A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
* kỹ năng: - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.
- Hiểu cú pháp hoạt động của các câu lệnh dạng thiếu và dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6. Câu lệnh điều kiện (Tiết 29) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện. - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. * kỹ năng: - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ. - Hiểu cú pháp hoạt động của các câu lệnh dạng thiếu và dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal. - Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. - Hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi, làm bài tập. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Hằng ngày, chúng ta thực hiện các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định từ trước. Vậy khi nào thì các hoạt động này sẽ bị thay đổi. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. (14 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV ? HS GV GV HS Em hãy thảo luận theo nhóm bàn trả lời câu hỏi: Em hãy ví dụ trong đời sống hàng ngày của em các hoạt đồng theo một thói quen lặp đi lặp lại. Thảo luận trong 2 phút Đại diện lên trả lời Nhận xét bổ sung Kết luận lấy thêm một số ví dụ Thường dậy vào lúc 6h sáng và đi học lúc 6h 45 phút. Tập thể thao đá bóng vào buổi chiều Tuy nhiên các hoạt động của con người có nhiều thay đổi bởi các hoàn cảnh cụ thể. VD nếu trời mưa to thì em không đi đá bóng. Tổ chức trò chơi nếu thì Cách chơi: Bạn Nam đưa ra nếu... bạn Gái trả lời thì... sau đó hoán đổi lại vai. Tổ chức cho 2 cặp chơi. Các bạn còn lại là trọng tài. Kết luận 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xãy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”. b. Hoạt động 2: Tính đúng hoặc sai của các điều kiện. (15 phút). GV HS GV ? HS GV HS GV Kết quả kiểm tra có thể là gì? Trả lời. Đưa ra bảng Điều kiện Kiểm tra Kết quả Hoạt động tiếp theo Trời mưa? Long nhìn ra ngoài trời và thấy trời mưa Đúng Long ở nhà không đi đá bóng Em bị ốm? Buổi sáng thức dậy em thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh Sai Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ Em hãy cho biết kết quả trong bảng trên? Trả lời Khi kiểm tra là đúng ta nói điều kiện được thỏa mãn ngược lại không thỏa mãn. Lấy một số ví dụ minh họa Kết luận 2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện. - Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn. c. Hoạt động 3: Điều kiện và phép so sánh. (10 phút). GV HS GV ? HS GV Em hãy nêu các phép so sánh Trả lời. Phép so sánh luôn cho kết quả đó là đúng hoặc sai. Nếu đúng thì thỏa mãn ngược lại không thỏa mãn. Đưa ra ví dụ 1 Em hãy mô tả thuật toán trên Độc lập suy nghĩa và trả lời Nhận xét bổ sung. Lấy một số ví dụ minh hoạ Củng cố: HS Làm bài tập 1,2,3 3. Điều kiện và phép so sánh. Các ký hiệu phép so sánh: Kí hiệu trong pascal Phép so sánh Ký hiệu toán học = Bằng = Khác ≠ < Nhỏ hơn < <= Nhỏ hơn hoặc bằng ≤ > Lớn hơn > >= Lớn hơn hoặc bằng ≥ * Ví dụ 1: Nếu a > b in giá trị biến a ra màn hình Ngược lại, in giá trị biến b ra màn hình IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học. - HS Làm bài tập 1,2,3. V. Dặn dò: - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4. + Mũi tên " hoặc ! có tác dụng gì đối với trò chơi. + Những điều kiện nào trong trò chơi là thoả mãn và không thoả mãn. - HS: Học bài, làm bài tập 4 SGK, xem trước mục 4, 5. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6. Câu lệnh điều kiện (Tiết 30) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện. - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. * kỹ năng: - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ. - Hiểu cú pháp hoạt động của các câu lệnh dạng thiếu và dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal. - Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. - Hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi, làm bài tập. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Máy tính thực hiện các câu lệnh như thế nào nếu điều kiện cụ thể được thoả mãn hay không thoả mãn. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Cấu trúc rẽ nhánh. (19 phút). GV HS GV HS GV HS GV GV Chương trình là gì? Trả lời. Chương trình sẽ được thực hiện như thế nào? Trả lời. Lấy ví dụ kiểm tra 1 là số âm hay dương hay bằng O. Nếu kiểm tra là số âm rồi thì kết thúc việc kiểm tra. Đưa ra ví dụ 2, ví dụ 3 GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ Nhóm 1,3,5 làm ví dụ 2 Nhóm 2,4,6 làm ví dụ 3 Các nhóm hoạt động trong 5 phút trả lời câu hỏi: hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách Đại diện nhóm trả lời Nhận xét chéo và bổ sung Kết luận - Đưa ra sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. - Đưa ra sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. 4. Cấu trúc rẽ nhánh. - Chương trình: Là 1 dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. - Các câu lệnh được thực hiện tuần tự từ câu lệnh đầu tiên đến cuối cùng. Nếu điều kiện không được thoả mãn thì bỏ qua câu lệnh hoặc thực hiện một câu lệnh khác. * Ví dụ 2: Bước 1: Tính tổng tiền T khách đã mua sách. Bước 2: Nếu T >=100000 số tiền phải thanh toán là 70% x T Bước 3: In hóa đơn Điều kiện Câu lệnh Đúng Sai Cách thể hiện hoạt động như trên gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. * Ví dụ 3: Bước 1: Tính tổng tiền T khách đã mua sách. Bước 2: Nếu T >=100000 số tiền phải thanh toán là 70% x T, ngược lại phải thanh toán là 90% x T. Bước 3: In hóa đơn. Điều kiện Câu lệnh 1 Đúng Sai Câu lệnh 2 Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ b. Hoạt động 2: Câu lệnh điều kiện. (20 phút). GV HS GV HS GV HS GV GV GV HS GV HS If then ; Giải thích câu lệnh và hoạt động của câu lệnh. Chú ý ghi bài Lên bảng trình bày bằng ngôn ngữ lập trình ví dụ 4. Đưa ra ví dụ 5 và phân tích đầu bài. Hoạt động độc lập mô tả thuật toán Trả lời Em hãy thể hiện các câu lệnh điều kiện dạng thiếu của Pascal. Hoạt động theo nhóm bàn Đại diện lên trình bày kết quả Nhận xét, bổ sung Kết luận Đưa ra ví dụ 6 và phân tích VD GV và HS cùng làm ví dụ Đưa ra câu lệnh đầy đủ If then Else ; Em dựa và ví dụ trên nêu hoạt động của câu lệnh này Trả lời Chuẩn lại kiến thức Chú ý, ghi bài. 5. Câu lệnh điều kiện. Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If then ; - Khi gặp câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá Then. Ngược lại, câu lệnh đó bị bỏ qua. Ví dụ 4: Nếu a > b thì in ra màn hình giá trị của a. If a > b then write (a); Ví dụ 5 Câu lệnh điều kiện dạng đủ: If thenElse ; Ví dụ 6 Với câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiênh câu lệnh 1 sau từ khoá then. Ngược lại, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học. - HS Làm bài tập 5. V. Dặn dò: - GV: Hướng dẫn bài tập về nhà: (bài tập 6). + Mod dùng để làm gì. + Hãy tính xem điều kiện: (45 mod 3) = 0 thoả mãn không. + Giá trị của x = 5; Điều kiện x > 10 thoả mãn không. - Học bài. Làm bài tập 6. - Chuẩn bi cho tiết thực hành.
Tài liệu đính kèm: