một đoạn văn bản phải nhấn phím Enter. - Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản. 2. Con trỏ soạn thảo. - Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. - Để di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí cần thiết chỉ cần nháy chuột tại vị trí đó. Hoặc có thể sử dụng các phím mũi tên (phím di chuyển). b. Hoạt động 2: Quy tắc gõ văn bản (10 phút). GV: Hướng dẫn cho HS các quy tắc gõ văn bản. HS: Chú ý, ghi bài. GV: Đưa ví dụ, yêu cầu HS phân biệt cách gõ nào đúng, sai. HS: Quan sát, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word. - Các dấu ngắt câu phải được đặt sát với từ đứng trước nó. Sau dấu câu phải là dấu cách (kí tự trắng) nếu sau đó vẫn còn có nội dung. - Các dấu mở ngoặc gồm (, {, [, ... phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên. Các dấu mở ngoặc ), }, ], ... phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng. - Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống để phân cách. - Nhấn Enter để kết thúc một đoạn văn bản. c. Hoạt động 3: Gõ văn bản chữ Việt (10 phút). GV: Giới thiệu cho HS các cách gõ chữ việt. Hướng dẫn cách gõ chữ việt bằng kiểu Telex. HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài. GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu cách gõ bằng kiểu VNI. GV: Giới thiệu cho HS cách dùng một số phông chữ như: Time New Roman, .Vn Times, Arial,... HS: Chú ý, ghi bài. 3. Gõ văn bản chữ Việt. Để có chữ Gõ kiểu Telex â aa ă aw đ dd ê ee ô oo ơ ow hoặc [ ư uw hoặc w hoặc ] Để có dấu Gõ chữ Huyền F Sắc S Ngã X Hỏi R Nặng J Xoá dấu Z IV. Cũng cố: (10 phút) - Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính cần phải nắm của tiết học. - Yêu cầu HS lên thực hành mẫu trên máy chiếu gõ tên của mình bằng chữ Việt. - Đánh giá, nhận xét kết quả làm bài của HS. V. Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị cho bài thực hành 5. - Học thuộc phần ghi nhớ và làm tất cả bài tập trong SGK.
Tài liệu đính kèm: