A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.
* kỹ năng: - Biết các bước giải toán trên máy.
- Xác định được Input và Output của một bài toán đơn giản.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Đặt, giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, phát vấn.
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5. từ bài toán đến chương trình (Tiết 19) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán. * kỹ năng: - Biết các bước giải toán trên máy. - Xác định được Input và Output của một bài toán đơn giản. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải bài toán. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Xác định bài toán. (20 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Dẫn dắt HS vào bài. GV : Em hiểu thế nào là bài toán. HS : Trả lời khái niệm bài toán. GV : Muốn giải một bài toán trước tiên em phải làm gì ? HS : Trả lời GV: Yêu cầu HS xác định đầu vào và đầu ra của bài toán tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông. HS: Thực hiện. GV: Nhận xét, bổ sung. 1. Bài toán và xác định bài toán. - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. - Muốn giải một bài toán trước hết phải xác định được giả thiết và kết luận tức đầu vào và đầu ra của bài toán. (Điều kiện cho trước và kết quả thu được). * Ví dụ: (SGK) b. Hoạt động 2: Quá trình giải toán. (17 phút). GV: Giải toán trên máy tính nghĩa là gì ? HS: Nghiên cứu SGK trả lời. GV: Em hiểu thế nào là thuật toán? HS: Trả lời. GV: Máy tính có giải được bài toán không? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Để nhờ máy giải một bài toán ta phải thực hiện những bước nào? 2. Quá trình giải toán trên máy tính. * Thuật toán: Là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán. * Các bước để nhờ máy giải một bài toán : Bước 1 : Xác định bài toán là xác định (thông tin vào - INPUT) và kết quả cần xác định (thông tin ra - OUTPUT). Bước 2 : Thiết lập phương án giải quyết (xây dựng thuật toán) là tìm, lựa chọn thuật toán và mô tả nó bằng ngôn ngữ thông thường. Bước 3 : Viết chương trình (lập trình) là diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện. * Lưu ý: Để giải một bài toán có thể có nhiều thuật toán khác nhau IV. Cũng cố: (7 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức trọng tâm cần nắm của tiết học. - Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau? a) Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần? b) Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước. V. Dặn dò: - Học bài, xem trước các phần tiếp theo. Làm bài tập 1, 2 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5. từ bài toán đến chương trình (Tiết 20) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. * kỹ năng: - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. - Xác định được Input và Output của một bài toán đơn giản. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) ? Trình bày khái niệm bài toán. ? Đọc đề bài của một bài toán nào đó và xác định đầu vào đầu ra của bài toán đó. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải bài toán. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Thuật toán và mô tả thuật toán. (35 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Chỉ ra các bước cần thiết để pha trà mới khách? HS: Nghiên cứu SGK trả lời. GV: Mô tả thuật toán là gì? HS: Trả lời theo ý hiểu. GV: Chốt và nhấn mạnh cách mô tả thuật toán. GV: Đưa ra ví dụ bài toán giải pt ax + b = 0 trên màn hình. HS: Mô tả thuật toán bằng các bước GV: Đưa ra ví dụ bài toán chuẩn bị món trứng tráng. GV: Đưa ra mô tả thuật toán bằng các bước bị xáo trộn. HS: Nghiên cứu và sắp xếp lại theo trình tự để giải quyết bài toán. GV: Phát biểu khái niệm thuật toán? HS: Trả lời GV: Chốt khái niệm và HS ghi vở. 3. Thuật toán và mô tả thuật toán. - Mô tả thuật toán là liệt kê các bước cần thiết để giải một bài toán. a. Ví dụ 1 : Bài toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0 (SGK) b. Ví dụ 2 : Bài toán “Chuẩn bị món trứng tráng” (SGK) Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức trọng tâm cần nắm của tiết học. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK trang 45. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5. từ bài toán đến chương trình (Tiết 21) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. * kỹ năng: - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. - Xác định được Input và Output của một bài toán đơn giản. - Hiểu rỏ hơn về thuật toán. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán? - Thuật toán là gì, cách mô tả thuật toán như thế nào? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải bài toán. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán. (33 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Đưa ví dụ lên màn hình. HS: Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. GV: Nhận xét và đưa ra input, output trên màn hình. HS: Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán GV: Chiếu thuật toán lên màn hình và phân tích. GV: Đưa bài toán lên màn hình, yêu cầu H đọc và nghiên cứu. HS: Xác định Input, Output. GV: Cách đơn giản nhất để tính được tổng SUM là gì ? HS: Nêu cách của mình. GV: Phân tích cách cộng dồn. GV: Đưa màn hình : + Mô phỏng thuật toán tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, với N = 5 (trong SGK, N = 100). HS: Nghiên cứu SGK để đưa ra từng bước thuật toán. HS: Nghiên cứu SGK và xác định bài toán. HS: Mô tả từng bước thuật toán. GV: Nhận xét và chốt kiến thức trên màn hình. 4. Một số ví dụ về thuật toán. a. Ví dụ 1 : Tính diện tích của hình với hình CN có chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a (SGK) b. Ví dụ 2 : Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. * Xác định bài toán : INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 100). OUTPUT: Giá trị SUM = 1 + 2 + ...+ 100. * Mô tả thuật toán : Bước 1: Gán SUM ơ 0; i ơ 0. Bước 2: Gán i ơ i + 1. Bước 3: Nếu i 100), kết thúc thuật toán. IV. Cũng cố: (7 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức trọng tâm cần nắm của tiết học. - Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A = {a1, a2, ..., an} cho trước. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK trang 45. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5. từ bài toán đến chương trình (Tiết 22) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. * kỹ năng: - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. - Xác định được Input và Output của một bài toán đơn giản. - Hiểu rỏ hơn về thuật toán. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A = {a1, a2, ..., an} cho trước? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải bài toán. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán. (34 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Đưa ví dụ lên màn hình. HS: Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ... GV: Nhận xét và đưa ra Input, Output trên màn hình. HS: Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán. GV: Chiếu thuật toán lên màn hình và phân tích. GV: Đưa ví dụ HS: Đọc và phân tích bài toán -> tìm INPUT, OUTPUT. GV: Nêu ý tưởng để sắp xếp x, y, z tăng dần? HS: Nêu theo ý hiểu. GV: Chiếu thuật toán và phân tích. HS: Đọc bài toán và phân tích GV: Yêu cầu HS viết INPUT, OUTPUT của bài toán? HS: Viết giấy GV: Thu và chiếu màn hình, nhận xét. HS: Nghiên cứu SGK để hiểu mô tả thuật toán. GV: Đưa màn hình : + Mô phỏng thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy số cho trước (SGV) HS: Nghiên cứu để đưa ra từng bước thuật toán. 4. Một số ví dụ về thuật toán. d. Ví dụ 4 : Đổi giá trị của hai biến x và y cho nhau. (SGK) e. Ví dụ 5 : Cho hai biến x và y có giá trị tương ứng là a, b với a < b và biến z có giá trị c. Hãy sắp xếp ba biến x, y và z để chúng có giá trị tăng dần. (SGK) f. Ví dụ 6 : Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, ..., an cho trước. * Xác định bài toán : INPUT: Dãy A các số a1, a2, ..., an (n ³ 1). OUTPUT: Giá trị SMAX = max {a1, a2, ..., an }. * Mô tả thuật toán : Bước 1: Nhập số n và dãy A; gán SMAX ơ a1; i ơ 0. Bước 2: i ơ i + 1. Bước 3: Nếu i > n, kết thúc thuật toán (khi đó SMAX là giá trị phần tử lớn nhất của dãy A). Trong trường hợp ngược lại (i < n), thực hiện bước 4. Bước 4: Nếu ai > SMAX, thay đổi giá trị SMAX: SMAX ơ ai rồi chuyển về bước 2. Trong trường hợp ngược lại (SMAX ³ ai), giữ nguyên SMAX và chuyển về bước 2. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức trọng tâm cần nắm của tiết học. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK trang 45.
Tài liệu đính kèm: