Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - THCS Tô Hiệu

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - THCS Tô Hiệu

 Tiết 1. Tập làm văn:

- ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

- TẠO LẬP VĂN BẢN VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức:

- Ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản về thể loại văn tự sự (đặc điểm, những yêu cầu cơ bản khi làm văn tự sự); các yếu tố liên kết văn bản và các bước tạo lập văn bản.

 b) Về kĩ năng:

 - Khái quát, tổng hợp kiến thức.

- Luyện tập tạo lập văn bản đảm bảo các bước theo đúng yêu cầu (Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra ).

 

doc 39 trang Người đăng vultt Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2009
Ngày giảng: 01/10/2009
 Tiết 1. Tập làm văn:
- ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ
- TẠO LẬP VĂN BẢN VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
 a) Về kiến thức:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản về thể loại văn tự sự (đặc điểm, những yêu cầu cơ bản khi làm văn tự sự); các yếu tố liên kết văn bản và các bước tạo lập văn bản.
 b) Về kĩ năng:
 - Khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Luyện tập tạo lập văn bản đảm bảo các bước theo đúng yêu cầu (Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra).
 c) Về thái độ:
	Giáo dục HS ý thức tự giác học tập 
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV (lớp 6, 7) - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức văn tự sự ở lớp 6 và kiến thức về tạo lập văn bản (lớp 7) theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức: ( 1′)
 Kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18 
 a) Kiểm tra bài cũ: 
	Kết hợp trong tiết học.
 b) Dạy nội dung bài mới:
 * Giới thiệu: (1 phút). 
Trong chương trình Ngữ văn 6, các em đã được học về văn tự sự, miêu tả; Liên kết, mạch lạc và các bước tạo lập văn bản ở lớp 7. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn lại để củng cố những kiến thức cơ bản trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Nội dung.
1. Văn tự sự.
?
* Tự sự là gì?
a) Khái niệm tự sự:
HS
GV
" Trình bày (có nhận xét, bổ sung): 
- Tự là kể, sự là việc. 
- Như vậy tự sự là một phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự việc theo mối quan hệ nào đấy, như quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.
- Khái niệm tự sự ở đây bao gồm các nội dung trần thuật, tường thuật, kể chuyện. 
- Về mục đích giao tiếp, tự sự là phương thức chủ yếu để nhận thức sự vật (việc được kể ở đây bao hàm cả sự giải thích, tìm hiểu, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê).
- Tự sự là một phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự việc theo mối quan hệ nào đấy.
b) Yếu tố cơ bản của văn tự sự:
?
* Văn bản tự sự được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? Những yếu tố đó có ý nghĩa như thế nào trong văn tự sự?
HS
- Yếu tố tạo nên văn bản tự sự:
+ Sự việc.
+ Nhân vật.
- Đây là 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong văn tự sự.
GV
" bổ sung và chốt nội dung:
- Tự sự là "Kể chuyện" do đó yếu tố quan trọng là sự việc. Nếu không có sự việc thì không có tự sự. Do vậy muốn có tự sự, người ta phải chọn sự việc, rồi liên kết sự việc thành một chuỗi để thể hiện điều muốn nói (tức chủ đề truyện) làm cho truyện có ý nghĩa.
- Sự việc.
+ Sự việc tạo nên ý nghĩa trong văn bản tự sự.
+ Sự việc phải được sắp xếp thành một chuỗi thống nhất để thể hiện chủ đề của truyện. 
?
* Hãy nhớ lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, hãy liệt kê các sự việc trong câu chuyện?
HS
- Các sự việc: 
1. Vua Hùng kén rể.
2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
4. Sơn Tinh đến trước được vợ.
5. Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
6. Hai bên giao chiến, Thuỷ Tinh thua rút quân về.
7. Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
GV
- Trong văn bản tự sự, ta thấy các sự việc được liên kết với nhau tạo thành một chuỗi từ sự việc mang tính khởi đầu đến sự việc mang tính phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc.
?
Hãy sắp xếp các sự việc trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh theo bốn nội dung trên (sự việc khởi đầu, sự việc mang tính phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc)
HS
- Sự việc mang tính khởi đầu: Vua Hùng kén rể.
- Sự việc phát triển: Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
- Sự việc cao trào: Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sự việc kết thúc: Hai bên giao chiến, Thuỷ Tinh thua rút quân về.
GV
- Như vậy các sự việc trên kết hợp với nhau theo trình tự có ý nghĩa: Sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
- Nhân vật:
?
* Nhân vật trong văn tự sự giữ vai trò gì?
HS
- Trình bày có nhận xét, bổ sung:
- Trong văn tự sự, nhân vật là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện, được nói tới. 
 Là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện, được nói tới trong văn tự sự.
?
* Nhân vật tự sự thường được kể, tả qua yếu tố nào?
HS
- Nhân vật tự sự thường được kể, tả qua yếu tố: hiện thực, tưởng tượng, hoang đường kì ảo.
GV
- Ngôi kể trong văn tự sự cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm của người kể. (Thường kể theo ngôi thứ nhất: Người kể hiện diện và xưng tôi; ngôi thứ ba: Người kể dấu mình)
c) Bố cục trong văn tự sự.
?
Bố cục của một bài văn tự sự thường có mấy phần? Nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện từng phần?
HS
- Trình bày có nhận xét, bổ sung, chốt nội dung: " 
Bố cục gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
- Thân bài: Diễn biến tình tiết sự việc.
- Kết bài: Kết quả sự việc, suy nghĩ.
GV
- Như vậy, các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về văn tự sự. Muốn viết được một bài văn tự, cũng như các thể loại khác, chúng ta cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các bước tạo lập văn bản.
?
* Em hãy nhắc lại các bước tạo lập văn bản?
2. Quá trình tạo lập văn bản:
HS
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung và chốt nội dung): 
1. Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
2. Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng.
3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
4. Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt được các yêu cầu đã nên ở trên chưa và có cần sữa chữa gì không.
GV
- Bước hoàn chỉnh văn bản (diễn đạt các ý thành một bài văn hoàn chỉnh, có nội dung, ý nghĩa trọn vẹn). Đây là một khâu rất quan trọng bằng các thao tác liên kết văn bản.
?
* Vậy, liên kết trong văn bản là gì? Vì sao văn bản cần phải có tính liên kết? 
3. Liên kết trong văn bản:
HS
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Liên kết trong văn bản là sự thống nhất về nội dung và hình thức nhằm mục đích thể hiện một chủ đề nhất định.
- Liên kết là một trong những tính chất trong quan nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa, dễ hiểu.
? KH
* Để văn bản có tính liên kết cần đảm bảo những điều kiện gì?
* Phương tiện liên kết trong văn bản:
- Hình thức: Các câu, các đoạn cần có tính chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp, có sự kết nối liền mạch bằng các phương tiện ngôn từ thích hợp.
- Nội dung: Nội dung các câu các đoạn phải gắn bó chặt chẽ với nhau, tập trung thể hiện một một chủ đề cụ thể. 
 GV
- Chuyển: Từ những kiến thức cơ bản trên, chúng ta sẽ cùng luyện tập.
II. Luyện tập. (32 phút)
1. Bài tập 1:
(BT1- SBT,T.8)
?BT2
* Hãy vận dung kiến thức đã học để điền các từ ngữ “tựu trường, hơn nữa, một nền giáo dục, từ giờ phút này giở đi” vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
 “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Công hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày ... ở khắp nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng ..., ... các em bắt đầu được nhận ... hoàn toàn Việt Nam”.
 1 HS
- Lên bảng lựa trọn từ thích hợp điền vào chỗ trống theo yêu cầu.
 GV
- Cùng HS theo dõi, chữa bổ sung: Phải điền theo thứ tự như sau: Tựu trường vào chỗ trống thứ nhất, hơn nữa vào chỗ trống thứ hai từ giờ phút này giở đi vào chỗ trống thưa ba một nền giáo dục vào chỗ trống cuối cùng. Văn bản sẽ là:
“Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Công hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”.
2. Bài tập 2: (SBT,T.8)
 HS
? HS
- Đọc: 
 Chuyện kể rằng: Nhà thơ Nguyễn Công Trứ có lần nói với một đám học trò đi thi: “Lão có nghe lỏm được một đoạn văn của một danh nho, xin đọc cho các thầy nghe rồi nhờ các thầy giảng giải giùm cho lão nhé!” Nói rồi Nguyễn Công Trứ bèn tủm tỉm cười, ngồi trên lưng bò mà thủng thẳng đọc rằng: “Sông Nhĩ Hà sâu ba mươi sáu thước nước, chim ăn chim béo, cá không ăn cá bay về núi Hồng Sơn. Nhớ xưa: vua Thần nông giá sắt, vua Đế Thuấn canh vân. Cùng quăng, cùng quẳng, cùng quằng, tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá!”. Đám học trò nghe xong ai nấy đều tấm tắc khen lấy khen để, nhưng không ai hiểu nổi đoạn văn ấy có nghĩa gì, lại càng không một ai biết đoạn văn ấy có nghĩa hay không?
* Em hãy cho biết đoạn văn trên có nghĩa hay không? Trong các lí do dưới đây, lí do nào xác nhận đoạn văn ấy có nghĩa (hay không có nghĩa?
a) Không một từ nào có nghĩa.
b) Không một cụm từ nào có nghĩa.
c) Không một câu nào có nghĩa.
d) Có những từ, cụm từ, câu vô nghĩa.
e) Các cụm từ, các câu không liên kết với nhau.
 HS
- Thảo luận nhóm (2 nhóm) (trong 4 phút) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.
 GV
ŠCùng HS theo dõi, nhận xét, chữa bổ sung:
- Đoạn văn trên không có nghĩa.
- Vì các cụm từ, các câu không liên kết với nhau (e)
3. Bài tập 3: 
?BT3
* Chắc em biết câu chuyện cổ tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy giúp em hiểu được điều gì cụ thể hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
 HS
 GV
- Suy nghĩ cá nhân Š trình bày ý kiến.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung:
 Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” giúp ta hiểu rõ hơn về mối liên kết trong văn bản. Bởi vì nếu chỉ có trăm đốt thì các đốt tre phải được nối liền với nhau. Như vậy, một văn bản muốn được hiểu rõ nghĩa thì không thể nào không có liên kết.
4. Bài tập 4: 
? BT4
* Thực hiện các bước tạo lập văn bản (Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý) cho đề bài sau:
Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lý thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em gặp ở trường.
 HS
- Thực hiện các bước tạo lập văn bản theo yêu cầu (suy nghĩ cá nhân (7') sau đó trình bày kết quả).
 GV
- Cùng HS nhận xét, chữa bổ sung.
1. Phân tích đề: 
a) Nội dung trọng tâm:
- Một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,) mà em gặp ở trường.
- Bài học rút ra từ câu chuyện đã gặp.
b) Xác định các yếu tố chính:
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
- Trình tự: Kể cho bố mẹ nghe khi sự việc đã sảy ra (hình dung lại sự việc).
- Các chi tiết chính:
+ Thời gian, địa điểm sảy ra câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện và những suy nghĩ của em.
c) Phạm vi tư liệu:
 Thực tế cuộc sống.
2. Dàn bài:
a) Mở bà ... phương rất rõ. 
- Ca dao dân ca là các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp nhạc và lời, thể hiện đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
- Ca dao: Là lời thơ của dân ca. 
GV
- Để hiểu sâu sắc nội dung ý nghĩa của từng bài ca dao chúng ta cùng tìm hiểu văn bản trong phần II. 
II. Phân tích văn bản.
(23 phút)
HS
- Đọc bài ca dao số 1:
1. Bài ca dao 1:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
?
* Theo em bài ca dao 1 là lời của ai nói với ai? Bằng hình thức gì?
HS
- Là lời của mẹ nói với con bằng lời ru.
?
* Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao?
HS
- Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh ví von, dùng định ngữ chỉ mức độ: núi ngất trời, núi cao biển rộng mênh mông. Hình thức là lời ru, câu hát ru chứa chan tình cảm; tính từ chỉ mức độ, phép tu từ ẩn dụ.
?
* Phân tích giá trị biểu cảm của hình ảnh so sánh được sử dụng trong bài ca dao?
HS
- Phân tích theo yêu cầu.
- Cùng học sinh theo dõi và bổ sung: Bài ca dao dùng lối so sánh ví von quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha nghĩa mẹ; lấy cái to lớn, mênh mông vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Những hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao biển rộng mênh mông). Hai hình ảnh núi và biển đều được nhắc lại hai lần có ý nghĩa biểu tượng. Người phương Đông thường so sánh người cha với trời hặc núi, người mẹ với đất hoặc biển. Đó cũng là cách so sánh đối xứng. Chỉ có những hình ảnh cao rộng, to lớn khôn cùng và vĩnh hằng đó mới diễn tả nổi công ơn sinh thành và nuôi day con cái cha mẹ.
?
* “Cù lao chín chữ” trong bài ca dao gợi cho em suy nghĩa gì?
HS
GV
- Trình bày.
- Cùng học sinh nhận xét bổ sung: “Cù lao chín chữ” đã cụ thể hoá công cha nghĩa mẹ là tình cảm biết ơn của con cái. Tăng lòng tôn kính, nhấưn nhủ của câu hát, nhắm khẳng định công lao sinh thành, dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ mà con cái phải khắc ghi trong lòng.
?
* Qua phân tích, em thấy nội dung bài ca dao nói lên đều gì?
- Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn. Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao ấy mới chọn đạo hiếu làm con.
GV
- Tình cảm của cha mẹ, lời nhắc nhở, nhắn gửi về bổn phận làm con được thể hiện trong hình thức lời ru. Hát ru bao giờ cũng gắn với sinh hoạt gia đình, với ngôi nhà, với kỉ niệm thân thương của mỗi con người. Trên đời này không có bài ca dao nào, câu hát nào mà mối quan hệ gần gũi ấm áp như lời hát ru. Sữa mẹ nuôi phần xác, sữa âm thanh là nuôi phần hồn. Đó là điều đặc biệt trong quan hệ giữa người hát và người nghe.
?
* Tìm những câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ mà em biết?
HS
- Những chi tiết hiện tai và hồi ức được kể đan xen vào nhau một cách lô gíc tạo nên sự liên kết mạch lạc trong văn bản.
HS
 - Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 - Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
HS
- Đọc bài ca dao số 2:
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
2. Bài ca dao 2:
?
* Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Nói với ai? Và nói về điều gì?
HS
- Là lời người con gái lấy chồng xa quê nói với chính mình, nhớ về quê mẹ với tâm trạng buồn nhớ xót xa.
?
* Tâm trạng ấy được mô tả trong thời không gian nào? Cách sử dụng từ ngữ trong bài ca dao có gì đáng chú ý?
HS
- Tâm trang ấy được miêu tả vào thời gian buổi chiều chiều chiều” không gian “ngõ sau”. Bài ca sử dụng một số động từ “đứng, trông”, từ láy “chiều chiều”; hình thức diễn đạt bằng thơ lục bát và cách nói khẩu ngữ “ruột đau chín chiều”.
?
* Với thời điểm chiều chiều, không gian ngõ sau gợi cho em suy nghĩ gì?
HS
- Tâm trạng người con gái với thời gian là buổi chiều không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều. Trong ca dao, thời gian “chiều chiều” thường gợi buồn nhớ. Chiều hôm là sự trở về, đoàn tụ, là chim bay về tổ, còn mọi người thì trở về ngôi nhà của mình. Vậy mà người con gái lấy chồng xa quê vẫn bơ vơ nơi đất khách quê người.
- Không gian là “ngõ sau” nơi vắng lặng heo hút, vào thời điểm chiều hôm ngõ sau càng vắng lặng, không gian ấy gợi nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật, thân phận người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ gia trưởng phong kiến và sự che dấu nỗi niềm riêng: Bờ ao - ngõ sau - bến sông cổng làng, tâm trạng buồn nhớ bao giờ cũng dâng lên trong lòng.
?
* Phân tích tác dụng của cách nói khẩu ngữ: “ruột đau chín chiều” và hành động “trông về”.
HS
- Bằng cách nói khẩu ngữ cụm từ: “ruột đau chín chiều” khẳng định thêm khoảng thời gian trắc trở, không gian như dài thêm, hành động “trông về” gợi nỗi buồn da diết. Ở đây ta thấy tác giả dân gian đã dùng cách nói khẩu ngữ, dùng nỗi đau sinh học “ruột đau” để diễn tả nỗi đau bên trong của nhân vật trữ tình - tâm trạng buồn nhớ da diết.
?
* Theo em vì sao cô gái lại có tâm trạng như vậy?
- Người con gái lấy chồng xa quê “chiều chiều”, chín chiều với nỗi nhớ buồn không nguôi đó là nỗi nhớ về mẹ, không thể đỡ đần mẹ già, cha già lúc ốm đau cơ nhỡ, có thể là còn có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua, nỗi đau về cảnh ngộ thân phận mình khi ở nhà chồng trong xã hội phong kiến có sự bất bình đẳng giữa nam nữ, họ không được tự do yêu đương lựa chọn người mình yêu thương. Mà thường là do sự sắp đặt của cha mẹ vì thế mà người con gái lấy chồng xa càng có nhiều tâm trạng đau khổ xót xa.
?
* Qua phân tích, em hiểu nội dung cơ bản của bài ca dao này là gì?
HS
GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
- Bài ca dao là lời của người con xa quê, thể hiện tình cảm sâu nặng, nỗi buồn, nhớ da diết, đối với cha mẹ.
?
* Em hãy tìm thêm một số câu ca dao khác được ở đầu bằng từ “chiều chiều”?
HS
- Chiều chiều ra đứng bến sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
- Vẳng nghe chim vẹt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
2. Bài ca dao 3:
HS
- Đọc bài ca dao số 2:
 Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, 
 Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
 Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
?
* Địa danh nào được nhắc đến trong bài ca dao?
HS
- Kiếm hồ Š Hồ Gươm - Hà Nội.
?
* Trong thức tế, khi nào thì người ta nói “rủ nhau”?
HS
- Người ta dùng cụm từ “rủ nhau” khi:
+ Người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó. ở đây người rủ và người được rủ cùng muốn đến thăm Hồ Gươm, một thắng cảnh thiên nhiên có giá trị lịch sử và văn hóa.
?
* Bài ca dao nhắc đến cảnh trí nào của Hồ Gươm?
HS
- Bài ca dao nhắc đến cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài nghiên, tháp bút.
?
* Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bài ca dao này? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
HS
- Nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Với các thủ pháp nghệ thuật này gợi cho ta thấy một Hồ Gươm, một Thăng Long giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Cảnh ở đây thật đa dạng có hồ, đền, tháptất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.
?
* Câu hỏi ở cuối bài thơ có tác dụng gì?
HS
- Câu hỏi ở cuối bài: Hỏi ai gây dựng lên non nước này? Là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của cha ông qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm đã được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. Đồng thời câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu phải tiếp tục gìn giữ và dựng xây non nước xứng đáng với truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc.
?
* Bài ca dao cho thấy tình cảm của nhân dân ta đối với cảnh đẹp của Thăng Long Hà Nội như thế nào?
 - Bài ca dao thể hiện niềm vui sướng, tự hào của nhân dân ta trước những cảnh đẹp của Thăng Long - Hà Nội.
4. Bài ca dao 4:
HS
- Đọc bài ca dao số 4:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
?
* Từ ngữ trong hai dòng thơ đầu có gì đặc biệt? Nét đặc biệt ấy có tác dụng gì?
HS
- So sánh những dòng thơ này với những dòng thơ trong các bài thơ trên cùng với hai dòng thơ cuối của bài 4. Ta thấy hai dòng thơ đầu đều khác với dòng thơ bình thường khác. Chúng được kéo dài ra, dòng nào cũng tới 12 tiếng (gọi là lục bát biến thể) => gợi cảm giác về cảnh được miêu tả ở đây: dài, rộng, to, lớn.
- Cách sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng (Đứng bên ni đồng - đứng bên tê đồng; mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) gợi sự to lớn, không gian thoáng, rông của cánh đồng. Đồng thời cấu trúc khác lạ của hai câu đầu được ngắt ra thành nhịp 4/4/4. Hai vế đầu là cụm động từ chỉ hoạt động quan sát đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng phía sau là hai từ láy, hai câu này đều tả được sự trải dài của cánh đồng lúa, trong sự mở rộng tầm mắt, nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn trù phú đầy sức sống của cánh đồng.
?
HS
* Hai câu ca dao cuối nói về ai?
- Hai câu ca dao cuối nói về hình ảnh người con gái - một cô thôn nữ.
?
* Miêu tả hình ảnh của cô thôn nữ, tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì? Cách so sánh đó có tác dụng gì hãy phân tích để thấy được giá trị của nó?
HS
- Nghệ thuật: So sánh. So sánh cô thôn nữ với chẽn lúa đòng đòng (lúa sắp trổ bông); với ngọn nắng hồng ban mai. 
HS
- Cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng ; với ngọn nắng hồng ban mai có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. 
- So với cánh đồng bao la bát ngát, cô gái quả là bé nhỏ mảnh mai. Nhưng chính bàn tay con người bé nhỏ đó đã làm ra cánh đồng rộng lớn mênh mông bát ngát kia. Trước cánh đồng rộng lớn, bát ngát, nhân vật trữ tình đã nhận ra cô gái đáng yêu. Những câu ca dài không che lấp những câu ca ngắn. Hai dòng cuối có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp hài hoà của toàn bài.
=> Hai dòng đầu mới chỉ thấy cánh đồng lúa bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh - Cô thôn nữ mảnh mai trẻ trung phơi phới đầy sức xuân.
?
* Vậy theo em, nội dung của bài ca dao này là gì?
- Bài ca dao cho thấy vẻ đẹp rộng lớn, trù phú của cánh đồng và nét đẹp trẻ trung phơi phới tràn đầy sức sống của cô thôn nữ.
c) Củng cố, luyện tập: 	
	- Đọc thuộc lòng, diễn cảm một bài ca dao về Tình cảm gia đình hoặc về quê hương đất nước, con người mà em thích nhất? Cho biết đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó?
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Học thuộc lòng nhóm bài ca dao về tình cảm gia đình; tình yêu quê hương đất nước con người 
 - Tập phân tích lại những bài ca dao đã học. 
	- Sưu tầm thêm những bài ca dao cùng nhóm và ghi vào sổ tay học tập làm tư liệu.
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTC Tiet 1 6 DiepHong.doc