Giáo án Tin học 8 kì 1 – THCS DTNT Ba Tơ

Giáo án Tin học 8 kì 1 – THCS DTNT Ba Tơ

 MỤC TIÊU:

+ Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

+ Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

+ Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

+ Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.

+ Biết vai trò của chương trình dịch.

 CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án.

- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).

 

doc 49 trang Người đăng vultt Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 kì 1 – THCS DTNT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2008
Ngày dạy: 11/9/2008
Tiết 1, 2 – Tuần I
Bài 
MÁY TÍNH
VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
F MỤC TIÊU:
+ Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
+ Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
+ Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
+ Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
+ Biết vai trò của chương trình dịch.
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
: PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: giới thiệu chương trình Tin học THCS (quyển 3) (5 phút)
F HS biết được tổng quát nội dung chương trình Tin học THCS (quyển 3).
2 GV giới thiệu.
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: tìm hiểu cách con người ra lệnh cho máy tính như thế nào (15 phút)
F Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
2 GV đặt câu hỏi, HS đọc thông tin SGK và trả lời.
GV yêu cầu HS xem phần 1 SGK. 
GV đặt câu hỏi:
6 Nêu một vài cách con người ra lệnh cho máy tính mà em biết?
GV tổng hợp các phát biểu của HS.
GV đặt câu hỏi:
6 Vậy con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
GV kết luận và cho HS ghi vở.
Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
 ! GV có thể đưa thêm câu hỏi thảo luận:
6 Việc ra lệnh cho máy tính với ra lệnh cho con người có khác nhau không? Vì sao?
HS xem SGK.
HS trả lời:
Các thao tác nháy chuột, nhấn phím,
HS lắng nghe.
HS phát biểu.
HS ghi vở.
HS thảo luận câu hỏi.
Hoạt động 3: tìm hiểu một ví dụ về con người ra lệnh cho máy tính (10 phút)
F HS tìm hiểu ví dụ “rô-bốt nhặt rác”.
GV nêu các lệnh về ví dụ “rô-bốt nhặt rác” như SGK.
1. Tiến 2 bước;
2. Quay trái, tiến 1 bước;
3. Nhặt rác;
4. Quay phải, tiến 3 bước;
5. Quay trái, tiến 2 bước;
6. Bỏ rác vào thùng;
GV có thể hướng dẫn HS “diễn kịch” phần này để thêm phần sinh đông.
GV có thể nêu câu hỏi 1/trang 8 SGK để HS thảo luận.
HS quan sát SGK.
HS thực hiện theo hướng dẫn.
HS thảo luận và phát biểu.
Hoạt động 4: tìm hiểu chương trình và viết chương trình (15 phút)
F Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động; và viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
2 HS quan sát SGK, GV đặt vấn đề.
GV giới thiệu như SGK và kết luận:
Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể nào đó.
Yêu cầu HS quan sát SGK.
GV đặt câu hỏi:
6 Chương trình máy tính là gì?
GV kết luận.
Chương trình máy tinh (gọi tắt là chương trình) là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
GV cho HS quan sát VD về chương trình.
Hãy nhặt rác;
	Bắt đầu
	Tiến 2 bước;
	Quay trái, tiến 1 bước;
	Nhặt rác;
	Quay phải, tiến 3 bước;
	Quay trái, tiến 2 bước;
	Bỏ rác vào thùng;
	Kết thúc.
GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi:
6 Tại sao cần viết chương trình?
GV tổng hợp và kết luận:
Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả.
HS lắng nghe và ghi vở.
HS quan sát SGK.
HS phát biểu.
HS lắng nghe và ghi vở.
HS quan sát VD.
HS thảo luận và đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
HS lắng nghe và ghi vở.
Hoạt động 5: tìm hiểu chương trình và ngôn ngữ lập trình (35 phút)
F Biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình và vai trò của chương trình dịch.
2 HS xem SGK, GV đưa hệ thống câu hỏi và điều khiển thảo luận.
GV đưa câu hỏi thảo luận.
6 Ngôn ngữ lập trình là gì?
6 Vì sao cần có ngôn ngữ lập trình?
6 Vai trò của chương trình dịch?
GV tổng hợp ý kiến và kết luận.
GV giới thiệu một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Pascal, C, Basic, Java,...
GV nêu hai bước tạo ra chương trình:
(i) Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
(ii) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy.
HS thảo luận nhóm theo câu hỏi.
HS phát biểu.
- Ngôn ngữ dùng để viết chương trình là ngôn ngữ lập trình.
- Ngôn ngữ lập trình sử dụng các cụm từ tự nhiên, dễ nhớ và dễ sử dụng,... không như ngôn ngữ máy.
- Chương trình dịch chuyển ngôn ngữ lập trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
HS lắng nghe và ghi vở.
HS quan sát.
HS quan sát và ghi vở.
Hoạt động 6: củng cố (10 phút)
Giải đáp các vấn đề ở hoạt động 2 và 3.
Giải đáp các câu hỏi còn lại trong SGK.
HS phát biểu.
HS lắng nghe.
? RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 17/9/2008
Ngày dạy: 20/9/2008
Tiết 3, 4 – Tuần II
Phần mềm học tập
LUYỆN GÕ PHÍM NHANH
VỚI FINGER BREAK OUT
F MỤC TIÊU:
+ HS hiểu mục đích và ý nghĩa của phần mềm.
+ HS có thể tự khởi động và mở các bài để ôn luyện gõ phím.
+ HS hiểu và rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh, chính xác.
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, phòng máy đã cài đặt phần mềm Finger Break Out, máy chiếu Projector.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
: PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn thực hành.
ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: giới thiệu phần mềm (10 phút)
F HS hiểu mục đích và ý nghĩa của phần mềm Finger Break Out.
2 GV giới thiệu.
GV khởi động phần mềm và hướng dẫn.
- Khởi động phần mềm bằng cách nháy đôi chuột lên biểu tượng:
- Các mức của trò chơi (Level):
bắt đầu (Beginner) , trung bình (Intermediate), nâng cao (Advanced).
GV yêu cầu HS quan sát bảng mã màu ứng với các ngón tay trong SGK.
GV hướng dẫn HS cách thoát khỏi phần mềm.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
HS quan sát SGK và nghi nhớ.
HS quan sát.
Hoạt động 2: hướng dẫn sử dụng (20 phút)
F HS có thể tự khởi động và mở các bài để ôn luyện gõ phím.
2 GV giới thiệu, làm mẫu.
GV vừa giới thiệu vừa làm mẫu để HS quan sát.
- Để bắt đầu, nháy nút lệnh Start.
- Hộp thoại cho biết vùng phím được luyện gõ xuất hiện. Nhấn phím Space khi đã sẵn sàng luyện gõ. 
GV giới thiệu “luật chơi” để HS biết trước khi thực hành.
Gõ phím z để dịch thanh ngang sang trái
Gõ phím b để dịch thanh ngang sang phải
Gõ phím s để bắn “đạn”
bay lên
HS quan sát và ghi nhớ.
HS chú ý ghi nhớ.
Hoạt động 3: thực hành (50 phút)
F HS hiểu và rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh, chính xác.
2 HS thực hành.
GV yêu cầu HS khởi động máy tính và thực hành.
GV theo dõi hướng dẫn thêm.
GV khuyến khích HS khám phá các mức trung bình và nâng cao của phần mềm.
HS thực hành.
HS thực hành.
Hoạt động 4: củng cố (10 phút)
GV có thể chia HS thành từng đội thi đấu với nhau.
GV nhận xét, cho điểm những đội thi đấu tốt.
HS hưởng ứng.
HS lắng nghe.
? RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 25/9/2008
Ngày dạy: 27/9/2008
Tiết 5, 6 – Tuần III
Bài ‚
LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 
VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
F MỤC TIÊU:
+ Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
+ Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
+ Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với từ khoá.
+ Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. 
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, máy chiếu Projector.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
: PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: bài cũ (5 phút)
6 Ngôn ngữ lập trình là gì? Viết chương trình là làm gì?
HS trả lời.
HS khác nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: ví dụ (5 phút)
F Bước đầu biết được một chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình Pascal.
GV giới thiệu VD và thực thi cho HS thấy được kết quả.
HS quan sát.
Hoạt động 3: ngôn ngữ lập trình gồm những gì (15 phút)
F Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
2 HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
6 Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình là gì?
6 Câu lệnh trong chương trình được viết như thế nào?
6 Vậy ngôn ngữ lập trình (NNLT) là gì?
GV tổng hợp ý kiến và kết luận:
NNLT là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh, thực hiện được trên máy tính.
HS đọc SGK, thảo luận nhóm.
HS trả lời.
 là tập ký tự thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số ký hiệu khác như +, -, *, /,
HS trả lời.
Câu lệnh được viết theo một quy tắc nhất định nào đó.
HS trả lời.
HS ghi vở.
Hoạt động 4: tìm hiểu từ khóa và tên (30 phút)
F Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định; biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với từ khoá.
2 HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu HS đọc SGK và chỉ ra đâu là từ khoá, đâu là tên trong ví dụ đầu tiên.
GV đưa ra lưu ý khi đặt tên trong chương trình:
- Tuân thủ quy tắc của ngôn ngữ lập trình (không bắt đầu bằng chữ số, không chứa ký tự trống, không chứa ký tự đặc biệt,).
- Tên không được trùng với từ khoá.
GV đưa VD để HS rèn luyện:
VD: Tên nào sau đây không hợp lệ: 
lop 8A; lop8B; 8C; begin; vi_du; vi-du.
HS thực hiện theo yêu cầu.
HS lắng nghe và ghi vở.
HS quan sát VD và đưa ra câu trả lời.
Tên không hợp lệ là lop 8A; 8C; vi-du.
Hoạt động 5: tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình (10 phút)
F Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân.
2 HS quan sát VD trả lời câu hỏi, GV kết luận.
GV cho HS quan sát lại VD đầu tiên.
GV đặt câu hỏi:
6 Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
GV giới thiệu:
- Phần khai báo gồm khai báo tên, khi báo thư viện, khai báo biến,
- Phần thân gồm các câu lệnh để máy tính thực hiện và là phần quan trọng của chương trình.
- Phần khai báo có thể có hoặc không, còn phần thân bắt buộc phải có.
GV liên hệ đến VD để HS nhận biết đâu là phần khai báo, đâu là phần thân.
HS quan sát VD.
HS phát biểu.
- Cấu trúc chung của chương trình gồm hai phần là phần khai báo và phần thân.
HS lắng nghe.
HS quan sát và nhận biết.
Hoạt động 6: ví dụ về ngôn ngữ lập trình Pascal (20 phút)
F HS được củng cố các kiến thức đã học về lập trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
2 GV trình diễn, HS quan sát.
GV khởi động phần mềm Pascal và thực thi ví dụ:
	Program CT_dau_tien;
	Uses crt;
	Begin
	Clrscr;
	Write(‘chao cac ban’);
	Re ... ện.
* Dạng thiếu:
- Cú pháp:
	if then ;
- Sơ đồ hoạt động: 
Điều kiện?
Câu lệnh
ĐÚNG
SAI
- Nếu điều kiện thỏa mãn thì câu lệnh được thực hiện, ngược lại thì bỏ qua.
Tương tự GV giới thiệu.
* Dạng đủ:
- Cú pháp:
	if then 
	else ;
- Sơ đồ hoạt động: 
Điều kiện?
Câu lệnh 1
ĐÚNG
SAI
Câu lệnh 2
- Nếu điều kiện thỏa mãn thì câu lệnh 1 được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 được thực hiện.
HS lắng nghe.
HS quan sát và ghi vở.
HS vẽ sơ đồ hoạt động.
HS ghi vở.
Hoạt động 4: luyện tập (35 phút)
F HS bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
2 GV hướng dẫn, HS luyện tập.
GV đưa VD.
VD: Nhập hai số a và b, xuất thông báo “bang nhau” nếu a bằng b.
GV hướng dẫn HS dùng câu lệnh điều kiện để viết.
GV tiếp tục đưa VD và hướng dẫn.
VD: Nhập hai số a khác b, xuất ra số lớn hơn.
VD: Viết lệnh tính kết quả của a chia cho b (a, b là hai số bất kỳ) và gán chon x. Phép chia chỉ thực hiện được khi b≠0, nếu b=0 sẽ thông báo lỗi.
Ở mỗi VD, GV cần giải thích rõ từng câu lệnh để HS nắm kỹ hơn câu lệnh điều kiện.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK và có thể đưa thêm VD để HS rèn luyện.
HS quan sát VD.
HS suy nghĩ và viết câu lệnh theo hướng dẫn.
if a=b then write(‘bang nhau’);
HS luyện tập.
if a>b then write(a)
else write(b);
HS luyện tập.
if b0 then x:=a/b
else write(‘Mau so bang 0, khong chia duoc!’);
HS cần chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
HS luyện tập theo hướng dẫn.
Hoạt động 5: củng cố (5 phút)
GV cho HS đọc phần ghi nhớ trang 50 SGK.
GV nhấn mạnh mọi NNLT đều có câu lệnh điều kiện để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh.
K Chuẩn bị bài thực hành 4.
HS thực hiện.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS lắng nghe.
? RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 25/12/2008
Ngày dạy: 26/12/2008
Tiết 31, 32 – Tuần XVI
Bài thực hành 4
SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IFTHEN
F MỤC TIÊU:
+ Viết được câu lệnh điều kiện if... then trong chương trình.
+ Rèn luyện kỹ năng ban đầu về được các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, phòng máy đã cài đặt phần mềm Turbo Pascal, bài tập mẫu, máy chiếu Projector.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
: PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn thực hành.
ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: bài cũ (5 phút)
6 Viết hai câu lệnh điều kiện và mô tả hoạt động.
HS trả lời.
HS khác nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: bài tập 1 (30 phút)
GV yêu cầu HS mô tả thuật toán trước khi viết chương trình.
Từ đó GV hướng dẫn HS viết chương trình.
Program sap_xep;
 Uses Crt;
 Var a, b: integer;
Begin
 Clrscr;
	Write(‘Nhap a: ‘); Readln(a);
	Write(‘Nhap b: ‘); Readln(b);
	If (a<=b) then write(a,‘ ’,b);
	If (b<a) then write(b,‘ ’,a);
 Readln
End.
GV cũng nói về cách giải quyết bài toán bằng câu lệnh if  then  else  như SGK để HS có thể so sánh lựa chọn.
GV cho HS chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau.
HS mô tả thuật toán.
B1: nhập hai số nguyên a, b từ bàn phím;
B2: nếu a ≤ b thì hiện giá trị biến a trước, b sau;
B3: nếu b < a thì hiện giá trị biến b trước, a sau;
B4: kết thúc.
HS viết chương trình.
HS lắng nghe và có thể lựa chọn cách giải.
HS sử dụng các bộ dữ liệu khác nhau để thử chương trình.
Hoạt động 3: bài tập 2 (30 phút)
Ở bài tập này GV cũng yêu cầu HS mô tả thuật toán trước khi nhập chương trình.
GV cho HS nhận xét.
GV hướng dẫn HS cùng nhau tìm chỗ chưa đúng trong chương trình.
If Long>Trang then writeln();
If Long<Trang then writeln()
Else writeln();
GV hướng dẫn HS sửa sai.
GV cũng có thể đưa ra cách khác.
If Long>Trang then writeln() Else
If Long<Trang then writeln()
Else writeln();
 ! GV cần chú ý giải thích thật kỹ ở cách sử dụng câu lệnh điều kiện.
HS mô tả thuật toán.
HS nhập và chạy chương trình.
HS nhận xét.
HS thảo luận và phát biểu.
HS thảo luận và phát biểu.
If Long>Trang then writeln();
If Long<Trang then writeln();
If Long=Trang then writeln();
HS quan sát và tham khảo.
Hoạt động 4: bài tập 3 (20 phút)
Trước khi viết chương trình cho bài tập này, GV cần hỏi HS điều kiện để 3 số dương a, b, c là độ dài của 3 cạnh một tam giác.
GV giới thiệu thật rõ ràng phép toán and và or để HS vận dụng vào viết chương trình.
HS trả lời.
a+b>c và b+c>a và c+a>b.
HS chú ý và ghi nhớ.
HS viết chương trình.
Program Ba_canh_tam_giac;
 Uses Crt;
 Var a, b, c: real;
Begin
 Clrscr;
 Write(‘Nhap a, b, c: ’); Radln(a, b, c);
 If (a+b>c) and ( b+c>a) and (c+a>b) then
 Write(‘a, b, c la 3 canh của mot tam giac’)
 Else
 Write(‘a, b, c khong la 3 canh của mot tam giac’);
 Readln
End.
Hoạt động 5: củng cố (5 phút)
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi bài tập trang 55 SGK.
GV nhận xét buổi thực hành.
HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời.
HS lắng nghe.
? RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 30/12/2008
Ngày dạy: 02/01/2009
Tiết 33 – Tuần XVII
KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT
F MỤC TIÊU:
Đánh giá kỹ năng viết chương lập trình trên máy tính của học sinh.
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: đề kiểm tra (mỗi máy tính một bản), phòng máy tính có cài đặt phần mềm Pascal.
Học sinh: chuẩn bị kỹ kiến thức lập trình đã học.
 ? ĐỀ KIỂM TRA:
Ø NỘI DUNG ĐỀ.
Viết chương trình nhập vào số nguyên x. Cho biết x là số âm, số dương hay bằng 0.
Ø HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM.
Chương trình chạy được và cho kết quả đúng được điểm tối đa.
Nếu không chạy được hoặc cho kết quả chưa chính xác thì tùy mức độ hoàn thành chương trình mà được số điểm tương ứng.
Chương trình mẫu:
Program am_duong;
 Uses Crt;
 Var x: integer;
Begin
 Clrscr;
	Write(‘Nhap so nguyen x: ’); Readln(x);
	If x=0 then write(‘x bang 0’);
	If x>0 then write(‘x la so duong’);
	If x<0 then write(‘x la so am’);
 Readln
End.
? RÚT KINH NGHIỆM: 
- Thống kê điểm kiểm tra:
Tổng
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Ngày soạn: 31/12/2008
Ngày dạy: 02/01/2009
Tiết 34,35 – Tuần XVII,XVIII
ÔN TẬP
F MỤC TIÊU:
+ Ôn tập toàn bộ kiến thức về lập trình đã học.
+ Rèn luyện kỹ năng giải bài toán trên máy tính.
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, máy chiếu Projector, bài tập mẫu.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
: PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thực hành.
ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: chương trình và ngôn ngữ lập trình (45 phút)
F HS được ôn lại kiến thức về chương trình và ngôn ngữ lập trình.
2 GV đặt câu hỏi, HS trả lời.
GV đưa ra hệ thống các câu hỏi.
6 Ngôn ngữ lập trình là gì? 
6 Một chương trình thường có mấy phần?
6 Có các kiểu dữ liệu nào đã học? Các phép toán trên các kiểu dữ liệu là gì?
6 Biến và hằng trong chương trình là gì?
6 Câu lệnh điều kiện.
 ! Ở mỗi câu hỏi, GV cần cho HS lấy VD, cần giải thích rõ nếu HS quên kiến thức.
HS suy nghĩ trả lời.
- NNLT là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
- Một chương trình thương gồm hai phần: phần khai báo và phần thân chương trình (phần này quan trọng vì chứa các lệnh).
- Các kiểu dữ liệu đã học: integer, real, char, string.
- Các phép so sánh (=, , , >=) và các phép toán +, -, *, / cùng với div, mod (chỉ đối với số nguyên).
- Biến và hằng là các đại lượng được khai báo trước khi sử dụng trong chương trình dùng để lưu trữ dữ liệu. Nhưng giá trị của biến có thể thay đổi, giá trị của hằng thì được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
if then ;
- Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
if then 
else ;
Hoạt động 2: giải bài toán trên máy tính (40 phút)
F Rèn luyện kỹ hơn các bước giải bài toán trên máy tính.
2 GV hướng dẫn HS thực hành.
GV đưa bài toán.
Giải bài toán “Giả phương trình bậc nhất ax+b=0” trên máy tính.
GV yêu cầu HS trình bày quá trình giải bài toán trên máy tính.
GV hướng dẫn HS từng bước giải bài toán Giải phương trình bậc nhất ax+b=0.
GV hướng dẫn HS xây dựng thuật toán.
GV hướng dẫn HS viết chương trình.
Program pt_bac_nhat;
 Uses Crt;
 Var a, b: integer;
Begin
 Clrscr;
	Write(‘He so a: ’); Readln(a);
	Write(‘He so b: ’); Readln(b);
	If a0 then Write(‘x = ’,-b/a:4:2);
	If a=0 then
	 If b0 then Write(‘PTVN’)
	 Else Write(‘PTVSN’);
 Readln
End.
HS quan sát bài toán.
HS trả lời.
Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm: xác định bài toán, xây dựng thuật toán, lập chương trình.
HS thực hành theo hướng dẫn.
* Xác định bài toán.
– Input: hệ số a, b.
– Output: phương trình có nghiệm hoặc không có nghiệm.
HS xây dựng thuật toán.
* Xây dựng thuật toán.
B1: Nhập vào hệ số a và b;
B2: Nếu a≠0 thì x=-b/a, sang B6;
B3: Nếu a=0 thì sang B4;
B4: Nếu b≠0 thì “PTVN”, sang B6;
B5: Nếu b=0 thì “VSN”;
B6: Kết thúc.
HS viết chương trình trên máy.
Hoạt động 3: củng cố (5 phút)
GV nhấn mạnh kiến thức vừa ôn tập.
L Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
HS lắng nghe.
HS chú ý lắng nghe.
? RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tiết 36 – Tuần XIX
KIỂM TRA HỌC KỲ I
F MỤC TIÊU:
Đánh giá kiến thức đã học trong học kỳ I của học sinh.
4 HÌNH THỨC:
Làm bài trên giấy trong thời gian 45 phút.
I CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bài kiểm tra (số lượng đủ cho mỗi HS một bản).
Học sinh: ôn tập kỹ kiến thức đã học.
 ? ĐỀ KIỂM TRA:
Ø NỘI DUNG ĐỀ.
Câu 1: (2 điểm)
Một chương trình thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Theo em, trong những phần đó, phần nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
Xác định INPUT, OUTPUT của bài toán “luộc trứng”.
Câu 3: (2 điểm)
Mô tả thuật toán của bài toán “luộc trứng”.
Câu 4: (2 điểm)
Vẽ sơ đồ khối của cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 5: (2 điểm)
Viết chương trình nhập vào số nguyên a và xuất số đó ra màn hình.
Ø HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM.
Câu 1: (2 điểm)
- Một chương trình thường gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình. (1đ)
- Phần quan trọng nhất là phần thân chương trình. (0,5đ)
- Vì phần thân chương trình gồm các lệnh mà máy tính cần thực hiện. (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
- INPUT: trứng chưa chín, nước. (1đ)
- OUTPUT: trứng luộc chín.(1đ)
Câu 3: (2 điểm)
- Rửa sạch trứng chưa chín, cho vào nồi nước.
- Bắc nồi lên bếp và đun.
- Chờ khoảng 7 phút.
- Tắt lửa, lấy trứng chín ra khỏi nồi.
Điều kiện?
Câu lệnh 1
Câu lệnh 2
Đúng
Sai
Câu 4: (2 điểm)
Câu 5: (2 điểm)
PROGRAM Thi;
 Var a: integer;
BEGIN
 Write(‘Nhap so nguyen a: ’); Readln(a);
 Writeln(‘So nguyen vua nhap la ’,a);
END.
Chỉ cần viết chương trình như trên là được điểm tối đa, vì viết trên giấy nên không cần khai báo thư viện, lệnh xóa màn hình, lệnh dừng chương trình,
? RÚT KINH NGHIỆM: 
- Thống kê điểm kiểm tra:
Tổng
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TIN HOC 7 KI I.doc