Giáo án Tự Chọn 7 - Chủ đề 2: Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song

Giáo án Tự Chọn 7 - Chủ đề 2: Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song

I - MỤC TIÊU

1. Kiến Thức: - Học sinh nêu được các tính chất về mối quan hệ giữa đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song.

2. Kĩ Năng: - Rèn luyện kĩ vẽ hình, quan sát hình, dựa vào tính chất để suy luận.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong học tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập.

 - Thước thẳng, êke, thước đo góc, phấn màu.

HS: Bảng phụ nhóm

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự Chọn 7 - Chủ đề 2: Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2010
Ngày giảng: 06/10/2010 (7A) + 04/10/2010 (7B)
chủ đề 2. đường thẳng vuông góc và đường 
thẳng song song
Tiết 8. Từ vuông góc đến song song 
I - Mục tiêu
1. Kiến Thức: - Học sinh nêu được các tính chất về mối quan hệ giữa đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song.
2. Kĩ Năng: - Rèn luyện kĩ vẽ hình, quan sát hình, dựa vào tính chất để suy luận.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong học tập.
II- đồ dùng dạy học:
GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
 - Thước thẳng, êke, thước đo góc, phấn màu.
HS: Bảng phụ nhóm
III- phương pháp dạy học: Vấn đáp gợi mở, hợp tác nhóm 
IV- Tổ chức giờ học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
+ Mục tiêu: - Học sinh nêu được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, nhận biết được hai đường thẳng song song dựa vào tính chất. 
+ Thời gian: 10’
+Cách tiến hành:
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV hỏi:
- Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
HS trả lời
- GV: treo bảng phụ hình vẽ, HS chỉ ra các đường thẳng song song và giải thích tại sao?
I. Lí thuyết.
2. Hoạt động 2: Bài tập
 + Mục tiêu: -- Rèn luyện kĩ năng sử dụng thước thẳng, ê ke, đo độ để vẽ hình thành thạo chính xác. Bước đầu tập suy luận.
 + Thời gian: 35’
+ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
+Cách tiến hành:
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Bài 1: 
Giáo viên treo bảng phụ hình vẽ:
Cho hình vẽ
Hỏi: a. a có song song với b không? Vì sao?
b. Tính số đo góc BCD.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời phần a.
GV hướng dẫn HS cách tính góc BCD
Bài 2: 
 A D a
 B 1300
 b
Cho hình vẽ.
a. Tính số đo góc B
b. Tính số đo góc D.
Bài 3: 
a) Vẽ d'//d và d''//d
b) d' có song song với d'' không? Giải thích bằng cách trả lời 1 số câu hỏi sau:
+ M là giao điểm của d' và d'' thì M có thuộc d không?
+ Nếu d' và d'' cắt nhau tại M thì có trái với tiên đề Ơ-clit không?
Bài 1
 A D a
 120o
 B ? b
 C
a) a //b vì cùng vuông góc với đường thẳng AB.
b) = 180o – 
= 180o - 120o = 60o.
Bài 2 
 A D a
 ?
 B ? 130o b
a)Tính góc B:
 a // b, c a (Â = 90o) vậy 
 c b, tức là góc B bằng 90o.
b)Tính D: a // b, C và D là cặp góc trong cùng phía, 
vậy D = 180o – C 
= 180o - 130o = 50o.
Bài 3: 
Cho: d’, d” phân biệt
 d’ // d
 d” // d
Suy ra: d’ // d”
Giải
*Nếu d’ cắt d” tại M thì M không thể nằm trên d vì M ẻ d’ và d’ // d.
*Qua M nằm ngoài d vừa có d’ // d vừa có d” //d thì trái với tiên đề Ơclít (Qua M chỉ có 1 đường thẳng // với d).
*Để không trái với tiên đề Ơclít thì d’ và d” không thể cắt nhau hay d’ // d”.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Nhớ dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. 
- Bài tập 20, 23, 24 (SBT).
 ******************************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc