Giáo án Tin học 6 - Tiết 44, 45: Em tập chỉnh sửa văn bản

Giáo án Tin học 6 - Tiết 44, 45: Em tập chỉnh sửa văn bản

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu.

 - Luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt.

* kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.

* Thái độ: - Học sinh nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính, rèn luyện tư duy và cách làm việc khoa học.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Thực hành, rèn luyện kỹ năng gõ và chỉnh sửa văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tiết 44, 45: Em tập chỉnh sửa văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Bài thực hành 6. 
Em tập chỉnh sửa văn bản
(Tiết 44)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu.
	- Luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt.
* kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.
* Thái độ: - Học sinh nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính, rèn luyện tư duy và cách làm việc khoa học.
B. Phương pháp.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng gõ và chỉnh sửa văn bản.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, làm bài thực hành.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Em hãy trình bày các bước để sao chép 1 phần văn bản?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài: 
 	 a. Hoạt động 1: Tạo văn bản mới. (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS khởi động máy tính.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS các bước thực hành.
Giới thiệu nội dung phần đầu tiên của bài thực hành.
- Nêu các bước mà học sinh sẽ thực hành trên máy tính.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh cách phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
HS: Chú ý.
GV: Yêu cầu HS đặt con trỏ trước đoạn văn bản thứ 2 và chọn chế độ gõ đè (Overtype), phân biệt tác dụng của 2 chế độ gõ.
HS: Thực hành theo yêu cầu của GV, 1 vài nhóm sẽ nhận xét chế độ gõ chèn và đè.
GV: Yêu cầu HS lưu văn bản vào máy.
HS: Thực hiện.
1. Nội dung thực hành.
 a) Khởi động Word và tạo văn bản mới.
 B1: Khởi động Word
 B2: Lưu văn bản bằng một tên riêng
 B3: Nhập nội dung SGK - Tr84.
 B4: Tiến hành chỉnh sửa các lỗi gõ sai (nếu có).
 b) Phân biệt chế độ gõ chèn hoặc chế độ gõ đè.
* Chế độ gõ chèn: Nút Overtype/Insert bị ẩn đi (OVR mờ đi) trên thanh trạng thái.
* Chế độ gõ đè: Nút Overtype/Insert hiện lên trên thanh trang thái (OVR hiện lên)
- Bật tắt chế độ gõ chèn/đè ta đặt con trỏ vào vị trí gõ chèn/đè và nháy đúp chuột vào nút Overtype/Insert.
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho toàn lớp.
- Kết thúc tiết học, cho HS tắt máy.
 V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài thu hoạch thực hành, xem trước nội dung của phần TH sau.
 * Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Bài thực hành 6. 
Em tập chỉnh sửa văn bản
(Tiết 45)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu.
	- Luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt.
* kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.
	- Thực hiện được các thao tác sao chép và di chuyển phần văn bản.
* Thái độ: - Học sinh nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính.
B. Phương pháp.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng gõ và chỉnh sửa văn bản.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, làm bài thực hành.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triển khai bài: 
 	 a. Hoạt động 1: Luyện kỹ năng soạn thảo văn bản. (39 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS khởi động máy tính.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS các bước thực hành.
- Nêu các bước mà học sinh sẽ thực hành trên máy tính.
HS: Chú ý, thực hiện đúng theo yêu cầu của GV.
GV: Yêu cầu HS làm bài TH.
HS: Mở văn bản đã lưu ở bài TH trước. Dùng lệnh Copy, Cut và Paste để thay đổi trật tự nội dung đoạn văn bản.
GV: Quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình TH.
Sau khi HS thực hiện xong phần TH trên. GV yêu cầu HS thực hành tiếp mục d - SGK.
GV: Yêu cầu HS thực hiện theo các bước sau:
 - Mở văn bản mới và gõ nội dung bài thơ Trăng ơi.
 - Quan sát các câu thơ lặp để sao chép nhanh nội dung.
 - Sửa các lỗi sai (nếu có) sau khi đã gõ xong nội dung.
 - Lưu văn bản với tên trăng ơi.
HS: Thực hiện bài TH theo yêu cầu của GV.
GV: Quan sát HS trong quá trình thực hành.
Nhận xét và cho điểm các nhóm làm bài thực hành tốt.
1. Nội dung thực hành.
 c) Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản.
 B1: Mở văn bản đã lưu trong bài trước, sao chép toàn bộ nội dung của văn bản đó sang một trang khác (có thể nhấn Ctrl + A)
 B2: Thay đổi trật tự các đoạn văn bản bằng cách sao chép hoặc di chuyển với các nút lệnh Copy, Cut và Paste để có trật tự nội dung đúng.
 B3: Lưu văn bản với tên cũ
 B4: Tiến hành chỉnh sửa các lỗi gõ sai( nếu có).
d) Thực hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung.
 B1: Mở văn bản mới và gõ nội dung bài thơ SGK - Tr85.
 B2: Lưu văn bản có tên là Trang oi
Trăng ơi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên trước nhà
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao gì chớp mi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đã lên trời.
 ( Theo Trần Đăng Khoa)
 B3: Tiến hành chỉnh sửa các lỗi gõ sai (nếu có).
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho toàn lớp.
- Kết thúc tiết học, cho HS tắt máy.
 V. Dặn dò:
- Học bài, xem trước bài “Định dạng văn bản”.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 - 45 (TH).doc