Giáo án Tin học 7 - Tiết 17, 18: Sử dụng các hàm để tính toán

Giáo án Tin học 7 - Tiết 17, 18: Sử dụng các hàm để tính toán

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Biết nhập công thức và hàm vào ô tính.

* kỹ năng: - Thực hiện được các phép tính.

* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Đặt và giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 17, 18: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 3. sử dụng các hàm để tính toán
(Tiết 17)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Biết nhập công thức và hàm vào ô tính.
* kỹ năng: - Thực hiện được các phép tính.
* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 	
 	- Trình bày các bước sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán? 
	- Vì sao phải sử dụng địa chỉ trong công thức?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Muốn sử dụng các hàm để tính toán các em sẻ thực hiện như thế nào?
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Hàm trong chương trình bảng tính. (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Em hãy trình bày cách nhập công thức để tính trung bình cộng của ba số 3, 10 và 2:
HS: thực hiện.
GV: Em có thể thay công thức trên bằng hàm Average.
 = Average (3,10,2)
HS: chú ý nghe giảng.
GV: Để tính trung bình cộng 2 số trong ô A1 và A5 em phải thực hiện như thế nào?
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Vậy hàm là gì?
HS: Trả lời.
GV: Vì sao phải sử dụng hàm trong tính toán?
HS: Trả lời.
1. Hàm trong chương trình bảng tính.
* Cú pháp sử dụng hàm: 
 = Tên hàm (Danh sách biến)
 + Trong đó tên hàm do Excel quy định
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị cụ thể.
- Sử dụng các hàm sẽ giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn.
b. Hoạt động 2: Nhập công thức. (20 phút)
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước nhập công thức.
 V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 24). Xem trước cách sử dụng địa chỉ trong công thức.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 3. sử dụng các hàm để tính toán
(Tiết 18)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Biết sử dụng các hàm, SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
* kỹ năng: - Thực hiện được các phép toán có sử dụng các hàm.
* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 	
 	- Trình bày cách sử dụng hàm? 
	- Giả sử khối A1 đến A3 lần lượt chứa các số 5, 4 và 9. Hãy trình bày các cách để tính:
	+ Tính tổng của khối A1 : A3
	+ Tính trung bình cộng của khối A1 : A3
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong chương trình bảng tính các Hàm sẽ được thực hiện như thế nào để việc tính toán được dễ dàng hơn?
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Một số hàm trong chương trình bảng tính. (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Em hãy sử dụng công thức để tính tổng ba số sau: 15, 24, 45.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Từ ví dụ trên em hãy sử dụng hàm để tính tổng ba số 15, 24, 45 rồi so sánh kết quả với cách sử dụng công thức. Sau đó rút ra kết luận?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS làm 1 số bài tập, và rút ra kết luận theo nhóm.
HS: Thực hiện theo nhóm và rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS thực hiện các ví dụ ở SGK và rút ra kết luận.
HS: Làm bài tập.
GV: Yêu cầu HS trình bày cú pháp.
HS: Thực hiện.
GV: Cho biết kết quả của ví dụ 1?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS làm thêm 1 số ví dụ khác.
HS: Làm bài.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính.
 a) Hàm tính tồng. (Sum)
 * Cú pháp: = SUM (a, b, c ...)
- Trong đó các biến a, b, c ... là các số hay địa chỉ của các ô cần tính, (số lượng các biến không hạn chế).
* Lưu ý: 
 + Có thể tính theo hàng.
 + Có thể tính theo cột.
 + Có thể tính kết hợp cả cột và hàng.
 + Các biến số và địa chỉ ô tính có thể dùng kết hợp.
 + Hàm SUM còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức.
b) Hàm tính trung bình cộng (Average).
 * Cú pháp: = Average (a, b, c ...)
(Tương tự hàm tính tổng Sum)
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất (Max).
 * Cú pháp: = Max (a, b, c ...)
 - Ví dụ: = Max (47, 5, 64, 4, 13)
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (Min).
* Cú pháp: = Min (a, b, c ...)
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh trình bày các kiến thức cần nắm của bài học.
- Yêu cầu HS yếu nhắc lại cú pháp của các hàm đã học.
 V. Dặn dò:
 	- Học bài, làm bài tập SGK. Chuẩn bị cho tiết thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17 - 18.doc