Giáo án Tin học 8 - Tiết 5, 6: Làm quen với turbo pascal

Giáo án Tin học 8 - Tiết 5, 6: Làm quen với turbo pascal

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal.

- Làm quen với cách viết chương trình.

* kỹ năng: - Nhận diện màn hình soạn thảo, mở các bảng chọn và chọn lệnh.

- Gõ được một chương trình Pascal đơn giản.

* Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu tài liệu, yêu thích môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Thực hành, rèn luyện kỹ năng lập trình trên máy.

C. CHUẨN BỊ.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 5, 6: Làm quen với turbo pascal", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:	Bài thực hành 1
Làm quen với turbo pascal
(Tiết 5)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal.
- Làm quen với cách viết chương trình.
* kỹ năng: - Nhận diện màn hình soạn thảo, mở các bảng chọn và chọn lệnh.
- Gõ được một chương trình Pascal đơn giản.
* Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu tài liệu, yêu thích môn học.
B. Phương pháp.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng lập trình trên máy.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo, làm bài tập thực hành.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Cho biết sự khác nhau giữa từ khoá và tên. Hãy trình bày cách đặt tên trong chương trình?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Môi trường lập trình Pascal là như thế nào? Và cách thực hiện các thao tác trên môi trường Pascal gồm những gì? 
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Làm quen với màn hình Turbo Pascal. (27phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Hướng dẫn HS cách vào Turbo Pascal.
HS: Nghe giảng, ghi bài và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
GV: Yêu cầu HS khởi động chương trình Pascal và so sánh với hình 11 SGK?
HS: Thực hiện.
GV: Em hãy trình bày các thành phần trên màn hình Pascal?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS nhận biết các tp gồm những gì?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS thực hiện theo các nội dung ở trên.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Quan sát, hướng dẫn.
1. Khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal.
a) khởi động Turbo Pascal:
- C1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Turbo Pascal trên màn hình.
- C2: Nháy đúp chuột vào tên tệp Turbo.exe (thường nằm trong mục con TB\BIN).
 b) Quan sát màn hình của Turbo Pascal và so sánh với hình dưới đây:
c) Nhận biết các thành phần:
d) Nhấn phím F10 để mở bảng chọn:
e) Nhấn phím Enter để mở một bảng chọn:
f) Quan sát các lệnh trong từng bảng chọn:
g) Di chuyển trên màn hình (#, $).
h) Nhấn tổ hợp phím Alt + X để thoát khỏi Pascal.
 IV. Cũng cố: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho cả lớp.
- Yêu cầu HS thoát khỏi Pascal và tắt máy.
 V. Dặn dò:
- Học bài. Xem trước phần thực hành mục 2 và 3.
Ngày soạn:
Ngày giảng:	Bài thực hành 1
Làm quen với turbo pascal
(Tiết 6)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Làm quen với môi trường lập trình Turbo Pascal.
- Làm quen với cách viết chương trình.
* kỹ năng: - Gõ được một chương trình Pascal đơn giản.
- Biết cách dịch, sửa lỗi chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.
* Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu tài liệu, yêu thích môn học.
B. Phương pháp.
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng lập trình trên máy.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo, làm bài tập thực hành.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Em hãy trình bày một số thao tác trên thanh bảng chọn?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Em phải thực hiện những gì để có thể chạy được một chương trình Pascal đơn giản? 
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản. (27phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS khởi động chương trình Pascal và gõ các dòng lệnh ở bài tập 2.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
GV: Nhắc nhỡ những lưu ý trong quá trình thực hành:
 * Chú ý: - Gõ đúng và không để sót các dấu nháy đơn (‘), dấu chấm phẩy (;) và dấu chấm (.) trong các dòng lệnh.
 - Khi soạn thảo có thể sử dụng các phím di chuyển hoặc dùng chuột để di chuyển con trỏ, sử dụng các phím Delete, Backspace để xoá.
GV: Hướng dẫn cho HS cách lưu chương trình.
HS: Chú ý, làm theo hướng dẫn của GV.
GV: Vì sao phải dịch chương trình?
HS: Trả lời.
GV: Nếu chương trình bị lỗi, điều gì sẽ xãy ra khi ta nhấn Alt + F9?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS chạy thử chương trình và thông báo kết quả.
HS: Thực hành.
GV: Yêu cầu HS thực hiện xoá dòng lệnh Begin và quan sát thông báo lỗi.
 - Gõ lại lệnh Begin, xoá dấu chấm sau End và xem thông báo lỗi.
HS: Thực hành.
GV: Yêu cầu HS thoát khỏi chương trình Pascal và không lưu các chỉnh sửa.
HS: Thực hiện.
2. Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản.
a. Gõ các dòng lệnh sau:
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
 Begin
 Clrscr;
 Writeln ( ‘ Chao cac ban ‘ );
 Write ( ‘ Toi la Turbo Pascal ‘ );
 End.
b. Lưu chương trình:
- Nhấn phím F2 (hoặc lệnh File " Save).
 Xuất hiện hộp thoại:
 + Gõ tên tệp vào mục Save file as.
 + Nhấn Enter hoặc chọn OK.
c. Dịch chương trình:
- Nhấn tổ hợp phím Alt + F9. Khi đó chương trình được dịch và cho ra kết quả như sau:
- Nhấn phím bất kì để đóng hộp thoại.
d. Chạy chương trình:
- Nhấn Ctrl + F9
 + Để quan sát kết quả: Nhấn Alt + F5.
3. Chỉnh sửa chương trình.
a. Xoá dòng Begin:
- Thông báo lỗi 36: Thiếu Begin
b. Xoá dấu chấm sau End:
- Thông báo lỗi 10: Không tìm thấy kết thúc tệp.
c. Thoát khỏi Pascal.
- Alt + X
 IV. Cũng cố: (3 phút)
- Yêu cầu HS trình bày lại phần tổng kết tiết thực hành.
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho cả lớp.
- Kết thúc tiết học, yêu cầu HS tắt máy.
 V. Dặn dò:
- Học bài. Học kỹ phần tổng kết thực hành, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5 - 6.doc