A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách tổ chức sắp xếp dữ liệu trong bảng tính theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dầm.
- Biết thế nào là lọc dữ liệu.
* Kỹ năng: - Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu nhanh chóng, chính xác.
* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Đặt, giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, phát vấn.
- Quan sát và thực hành trên máy.
Ngày soạn: Bài 8. sắp xếp và lọc dữ liệu (Tiết 45) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách tổ chức sắp xếp dữ liệu trong bảng tính theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dầm. - Biết thế nào là lọc dữ liệu. * kỹ năng: - Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu nhanh chóng, chính xác. * Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. - Quan sát và thực hành trên máy. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, làm bài tập. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Vì sao trước khi in trang tính ta cần phải vào Print preview? - Làm thế nào để có được trang in hợp lý? - Trình bày các bước để thay đổi hướng giấy của bảng tính? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Sắp xếp dữ liệu trong bảng tính có tác dụng gì? Làm thế nào để có thể sắp xếp được dữ liệu trong trang tính? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Sắp xếp, lọc dữ liệu. (30 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Đưa ra ví dụ minh hoạ như sgk. HS: Theo dõi, chú ý. GV: Khi nhìn vào hai bảng tính này ta có nhận ra sự khác biệt gì không? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu cho HS cách sắp xếp dữ liệu. HS: Chú ý, theo dõi, ghi bài vào vở. GV: Nêu ví dụ trong sgk. GV: Đưa bảng 82 trong sgk: Có cách nào sắp xếp cột điểm trung bình mà dữ liệu ở các cột khác không thay đổi không? HS: Trả lời. GV: hướng dẫn cách thực hiện như trong sgk. GV: Đưa khái niệm thế nào là lọc dữ liệu cho HS rõ. HS: Theo dõi, chú ý. GV: Cho HS đọc sgk. HS: Nghiên cứu trong sgk. GV: Giải thích, bổ sung. 1. Sắp xếp dữ liệu. * Khái niệm: Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng, cột trong một hay nhiều cột theo thứ tự tăng hoặc giảm. - Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện như sau: C1: + Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sắp xếp dữ liệu. + Nháy nút trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự tăng dần (hoặc nút để sắp xếp theo thứ tự giảm dần). * Chú ý: (sgk) * Dùng bảng chọn để sắp xếp dữ liệu: - Chọn khối A3:G19. - Vào DATA chọn Sort. - Trong ô Sort by chọn cột cần sắp xếp (Ascending) tăng dần; Descending (giảm dần). - Nháy OK. 2. Lọc dữ liệu. * Khái niệm: Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thoả mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó. - Kết quả lọc dữ liệu không sắp xếp lại dữ liệu; Kết quả lọc được hiển thị theo thứ tự ban đầu, còn các hàng khác bị ẩn đi. - Để lọc dữ liệu, sử dụng lệnh Filter trong bảng chọn Data. IV. Cũng cố: (9 phút) - Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung trọng tâm của bài học. - Yêu cầu một số HS thực hiện lại tất cả các thao tác đã học trên máy chiếu. V. Dặn dò: - Học bài. Xem trước các phần còn lại. - GV yêu cầu HS về nhà thực hành lại các thao tác đã học. * Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Ngày soạn: Bài 8. sắp xếp và lọc dữ liệu (Tiết 46) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết cách lọc dữ liệu các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất). * kỹ năng: - Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu nhanh chóng, chính xác. - Biết lọc dữ liệu để tìm kiếm theo những điều kiện nhất định. * Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. - Quan sát và thực hành trên máy. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, làm bài tập. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Thế nào là sắp xếp dữ liệu? Thế nào là lọc dữ liệu? - Để sắp xếp danh sách dữ liệu em có thể sử dụng nút lệnh gì? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Sắp xếp dữ liệu trong bảng tính có tác dụng gì? Làm thế nào để có thể sắp xếp được dữ liệu trong trang tính? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Lọc dữ liệu. (30 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Giới thiệu cho HS cách lọc dữ liệu. HS: Chú ý, theo dõi, ghi bài. GV: Làm 1 ví dụ minh hoạ trên máy tính cho HS theo dõi. HS: Theo dõi. GV: Cho 2 HS thao tác lại cách làm vừa rồi. HS: Thao tác trên máy tính. GV: Hướng dẫn cho HS cách lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất). HS: Chú ý. GV: Thực hiện mẫu trên máy chiếu. HS: Quan sát và lên thực hiện trên máy. 2. Lọc dữ liệu. - Quá trình lọc dữ liệu gồm 2 bước chính: * Bước 1: Chuẩn bị: + Nháy chuột vào 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. + Mở bảng chọn: DATA/ Filter/ AutoFiller. * Bước 2: Chọn tiêu chuẩn để lọc. + Nháy vào nút trên hàng tiêu đề cột. + Các giá trị khác nhau của cột dữ liệu sẽ hiện ra. + Các hàng mà dữ liệu của ô tại cột đó đúng bằng giá trị chọn sẽ được hiển thị. * Sau khi có kết quả lọc ta có thể: - Chọn DATA/Filter/Show All để hiển thị toàn bộ danh sách. - Để thoát khỏi chế độ lọc: Data/Filter/ AutoFilter. 3. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất). - Để lọc gí trị lớn nhất hay nhỏ nhất em chọn (Top 10...) - Lưu ý: Lựa chọn này không sử dụng được với các cột có dữ liệu kí tự. IV. Cũng cố: (9 phút) - Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung trọng tâm của bài học. + Muốn sắp xếp dữ liệu ta dùng lệnh nào? + Muốn tìm kiếm vài dữ liệu nào đó ta dùng cách nào? - Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện lại tất cả các thao tác đã học. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 76). - Xem trước bài thực hành 8 “Ai là người học giỏi”. * Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: