Giáo án Tin học 8 - Tiết 7, 8: Chương trình máy tính và dữ liệu

Giáo án Tin học 8 - Tiết 7, 8: Chương trình máy tính và dữ liệu

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Làm quen với các kiểu dữ liệu.

- Làm quen các phép toán trong ngôn ngữ lập trình.

* kỹ năng: - Nắm được các tên kiểu và phạm vi giá trị.

- Nắm được các quy tắc tính biểu thức số học.

* Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu tài liệu, yêu thích môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Đặt và giải quyết vấn đề.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 7, 8: Chương trình máy tính và dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:	
Chương trình máy tính và dữ liệu
(Tiết 7)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Làm quen với các kiểu dữ liệu.
- Làm quen các phép toán trong ngôn ngữ lập trình.
* kỹ năng: - Nắm được các tên kiểu và phạm vi giá trị.
- Nắm được các quy tắc tính biểu thức số học.
* Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu tài liệu, yêu thích môn học.
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Trình bày cách thực hiện 1 chương trình đơn giản? (Các thao tác để viết và chạy một chương trình Turbo Pascal)
- Cho biết sự khác nhau giữa lệnh Writeln và Write?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Để lập trình được 1 chương trình máy tính em cần phải có những kiểu dữ liệu nào? 
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Làm quen với các dữ liệu. (16 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Dẫn dắt HS vào bài.
HS: Nghe giảng, ghi bài.
GV: Vì sao ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS xem ví dụ ở SGK và trả lời câu hỏi:
Chương trình được in ra màn hình có các kiểu dữ liệu nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS đưa ra ví dụ về các kiểu dữ liệu, khác với SGK.
HS: Thực hiện.
GV: Giải thích rõ hơn các kiểu dữ liệu.
HS: Chú ý, ghi bài.
GV: Vì sao phải đặt các dãy số trong dấu nháy đơn.? Ví dụ: ‘ 350 ‘
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
- Ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: Chữ, số nguyên, số thập phân ...
- Một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất:
 + Kiểu số nguyên:
 + Kiểu số thực:
 + Kiểu xâu kí tự:
* Ví dụ 2: Một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal.
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
Integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 - 1.
Real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9 x 10-39 đến 1,7 x 1038 và số 0.
Char
Một kí tự trong bảng chữ cái.
String
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.
 	 b. Hoạt động 1: Dữ liệu kiểu số. (20 phút) 
GV: Trong ngôn ngữ lập trình có thể thực hiện được các phép toán nào?
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra ví dụ phép chia lấy phần nguyên và phần dư:
 5/2 = 2,5
 5 div 2 = 2
 5 mod 2 = 1
GV: Yêu cầu HS thực hiện 1 số phép toán khác.
HS: Làm bài.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phát biểu các quy tắc tính.
HS: Thực hiện.
GV: Nêu ví dụ ở SGK:
 Khi viết có dạng:
 ((a + b)*(c - d) + 6)/3 - a.
GV: Đưa ra một số ví dụ, yêu cầu HS lên bảng trình bày.
HS: Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung.
2. Các phép toán với DL kiểu số.
* Kí hiệu các phép toán số học có trong ngôn ngữ Pascal. 
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
Cộng
Số nguyên, số thực
-
Trừ
Số nguyên, số thực
*
Nhân
Số nguyên, số thực
/
Chia
Số nguyên, số thực
Div
Chia lấy phần nguyên
Số nguyên
Mod
Chia lấy phần dư
Số nguyên
* Quy tắc tính biểu thức số học:
- Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước.
- Phép toán không có dấu ngoặc các phép nhân, chia (lấy phần nguyên, lấy phần dư) được thực hiện trước.
- Các phép cộng, trừ được thực hiện từ trái sang phải.
 IV. Cũng cố: (4 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học.
- Gọi HS chốt lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
 V. Dặn dò:
- Học bài. Xem trước mục 3, 4 SGK và làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5.
Ngày soạn:
Ngày giảng:	
Chương trình máy tính và dữ liệu
(Tiết 8)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Làm quen với các kiểu dữ liệu.
- Làm quen các phép so sánh trong ngôn ngữ lập trình.
* kỹ năng: - Nắm được các tên kiểu và phạm vi giá trị.
- Nắm được các phép so sánh, giao tiếp giữa người - máy tính.
* Thái độ: - Nghiêm túc, nghiên cứu tài liệu, yêu thích môn học.
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Làm bài tập 3, 4 SGK?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Các phép toán trong chương trình Pascal được thể hiện như thế nào? Con người giao tiếp với máy tính như thế nào? 
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Làm quen với các phép toán. (15 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Dẫn dắt HS vào bài.
HS: Chú ý, nghe giảng.
GV: Yêu cầu HS trình bày các phép so sánh trong toán số học.
HS: Trả lời.
GV: Giải thích:
 Khi viết chương trình, để so sánh DL chúng ta sử dụng các kí hiệu do NNLT quy định.
3. Các phép so sánh.
* Kí hiệu của các phép so sánh:
 =, ≠, ≤, ≥, ...
Ví dụ: 
 5*2 = 9; 15 + 7 > 20 - 3; 5 + x ≤ 10.
* Kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
 =, , , >=.
b. Hoạt động 2: Giao tiếp người - máy tính. (19 phút) 
GV: Như thế nào là giao tiếp giữa người và máy tính?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung:
 Khi thực hiện chương trình, con người có thể thực hiện việc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung vào vào quá trình tính toán.
 Ngược lại, máy tính thông báo kết quả tính toán, thông báo các lỗi...
GV: Để in kết quả ra màn hình em phải thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Câu lệnh nào yêu cầu em nhập DL vào mới tiếp tục thực hiện chương trình?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS đưa ra 1 vài ví dụ về hộp thoại thể hiện sự giao tiếp người - máy?
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung thêm 1 số ví dụ.
4. Giao tiếp người - máy tính.
* Một số trường hợp tương tác giữa người và máy tính:
a) Thông báo kết quả tính toán.
Đây là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình.
b) Nhập dữ liệu.
c) Tạm ngưng chương trình.
Chương trình sẽ tạm ngưng chờ người sử dụng nhấn Enter rồi mới thực hiện tiếp.
d) Hộp thoại.
Ví dụ: Khi thoát khỏi 1 chương trình đang chạy, hộp thoại sau có thể xuất hiện:
 Khi đó, nếu nháy vào “Đúng” chương trình sẽ kết thúc, còn nháy vào “Sai”, chương trình vẫn tiếp tục chạy bình thường.
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học.
- Gọi HS chốt lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
 V. Dặn dò:
- Học bài. Xem trước bài thực hành 2 và làm các bài tập còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7 - 8.doc