A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Làm quen với các thành phần trong chương trình bảng tính.
* kỹ năng: - Nắm được các thành phần chính trên trang tính.
* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Đặt và giải quyết vấn đề
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2. các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (Tiết 5) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Làm quen với các thành phần trong chương trình bảng tính. * kỹ năng: - Nắm được các thành phần chính trên trang tính. * Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học B. Phương pháp. - Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Các công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính là gì? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Có gì trên cửa sổ làm việc của bảng tính? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảng tính. (17 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Hãy nêu các cách để kích hoạt chương trình bảng tính Excel? HS: Trả lời. GV: Vậy một bảng tính thường có mấy trang tính? HS: Trả lời. GV: Các trang tính được phân biệt như thế nào? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu thêm cho HS một số tính chất trên trang tính. HS: Chú ý nghe giảng. GV: Em làm gì để kích hoạt 1 trang tính? HS: Trả lời. 1. Bảng tính. - Một bảng tính có thể có nhiều trang tính. Khi mở một bảng tính mới, bảng tính thường chỉ gồm ba trang tính. - Các trang tính được phân biệt bằng tên các nhãn (Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3). - Trang tính đang được kích hoạt là trang tính đang được hiển thị trên màn hình. Có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm. - Để kích hoạt 1 trang tính cần nháy chuột vào nhãn trang tương ứng. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần chính trên trang tính. (18 phút) GV: Em hãy nhắc lại các thành phần trên trang tính đã học ở tiết trước? HS: Trả lời. GV: Ngoài ra, trên trang tính còn có một số TP khác. GV: Em hãy quan sát trang tính và cho biết hộp tên nằm ở vị trí nào trên trang tính? HS: Trả lời. GV: Em hãy cho biết hộp tên có tác dụng gì? HS: Trả lời. GV: Thế nào được gọi là khối? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Em hãy nêu tác dụng của thanh công thức? HS: Trả lời. 1. Các thành phần chính trên trang tính. - Hộp tên: Hiển thị địa chỉ ô tính được chọn. - Khối: Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối có thể là 1 ô, 1 hàng, 1 cột hay 1 phần của hàng hoặc cột. - Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu học sinh trình bày các đặc điểm của trang tính. - Nhắc lại các thành phần chính trên trang tính. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 18). Xem trước mục 3 - 4 chuẩn bị cho tiết học sau. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2. các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (Tiết 6) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Các kiểu dữ liệu được dùng trong Excel. * kỹ năng: - Nắm được các thao tác trên hàng, cột của trang tính. * Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học B. Phương pháp. - Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Em hãy trình bày các thành phần chính trên chương trình bảng tính? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Các đối tượng và dữ liệu trên trang tính là gì? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Nghiên cứu các đối tượng trên trang tính. (17 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. GV: Hướng dẫn cho HS cách chọn các đối tượng trên trang tính. Giải thích cho HS hiểu về tên cột - tên hàng. HS: Đọc sách, nghe giảng. GV: Em có thể chọn nhiều khối khác nhau trên cùng một trang tính được không? Nếu được, hãy trình bày cách thực hiện? HS: Trả lời. 3. Chọn các đối tượng trên trang tính. - Chọn một ô: Đưa con trỏ đến ô cần chọn và nháy chuột. - Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng. - Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột. - Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở góc đối diện. * Chú ý: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em hãy chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo. b. Hoạt động 2: Dữ liệu trên trang tính. (18 phút) GV: Có thể nhập các dạng dữ liệu nào vào ô tính? HS: Trả lời. GV: Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu số? HS: Lấy ví dụ. GV: Giải thích thêm: ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính. GV: Đưa thêm ví dụ để HS nắm được cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy trong trang tính. HS: Chú ý nghe giảng. GV: Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu kí tự? HS: Lấy ví dụ. GV: Giải thích: ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính. 4. Dữ liệu trên trang tính. a. Dữ liệu số: - Các số từ 0, 1,, 9; Dấu cộng (+) chỉ số dương; Dấu trừ (-) chỉ dấu âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm. + Dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu. + Dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân. b. Dữ liệu kí tự: - Là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu học sinh nắm các thành phần trên bảng tính, các dạng dữ liệu và cách chọn đối tượng trên trang tính. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 18). Chuẩn bị cho tiết thực hành.
Tài liệu đính kèm: