Tiết 3 : NHÂN , CHIA SỐ HỮU TỈ
I.Mục tiêu :
_ HS nắm vững các quy tắc nhân , chia số hữu tỉ , hiểu khái niệm tỉ số của hai số hữu tỉ .
_ Có kỹ năng nhân , chia số hữu tỉ nhanh và đúng .
II.Nội dung và phương pháp :
Soạn ngày 29/8/09 Tiết 3 : NHÂN , CHIA SỐ HỮU TỈ I.Mục tiêu : _ HS nắm vững các quy tắc nhân , chia số hữu tỉ , hiểu khái niệm tỉ số của hai số hữu tỉ . _ Có kỹ năng nhân , chia số hữu tỉ nhanh và đúng . II.Nội dung và phương pháp : * Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ : + Nêu quy tắc cộng , trừ số hữu tỉ . Làm bài tập 6c,d . + Nêu quy tắc chuyển vế , làm bài tập 9c,d . * Bài mới : * Hoạt động 2 : + Nhắc lại quy tắc nhân hai phân số ? Viết công thức nhân 2 số hữu tỉ ? + Cả lớp cùng làm ví dụ . * Hoạt động 3: + Nhắc lại quy tắc chia hai phân số ? GV giới thiệu quy tắc chia hai số hữu tỉ . + Yêu cầu HS làm ví dụ . + Cho các nhóm thực hiện ?1 + Yêu cầu các em đọc chú ý sgk tr 11 và ví dụ . + HS cả lớp cùng làm bài tập 11d , 12b . 1/ Nhân hai số hữu tỉ : 2/ Chia hai số hữu tỉ: (với số chia khác 0). Chú ý : Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y khác 0) gọi là tỉ số của x và y . Ký hiệu : * Hoạt động 4 : III.Củng cố : + bài tập 13c ; 13d ; 14 sgk tr 12 IV.Hướng dẫn về nhà + Bài 16 , Hs làm các bài 12 , 15 , 16 sgk tr 12 , 13 vào vở bài tập . Tiết 4 Soạn 29/8/09 GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ CỘNG , TRỪ , NHÂN , CHIA SỐ THẬP PHÂN I.Mục tiêu : _ HS hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ . _ Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ . Có kỹ năng cộng , trừ , nhân , chia các số thập phân . II.Nội dung và phương pháp : * Hoạt động 1 : _ Nhắc lại GTTĐ của số nguyên a ? _ GV cho HS Làm ?1 * Hoạt động 2 : _ GTTĐ của số hữu tỉ là gì ? _ Gv cho hs làm các ví dụ của sgk _ So sánh với 0 ? _ So sánh với ? _ So sánh với x ? Rút ra nhận xét ? _ GV cho HS làm ?2 * Hoạt động 3 : _ GV ôn lại các cách thực hiện các phép tính cộng , trừ , nhân , chia số thập phân . _ Quy tắc cộng , trừ , nhân , chia số nguyên . HS thực hiện các ví dụ theo nhóm . _ GV cho HS thực hiện ?3 1/ Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ: GTTĐ của số hữu tỉ x là khoảng cách từ điểm x tới điểm 0 trên trục số . Ký hiệu : * Nhận xét : Với mọi x thuộc Q ta luôn có 0 = - ; x 2/ Cộng , trừ , nhân , chia số thập phân : Ví dụ : a/ (- 1,13) + (-0,264) = - 1,394 . b/ 0,245 – 2,134 = - 1,889 c/ (- 5,2). 3,14 = - 16,328 d/ (- 0,408) : (- 0,34) = 1,2 e/ (- 0,408) : 0,34 = - 1,2 * Hoạt động 4 : III.Củng cố : GV cho HS làm bài tập 17 , 18 ,19 sgk tr 15 IV.Hướng dẫn về nhà : * Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức M = a + 2ab – b với |a| = 1,5 ; b = - 0,75 HD : Với |a| = 1,5 thì a = 1,5 ; a = - 1,5 Ta tính M ứng với 2 trường hợp : TH1 a=1,5 và b = - 0,75 ; TH2 a = - 1,5 và b= - 0,75 * Bài 2 : Tìm x Q biết 1,6 - |x – 0,2| = 0 HD : |x – 0,2| = 1,6 suy ra x – 0,2 = 1,6 hoặc x – 0,2 = - 1,6 . Từ đó ta tìm x . Bài 24 , 25 SBT tr 7 . Bài 20 , 21 sgk tr 15 . Học thuộc lý thuyết . Tiết 3 : soạn 29/8/09 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I.Mục tiêu : _ HS hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau . _ Công nhận tính chất : có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b vuông góc với a . _ Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng . II.Nội dung và phương pháp : * Hoạt động 1 :Nhận biết 2 đường thẳng vuông góc . Định nghĩa hai đtvg . ?1 GV yêu cầu các em gấp giấy và quan sát tờ giấy trải phẳng . ?2 Gv cho HS quan sát hình vẽ và đọc sách GK rồi suy luận dựa vào quan hệ hai góc đối đỉnh và hai góc kề bù . ?3 GV giúp HS cách vẽ phác hai đường thẳng vuông góc và ghi ký hiệu. * Hoạt động 2 : Sử dung dụng cụ để vẽ hai đtvg ?4 GV giúp HS sử dụng Eâke để vẽ đường thẳng a’ đi qua O và a’a cho trước . ? Vẽ được mấy đường thẳng a’ đi qua O và a’a. * Hoạt động 3 : GV giới thiệu tính chất được thừa nhận . * Hoạt động 4 : _ Gv giới thiệu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng và cho Hs nhận xét . _ HS đọc định nghĩa . _ GV giới thiệu hai điểm đối xứng nhau . 1/Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? 2/Vẽ hai đường thẳng vuông góc : a/Trường hợp điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a b/Trường hợp điểm O cho trước nằm ngoài đường thẳng a * Tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua O và a’a . 3/Đường trung trực của đoạn thẳng : * Định nghĩa : Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy . * Khi xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta nói A và B đối xứng với nhau qua đường thẳng xy . * Hoạt động 5 : III.Củng cố : bài 11 , 12 , 14 sgk tr 86 . IV.Hướng dẫn về nhà : Bài 13 , 15 sgk tr 86 . Tiết 4 : soạn 29/8/09 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : _ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc . _ Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước . _ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng . _ Bước đầu tập suy luận . II.Nội dung và phương pháp : Hoạt động 1: Bài cũ : + Thế nào là hai đường thẳng vuông góc . + Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng _ Gv yêu cầu HS sử dụng Eâke kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc hay không ? _ Gv hướng dẫn HS vẽ hình theo yêu cầu của đề bài . * Hoạt động 2 : Luyện tập + Dạng 1 : Vẽ hình theo yêu cầu của bài + GV cho HS vẽ hình vào vở và trình bày miệng cách vẽ của mình . + Dạng 2 : Vẽ hình và trình bày cách vẽ + Gv cho HS trình bày nhiều cách khác nhau . + Gv hướng dẫn HS vẽ hình và nêu trình tự vẽ . b1. Vẽ các đoạn thẳng AB = 2cm , BC = 3cm b2. Vẽ trung điểm I của AB , trung điểm K của BC . b3. Vẽ các đường thẳng d1 AB và d1 qua I d2 CD và d2 qua K + Bài 17 tr87 sgk : + Bài 18 tr 87sgk : + Bài 19 tr 87 sgk : + Bài 20 tr 87 sgk : 3 điểm A , B , C thẳng hàng A , B , C không thẳng hàng * Hoạt động 3: III.Củng cố : Để vẽ phác hai đường thẳng vuông góc trong vở chúng ta nên dựa vào đâu ? Để vẽ hai đường thẳng vuông góc chúng ta cần dùng dụng cụ nào ? IV.Hướng dẫn về nhà : HS làm bài tập 10 ; bài 15 sbt tr 75 .
Tài liệu đính kèm: