Giáo án Tin học 7 - Tiết 7, 8: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính

Giáo án Tin học 7 - Tiết 7, 8: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính.

* kỹ năng: - Mở và lưu bảng tính trên máy tính.

* Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ máy, yêu thích môn học

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính.

C. CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 7, 8: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài thực hành 2. (Tiết 7)
làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính 
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính.
* kỹ năng: - Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
* Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ máy, yêu thích môn học
B. Phương pháp.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút) 
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Hãy liệt kê các thành phần chính của trang tính? 
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Tìm hiểu các thành phần chính và các đối tượng trên trang tính.
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Làm việc trên bảng tính Excel (36 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Hướng dẫn cho HS cách mở một bảng tính đã có trong máy.
HS: Chú ý, làm bài thực hành.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập thực hành.
HS: Khởi động Excel, làm bài tập 1, 2.
GV: Yêu cầu HS làm xong bài tập 1 cho biết kết quả thực hành?
HS: Làm bài, trả lời kết quả.
GV: Giả sử chọn 3 cột A, B và C, khi đó em cần thực hiện thao tác gì?
HS: Thực hiện và cho nhận xét.
GV: Để chọn nhiều khối không liền kề nhau em phải thực hiện thao tác gì?
HS: Trả lời và làm thực hành.
GV: Yêu cầu HS làm xong bài thực hành 2 cho nhận xét các kết quả thực hiện được.
HS: Làm bài, cho nhận xét kết quả thực hành.
1. Làm việc trên bảng tính Excel.
* Mở bảng tính:
- Em có thể mở bảng tính mới hoặc một bảng tính đã được lưu trên máy.
- Nếu cần mở một bảng tính mới khác, em hãy nháy nút lệnh New ( ).
* Bài tập thực hành:
- Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.
 + Nháy chuột vào các ô khác nhau và quan sát sự thay đổi nội dung trong hộp tên.
 + Nhập dữ liệu tuỳ ý và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức.
 + Gõ = 5 + 7 vào ô tuỳ ý và nhấn Enter. Chọn lại ô đó và so sánh nội dung dữ liệu trong ô và nội dung trên thanh công thức.
- Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính.
 + Giả sử chọn 3 cột A, B và C. Thực hiện thao tác và cho nhận xét.
 + Thực hiện thao tác chọn nhiều khối không liền kề nhau.
 + Nháy chuột ở hộp tên và nhập B100, sau đó nhấn Enter. Tương tự nhập nhập các dãy sau đây vào hộp tên (A:A; A:C; 2:2; 2:4; B2:D6). Quan sát các kết quả nhận được và cho nhận xét.
 IV. Cũng cố: (4 phút)
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho toàn lớp.
- Kết thúc tiết học, cho HS tắt máy.
 V. Dặn dò:
	- Học bài, chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài thực hành 2. (Tiết 8)
làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính 
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Phân biệt và nhập các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
* kỹ năng: - Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
- Nắm vững các thành phần trên bảng tính.
* Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ máy, yêu thích môn học
B. Phương pháp.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số, phân nhóm - vị trí. (1 phút) 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Các thành phần chính của trang tính có những vai trò gì đặc biệt. Nó được thể hiện như thế nào?
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Làm việc trên bảng tính Excel (39 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Hướng dẫn cho HS cách lưu bảng tính với một tên khác.
HS: Chú ý, làm bài thực hành.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập thực hành.
HS: Khởi động Excel, làm bài tập 3.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4.
HS: Làm bài thực hành.
GV: Yêu cầu HS làm bài và lưu với tên mới là: “So theo doi the luc”.
HS: Làm bài và lưu vào máy.
GV: Theo dõi, cho điểm các em có bài làm tốt.
2. Thao tác trên bảng tính.
* Lưu bảng tính với một tên khác:
- Em có thể lưu bảng tính đã có sẳn trên máy với một tên khác bằng cách: Vào File Ž Save As.
* Bài tập thực hành:
- Bài tập 3: Mở bảng tính.
 + Mở một bảng tính mới.
 + Mở bảng tính “Danh sach lop em” đã được lưu trong bài thực hành trước.
- Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính.
 Nhập các dữ liệu sau đây vào các ô trên trang tính của bảng tính “Danh sach lop em” vừa mở trong bài tập 3.
 Lưu bảng tính với tên “So theo doi the luc”.
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho toàn lớp.
- Kết thúc tiết học, cho HS tắt máy.
 V. Dặn dò:
	- Học bài, xem trước bài “Thực hiện tính toán trên trang tính”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7 - 8.doc