Tiết 57, Bài 9 LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (T2)
(GIÁO ÁN DỰ GIỜ)
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
2. Kỹ năng:
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
3. Thái độ:
- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.
- Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn.
Ngày soạn: 09/03/2011 Ngày dạy: /03/2011 Lớp: 8 Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Trung Giáo viên soạn: Cái Thị Hạ Ngân Tiết 57, Bài 9 LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (T2) (GIÁO ÁN DỰ GIỜ) A. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm mảng một chiều. 2. Kỹ năng: - Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng. 3. Thái độ: - Hình thành phương pháp làm việc khoa học. - Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn. B.Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bài giảng điện tử. - Giáo án. - Máy tính, Projector 2. Học sinh - SGK, và dụng cụ học tập. C. Phương pháp - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Trực quan. - Phát hiện và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức (1p) - Kiểm tra sĩ số( vắngphép,không phép). - Ổn định chổ ngồi học sinh. II. Kiểm tra bài cũ (5p) Câu 1: Dữ liệu kiểu mảng là gì? Câu 2: Cách khai báo biến mảng trong Pascal? III. Triển khai bài mới (2p) Để biết được khái niệm mảng một chiều, cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng. Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI MỚI Hoạt động 3: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số GV: Đưa ra ý tưởng để viết chương trình. Trước hết ta khai báo biến N để nhập số các số nguyên sẽ được nhập vào. Sau đó khai báo N biến lưu các số được nhập vào như là các phần tử của một biến mảng A. Ngoài ra, cần khai báo một biến i làm biến đếm cho các lệnh lặp và biến Max để lưu số lớn nhất, Min để lưu số nhỏ nhất. HS: Theo dõi. GV: Xác định Input và Output? HS: Trả lời. GV: Tìm các biến cần khai báo và kiểu khai báo? HS: Trả lời. GV: Lưu ý: Số tối đa các phần tử của mảng phải được khai báo bằng một số cụ thể (Ở đây là 100) HS: Theo dõi. HS: Ghi bài. 3. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số Ví dụ 3. Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất. N cũng được nhập từ bàn phím. program MaxMin; uses crt; Var i, n, Max, Min: integer; A: array[1..100] of integer; Phần thân chương trình sẽ tương tự dưới đây: Begin clrscr; write('Hay nhap do dai cua day so, = '); readln(n); writeln('Nhap cac phan tu cua day so:'); For i:=1 to n do Begin write('a[',i,']='); readln(a[i]); End; Max:=a[1]; Min:=a[1]; for i:=2 to n do begin if Max<a[i] then Max:=a[i]; if Min>a[i] then Min:=a[i] end; write('So lon nhat la Max = ',Max); write('; So nho nhat la Min = ',Min); readln; End. IV. Củng cố (3p) Câu hỏi: Viế chương trình Pascal sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy được nhập từ bàn phím. V. Dặn dò (1p) + Học bài cũ và đọc trước bài thực hành. E. RÚT KINH NGHIỆM Ngày tháng 03 năm 2011 Duyệt GV hướng dẫn Lê Đình Trung
Tài liệu đính kèm: