Giáo án Toán Đại 7 tiết 68: Ôn tập cuối năm

Giáo án Toán Đại 7 tiết 68: Ôn tập cuối năm

Tiết 68. ÔN TẬP CUỐI NĂM

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về đơn thức, đa thức; quy tắc cộng, trừ các đơn thức dồng dạng; cộng, trừ đa thức, nghiệm củ đa thức

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức.

 3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, khoa học.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Bảng phụ bài tập, đồ thị

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Đại 7 tiết 68: Ôn tập cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/5/2011
Ngày giảng: 	
Tiết 68. ÔN TẬP CUỐI NĂM
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về đơn thức, đa thức; quy tắc cộng, trừ các đơn thức dồng dạng; cộng, trừ đa thức, nghiệm củ đa thức
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức.
 3. Thái độ: 
 - Cẩn thận, chính xác, khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ bài tập, đồ thị
 - GV:.
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp phân tích
IV/ Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài:
 3. Hoạt động1: Ôn tập khái niệm đơn thức, đa thức ( 10phút )
	- Mục tiêu: HS tái hiện lại các kiến thức về khái niệm đơn thức, đa thức
	- Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài tập
	- Tiến hành:
? Thế nào là đơn thức
? Hãy viết các đơn thức của hai biến x, y có bậc khác nhau.
? Bậc của đơn thức là gì
? Tìm bậc của đơn thức: x; 3; 0
? Nhân hai đơn thức đồng dạng làm thế nào 
- Yêu cầu HS AD (Bảng phụ) Tính:
a) -3x2y . 2xy3
b) 
? Thế nào là hai đơn thức đồng dạng
? Muốn cộng hay trừ hai đơn thức đồng dạng ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS AD tính ( Treo bảng phụ )
a) 25xy2 + 55xy2 – 65xy2
? Đa thức là gì
? Bậc của đa thức là gì.
- Áp dụng tìm bậc của đa thức sau: -2x4 + 3x2 -2x + 1
? Hãy viết một đa thức bậc 5 của biến x trong đó có 4 hạng tử, ở dạng thu gọn
? Khi nào x = a gọi là nghiệm của đa thức P(x)
- Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến
- HS lấy ví dụ 
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức.
+ x là đơn thức bậc 1; 3 là đơn thức bậc 0; Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
- Nhân hệ số với nhau và phần biến với nhau
- HS thực hiện tính
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
- Cộng hay trừ phần hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến 
- HS áp dụng tính 
- Đa thức là một tổng những đơn thức
- Bậc của đa thức là bậc hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
- Đa thức trên có bậc bằng 4.
-x5 + 3x4 -7x2 + 10
x = a là nghiệm của đa thức P(x) khi P(0) = 0
I. Ôn tập khái niệm đơn thức, đa thức.
1. Đơn thức
- Khái niệm (SGK - 30)
- Ví dụ: 3xy; -2x2y....
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức.
* Áp dụng : Tính:
a) -2x2y . 2xy3 = -4x3y4
b) 
- Hai đơn thức đồng dạng: 
- Khái niệm (SGK - 33)
* Áp dụng tính:
a) 25xy2 + 55xy2 – 65xy2 = 15xy2
2. Đa thức
- Đa thức là một tổng những đơn thức
- Bậc của đa thức là bậc hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó
 4. Hoạt dộng 2: Luyện tập ( 33phút )
	- Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức về đa thức, cộng, trừ đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến để làm bài tập
	- Đồ dùng:
	- Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài 10
? Ta dựa vào kiến thức nào để làm
- GV gọi 2 HS lên bảng làm phần a, b
? Có gì khác so với các đa thức mà ta đã biết
- Yêu cầu HS khác làm vào nháp và cho nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại
- Yêu cầu HS làm bài 11
? Ta tìm x như thế nào
- Gọi 1 HS lên bảng làm phần a
- GV nhận xét và chốt lại
- Yêu cầu HS làm bài 13
? Để tìm nghiệm của đa thức P(x), ta làm như thế nào
- Gọi 1 HS lên bảng làm phần a
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc và làm bài
- Ta dựa vào kiến thức cộng, trừ các đa thức một biến
- 2 HS lên bảng làm
- Có hỗn hợp các phép tính cộng, trừ các đa thức một biến
- HS khác làm vào nháp và cho nhận xét
- HS lắng nghe và ghi vở
- HS làm bài 11
- Ta áp dụng quy tắc phá ngoặc và quy tắc chuyển vế 
- 1 HS lên bảng làm
- HS lắng nghe và ghi vở
- HS làm bài 13
- Ta cho đa thức P(x) = 0 để tìm x
- 1 HS lên bảng làm phần a
- HS lắng nghe và ghi vở
II. Luyện tập
1. Bài 10 ( SGK - 90 ): Cho các đa thức
a, Tính A + B - C
Ta có: A + B - C = + ( ) - ( )
= - 
= 
b, Tính A - B + C
Ta có: A - B + C =
- (
) +(
)
= -
+ 
= 
2. Bài 11 ( SGK - 91 )
a, 
(2x - 3)-( x - 5)=(x + 2)-(x-1)
=> 2x - 3- x +5 = x + 2-x+1
=> 2x-x-x+x = 2+1+3-5
=> x= 1
3. Bài 13 ( SGK - 91 )
a, Để đa thức P(x) có nghiệm thì P(x) = 0
=> 3 - 2x = 0
=> 2x = 3
=> 
Vậy đa thức P(x) có nghiệm là 
 5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 2phút )
 - Xem lại lý thuyết và các bài tập đã chữa
 - Bài tập về nhà: 10c; 12; 13b ( SGK - 90, 91 )

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 68.doc