Giáo án Toán Lớp 7 (Cánh diều) - Phần 3

Giáo án Toán Lớp 7 (Cánh diều) - Phần 3
docx 414 trang Người đăng Tự Long Ngày đăng 27/04/2025 Lượt xem 16Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 (Cánh diều) - Phần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
 CHƯƠNG V. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
 BÀI 1: THU THẬP, PHÂN LOẠI VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu cho trước 
từ những nguồn; văn bản, bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác và trong 
thực tiễn.
- Nhận biết được những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn 
học khác.
- Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
- Thông qua hoạt động thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu, nhận biết tính hợp 
lí của dữ liệu, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL 
giao tiếp toán học 
 1 - Thông qua các hoạt động thảo luận, trao đổi, chia sẻ với GV và các bạn, HS có 
cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc 
nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức 
theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước kẻ, biểu đồ, hình ảnh, video 
có liên quan đến biểu độ cột đơn, biểu đồ cột kép để minh họa cho bài học; phiếu 
học tập của HS.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, 
bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS định hướng được nội dung chính của bài học là thu thập, phân loại và biểu 
diễn dữ liệu. 
- Gợi động cơ, hứng thú cho HS tìm hiểu nội dung mới. 
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS câu trả lời cho câu hỏi mở đầu (HS có thể không đưa ra được 
trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi)
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
 2 - GV yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học về thu thập, phân loại và biểu diễn 
dữ liệu đã học ở lớp 6 
GV đặt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để biểu diễn dữ liệu đã được 
thu thập và phân loại?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 
đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ 
sung.
Để biểu diễn dữ liệu đã thu thập và phân loại, ta cần:
- Thu thập và phân loại dữ liệu.
- Xác định tính đúng đắn (phân tích và xử lí) của dữ liệu
- Biểu diễn dữ liệu ở dạng thích hợp bằng bảng số liệu hoặc biểu đồ (biểu đồ 
tranh, biểu đồ cột).
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn 
dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi trên, cũng như hiểu rõ hơn về 
cách thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày 
hôm nay”.
⇒Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thu thập và phân loại dữ liệu 
a) Mục tiêu: 
- Phân biệt được dữ liệu thống kê và số và dữ liệu thống kê không phải là số. 
b) Nội dung:
- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức về thu thập và phân loại dữ 
liệu theo yêu cầu của GV.
 3 c) Sản phẩm: HS phân biệt dữ liệu thống kê là số và dữ liệu thống kê không phải 
là số, giải được các bài tập HĐ1, Ví dụ 1. 
d) Tổ chức thực hiện:
 HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Thu thập và phân loại dữ liệu 
 - GV yêu cầu HS đọc và phân tích nội dung HĐ1: (SGK – tr2)
 trong HĐ1 Nhận xét :
 + Hãy cho biết các thông tin mà lớp trưởng Trong các dữ liệu thống kê thu 
 lớp 7D đã thu thập được từ tổ 1 thập được, có những dữ liệu thống 
 + Theo em có thể phân loại các thông tin thu kê là số (số liệu) nhưng cũng có 
 thập được thành các nhóm dữ liệu như thế những dữ liệu thống kê không 
 nào? phải là số. 
 - GV hướng dẫn HS rút ra nội dung phần nhận Ví dụ 1: (SGK – tr2)
 xét về các dữ liệu thống kê thu thập được.
 - GV yêu cầu đọc Ví dụ 1, thảo luận nhóm đôi 
 và hoàn thành câu trả lời vào vở để củng cố 
 kiến thức về cách phân biệt dữ liệu thống kê.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo 
 luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.
 - GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 4 - Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bàn giơ 
 tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác 
 chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
 - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. 
 Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động 
 của các HS, cho HS nhắc lại nhận xét về dữ 
 liệu thống kê. 
Hoạt động 2: Tính hợp lí của dữ liệu 
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê
- Nhận biết được ý nghĩa của việc thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức liên môn 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức về tính hợp lí của 
dữ liệu theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra kết luận tính hợp lí của 
số liệu thống kê, tính hợp lí của kết luận thống kê, giải được các bài tập HĐ2, Ví 
dụ 2, 3 
d) Tổ chức thực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Tính hợp lí của dữ liệu 
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trong HĐ2 HĐ2:
 và cho biết khi thu thập, tổ chức, phân loại Sau khi thu thập, tổ chức, phân 
 dữ liệu cần lưu ý những điều gì? loại dữ liệu, ta cần xem xét tính 
 5 - GV yêu cầu HS đọc và phân tích Ví dụ 2, hợp lí của những dữ liệu thống kê 
tìm ra thông tin không hợp lí trong bảng dữ đó, đặc biệt chỉ ra được những dữ 
liệu về tỉ lệ tăng trưởng của các tỉnh/ thành liệu không hợp lí. Ta có thể dựa 
phố vùng Đông Nam Bộ năm 2019. trên những tiêu chí toán học đơn 
- HS thực hiện Ví dụ 3 để củng cố kĩ năng giản để thực hiện điều đó. 
xem xét tính hợp lí của dữ liệu thống kê. - Ví dụ 2. (SGK – tr4)
+ HS quan sát bảng dữ liệu và nhận biết dữ - Ví dụ 3. (SGK – tr4)
liệu không hợp lí 
+ Đề ra phương án lựa chọn HS chạy nhanh 
nhất để dự thi cấp liên trường từ bảng dữ 
liệu.
- GV chỉ ra cho HS thấy thống kê được ứng 
dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống: 
+ Mối liên hệ giữa thống kê với những kiến 
thức trong phần địa lí của môn Lịch sử và 
Địa lí 
+ Mối liên hệ giữa thống kê với những kiến 
thức trong môn Giáo dục thể chất. 
- GV nhấn mạnh: dựa vào dữ liệu thống kê, 
ta có thể tìm ra những thông tin hữu ích và 
rút ra kết luận về tính hợp lí của dữ liệu và 
tính hợp lí của kết quả thống kê. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận 
kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động 
cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
 6 - GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
 - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
 Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm 
 và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
Hoạt động 3: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ 
a) Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về thống kê đã học ở lớp 6 
- Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ 
- Ghi nhớ được dữ liệu thống kê có thể biểu diễn ở dạng bảng dữ liệu và ở dạng 
biểu đồ cột. 
- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn 
học khác. 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức về mô tả và biểu 
diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ kiến thức về cách mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các 
bảng, biểu đồ, giải được các bài tập HĐ3, Ví dụ 4. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 7 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Mô tả và biểu diễn dữ liệu 
 trên các bảng, biểu đồ. 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại các dạng bảng, 
biểu đồ đã được học ở lớp 6 dùng để mô tả HĐ3.
và biểu diễn dữ liệu. a) Tổng doanh thu của tỉnh Khánh 
- GV dẫn dắt: Trong mục này, chúng ra tiếp Hòa trong mỗi năm từ 2016 đến 
tục tìm hiểu sâu hơn việc đọc hiểu, rút ra 2020 lần lượt là: 12 929,7 tỉ đồng; 
những thông tin cần thiết từ những dạng biểu 17 300 tỉ đồng; 21 819,6 tỉ đồng; 
đồ dữ liệu đã học và nhận biết những dạng 27 100 tỉ đồng; 6 946,2 tỉ đồng. 
biểu diễ khác nhau cho một tập dữ liệu. b) Nguyên nhân khiến tổng doanh 
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS quan biểu đồ thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa 
hình 1, trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi hoàn trong năm 2020 giảm so với năm 
thành HĐ3. 2019: do ảnh hưởng của đại dịch 
 Covid – 19 kéo dài và diễn biến 
+ GV hướng dẫn HS cách đọc biểu đồ để xác 
 phức tạp. 
định tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh 
Hòa (nhìn vào cột biểu thị tổng doanh thu du - Ví dụ 4. (SGK – tr6)
lịch của tỉnh Khánh Hòa trong năm 2016, ta 
thấy trên đỉnh cột đó ghi số 12 929,7 và đơn 
vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ đồng. 
Vậy tổng doanh thu du lịch của tỉnh Khánh 
Hòa trong năm 2016 là 12 929,7 tỉ đồng). 
- GV nhấn mạnh với HS: dữ liệu thống kê có 
thể biểu diễn ở dạng bảng dữ liệu và ở dạng 
biểu đồ cột. 
- HS hoạt động nhóm đôi, làm Ví dụ 4 để 
củng cố kiến thức vừa học: đọc hiểu, rút ra 
thông tin cần thiết từ biểu đồ cột. 
 8 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận 
 kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động 
 cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
 - GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
 - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
 Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm 
 và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về thu thập, phân loại và biểu diễn 
dữ liệu
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: HS giải được các bài tập GV yêu cầu và có thể giải được các bài 
tập dạng tương tự.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1. Em hãy chỉ ra các điểm không hợp lí trong bảng dữ liệu sau:
Danh sách học sinh giỏi lớp 7A
 STT Họ và tên
 9 1 Nguyễn Hoàng Xuân
 2 Phạm Thị Hương
 3 Đỗ Thu Hà
 4 03456789
 5 Ngô Xuân Giang
A. Nguyễn Hoàng Xuân
B. 03456789
C. Phạm Thị Hương
D. Ngô Xuân Giang
Câu 2. Bạn Hùng ghi chép nhanh điểm Toán của các bạn trong tổ 1 của lớp 7C 
thành dãy dữ liệu: 5, 8, 6, 7, 8, 5, 4, 6, 9, 6, 8, 8.
Em hãy giúp Hùng sắp xếp lại dữ liệu trên vào bảng sau (theo mẫu):
 Điểm số 9 8 7 6 5 4
 Số bạn đạt được ? ? ? ? ? ?
Em hãy cho biết có bao nhiêu bạn được điểm 8 và có bao nhiêu bạn có điểm dưới 
6.
A. 4 bạn được 8 và 2 bạn dưới 6.
B. 4 bạn được 8 và 3 bạn dưới 6
C. 4 bạn được 8 và 6 bạn dưới 6
D. 1 bạn được 8 và 3 bạn dưới 6
Câu 3. Hãy cho biết dữ liệu nào sau đây thuộc loại số liệu? 
A. Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_canh_dieu_phan_3.docx