A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính.
* kỹ năng: - Biết cách bật/tắt máy tính.
- Làm quen với bàn phím và chuột.
* Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ máy, yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính.
C. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài thực hành 1. (Tiết 8) làm quen với một số thiết bị máy tính A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính. * kỹ năng: - Biết cách bật/tắt máy tính. - Làm quen với bàn phím và chuột. * Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ máy, yêu thích môn học B. Phương pháp. - Thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (2 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Em đã biết được những bộ phận nào của máy tính? Những bộ phận đó có đặc điểm gì? được sử dụng như thế nào? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Phân biệt các bộ phận của máy tính. (20 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Em hãy kể tên các thiết bị nhập dữ liệu? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và giới thiệu thêm về thiết bị nhập dữ liệu chuột - bàn phím. GV: Cho HS quan sát bàn phím và chuột. HS: Chú ý nghe giảng. GV: Mở vỏ máy cho HS quan sát thân máy và giải thích các bộ phận trên thân máy. HS: Chú ý nghe giảng. GV: Yêu cầu HS nêu tên các thiết bị xuất dữ liệu đã học. HS: Trả lời. GV: Cho HS quan sát các thiết bị lưu dữ liệu và giải thích về vai trò của các thiết bị trên. GV: Em hãy kể tên các thành phần cơ bản của máy tính. HS: Trả lời. 1. Các bộ phận của máy tính. * Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản: - Chuột và bàn phím. - Ngoài ra còn có các thiết bị nhập dữ liệu khác như: Webcam, ổ đĩa, máy quét ảnh * Thân máy tính: - Chứa nhiều thiết bị phức tạp gồm: Bộ vi xử lý (CPU), Bộ nhớ (Ram - Rom) và nguồn điện Được gắn trên một bảng mạch. * Các thiết bị xuất dữ liệu: - Màn hình, máy in, loa * Các thiết bị lưu dữ liệu: - Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, flash (USB) * Các bộ phận cấu thành máy tính hoàn chỉnh: - CPU, màn hình, chuột và bàn phím. b. Hoạt động 2: Khởi động - làm quen với chuột, bàn phím và tắt máy tính. (20 phút) GV: Cho HS quan sát thân máy tính và hướng dẫn vị trí của nút Power. HS: Quan sát và thực hành. GV: Yêu cầu HS quan sát bàn phím và chuột. GV: Hướng dẫn các vùng phím trên bàn phím và cách sử dụng chuột. HS: Quan sát, chú ý nghe giảng và ghi bài. GV: Yêu cầu HS thực hành trên chương trình Notepad. HS: Thực hành. Kết thúc tiết học GV hướng dẫn cho HS cách tắt máy. 2. Bật và tắt máy tính. a. Bật CPU và màn hình: - Nhấn nút lớn trên thân CPU để khởi động máy tính (Nút Power - có hình ) và đợi cho đến khi máy tính kết thúc quá trình khởi động. b. Làm quen với bàn phím và chuột: - Vùng phím chức năng: từ F1 F12. - Vùng phím cơ sở: Gồm các vùng phím chữ và phím số. - Chuột: gồm nút chuột trái và nút chuột phải. c. Tắt máy: - Nháy chuột vào nút Start Turn off Computer Turn off. IV. Cũng cố: (3 phút) - Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho toàn lớp. V. Dặn dò: - Học bài, xem trước các phần mềm học tập.
Tài liệu đính kèm: