Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 14

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 14

1.MỤC TIÊU

1.1 Về kiến thức.

 - Giúp học sinh đọc đúng từ đó biết cách đọc diễn cảm và đọc hay.

1.2 Về kĩ năng.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh.

1.3 Về thái độ.

 - Gúp học sinh yêu thích môn học.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

-Giáo viên: Giáo án , một số bài văn bài thơ.

-Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

 

doc 38 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 1
Luyện đọc diễn cảm
1.Mục tiêu
1.1 Về kiến thức.
 - Giúp học sinh đọc đúng từ đó biết cách đọc diễn cảm và đọc hay.
1.2 Về kĩ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh.
1.3 Về thái độ.
 - Gúp học sinh yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: Giáo án , một số bài văn bài thơ.
-Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
3. Phương pháp
- Câu hỏi gợi mở, luyện tập.
4. Tiến trình giờ dạy
4.1 Ôn đinh tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ.
4.3 Bài mới
? Thế nào là đọc diễn cảm?
 - Đọc đúng chính tả, ngắt nhịp đúng biết nhấn giọng ở những trỗ cần thiết, chọn giọng đọc phù hợp.
GV: Đọc mẫu một lượt sau đó gọi học sinh đọc lại.
 1.Lão nông cùng các con
-Yêu cầu đọc: Đọc lưu loát, giọng khuyên nhủ thê hiện tình cảm của người cha với các con của mình.
 2. Bài ca côn sơn.
-Yêu cầu đọc: Giọng mượt mà, truyền cảm thể hiện được cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt nên thơ ở Côn Sơn và tình cảm thi nhân của nhân vật trữ tình. Chú ý đọc nhấn giọng ở các từ: Rì rầm, đàn cầm, đá rêu phơI, chiếu êm, nhàn, nêm, Côn Sơn.
 3. Sau phút chia li.
Yêu cầu: Đọc với giọng thiết tha, dàn trảI, chậm, kéo dài gợi sự xót xa cay đắng của tâm trạng, thể hiện được nỗi buồn, sầu, nhớ của người chinh phụ có chồng ra trận. Đặc biệt chú ý các từ: Cõi xa mưa gió, buồng cũ chiếc chăn, cách ngăn , mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt, sầu
 4. Qua đèo ngang.
-Yêu cầu: Đọc với giọng thanh thoát , ngắt nhịp 4/3, thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình buồn mang mác trước cảnh vật nơI Đèo Ngang. Chú ý đọc nhấn giọng ở các từ: bang xế tà, chen, lom khom, tiều vài chú, lác đác bên sông, chợ mấy nhà, con quốc quốc, cáI gia gia.
 5. Bạn đến chơi nhà.
-Yêu cầu đọc: giọng vui vẻ pha chút hài hước thể hiện niệm vui cuả tác giả khi có bạn đến chơI nhưng lại không có gì để tiếp bạn, qua đó ca ngợi tình cảm bạn bè trong sáng. Chú ý đọc nhẫn giọng ở các từ: lâu nay, ao sâu, khôn chài cá, cảI chưa ra cây, cà mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa, trầu không có, ta với ta.
- HS đọc.
- Lớp nhận xét.
- GV sửa, nhận xét.
A. KháI niệm
1. Hình thành kháI niệm về cách đọc diễn cảm.
B.Luyện tập
1 Thực hành luyện đọc diễn cảm.
 4.4 Củng cố
4.5 Hướng dẫn học sinh về nhà và chuẩn bị bài sau.
- Luyện đọc diễn cảm. 
5. Rút kinh nghiệm
Ngày Soạn:
Ngày giảng: Tiết 40
Rèn chính tả
1.Mục tiêu.
1.1 Về kiến thức.
 - Giúp học sinh sửa lỗi về chính tả và dùng từ đặt câu đúng chính tả.
1.2 Về kĩ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng nói, viết đúng chính tả cho học sinh.
1.3 Về thái độ.
 -Học sinh nói và viết đúng chính tả.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: Giáo án.
-Học sinh: Chuẩn bị bài.
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề.
4. Tiến trình giờ dạy
4.1 Ôn đinh tổ choc.
- Kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ.
4.3 Bài mới
 Trong khi nói và viết có một số em thường sai chính tả. Vậy đó là những lỗi nào, và rèn luyện ra sao để tránh thì cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. 
GV: Trong khi nói và viết học sinh thường mắc một số lỗi thường gặp về chính tả. 
Nguyên nhân chính là do các em không nắm được cách đọc và viết của những từ đó, hoặc do thói quen sử dụng từ.
 Có thể nêu ra một vài lỗi mà các em thường mắc phảI như sau:
+Các từ có phụ âm đầu là: 
 s/x
 l/n
 tr/ch
 r/d
Ví dụ:
Sai
đúng
Xo xánh
So sánh
Xau cùng
Sau cùng
Núa nếp
Lúa nếp
Nòng nợn
Lòng lợn
Trỗ để se
Chỗ để xe
Chong chắng
Trong trắng
GV: Chỉ ra cái sai của học sinh trong việc dùng từ, từ những bài viết văn của các em đồng thời hướng dẫn các em sửa lại cho đúng chính tả.
Phần này học sinh sửa trong vở viết văn của mình.
? Các em thường phát âm sai những từ nào?
 - Những từ có phụ âm đầu là l/n, r/d, tr/ ch, s/x.
Ví dụ: Hà nội ---> đọc thành Hà lội.
 Việt nam ----> Việt Lam
? Nguyên nhân đọc sai.
 - Do thói quen khi phát âm và không có ý thức sửa.
? Cách khắc phục?
 - Rèn cách đọc cho đúng.
Học sinh nghe và viết.
Mùa xuân của tôi
 Mùa xuân của tôI, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa siêu siêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có những câu hát huế tình của cô gáI đẹp như thơ mộng.
Đoạn văn 2: 
Lại con sông tào khê này nữa! Hơn bốn mươI năm sau đấy, tôI đã được tới bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây, sông nước rồi cả sao khuya. Sông tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc, thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôI, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phảI nghẹn ngào:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn.
( Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn )
-Học sinh đọc lại 2 đoạn văn trên và chú ý cách phát âm những từ được lưu ý.
-Giáo viên kiểm tra lỗi chính tả trong bài viết của học sinh và sửa chữa cho học sinh.
A. Lí thuyết
1. Nguyên nhân mắc lỗi
-Do không nắm được cách đọc và viết của từ
-Do thói quen phát âm từ.
2. Một số lỗi thường gặp về chính tả.
2.1 Viết sai chính tả.
- Viết sai chính tả chủ yếu ở những phụ âm đầu là: r/d, tr/ch, l/n, s/x
2.2. Phát âm sai chính tả.
- Những từ có phụ âm đầu là: l/n, r/d, tr/ch, s/x.
B Luyện tập
1.Đọc – viết.
2 Sửa chính tả.
 4.4 Củng cố
? Đọc lại một số từ viết dúng trong ví dụ?
4.5 Hướng dẫn học sinh về nhà và chuẩn bị bài sau.
- Học lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Văn bản nhật dụng
5. Rút kinh nghiệm
NS
NG:
Tiết 3
Văn bản nhật dụng
1.Mục tiêu
1.1 Về kiến thức.
 - Giúp học sinh nắm được kháI niệm, đặc điểm của văn bản nhật dụng, hiểu được vai trò cảu văn bản nhật dụng trong cuộc sống hàng ngày.
 1.2 Về kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và làm văn bản nhật dụng
1.3 Về thái độ.
 -Có ý thức tìm hiểu văn bản nhật dụng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: Giáo án , một số bài văn bài thơ.
-Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
3. Phương pháp
- Câu hỏi gợi mở, luyện tập.
4. Tiến trình giờ dạy
4.1 Ôn đinh tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ.
4.3 Bài mới
Ơ lớp 6 các em đã được học một số văn bản nhật dụn như: Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Vậy văn bản nhật dụng là gì? có đặc điểm như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay.
? Nhắc lại tên một số tác phẩm nhật dụng đã học ở lớp 6?
-Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử
-Động Phong Nha
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
GV:Đay là các văn bản nhật dụng, vậy văn bản nhật dụng là gì? Để trả lời được câu hỏi này trước hết chúng ta hãy tiến hành đọc lại các văn bản trên.
1 Cầu Long Biên- chững nhân lịch sử.
-GV: gọi 3 học sinh đọc lại văn bản trên.
-Học sinh đọc
? Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Tại sao lại gọi là chứng nhân lịch sử?
-Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãI mãI trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước.
2 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
-Gv gọi 3 học sinh đọc lại văn bản.
? Ta nhận thấy nội dung nào nổi bật từ văn bản này?
-Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã đặt ra một vấn đề mang ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phảI sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ mạng sống của chính mình.
?Ngoài những nội dung trên em còn biết gì về văn bản này? ( thời gian ra đời)
-Năm 1854, Tổng thống thứ 14 cảu nước Mĩ tở ý muốn mua đất cảu người da đỏ. Thủ lĩnh người da đỏ là Xi-át-tơn đã gửi bức thư này để trả lời.
-Đây là một bức thư rất nổi tiếng tong được nhiều người xem là một trong những vbản hay nhất về thiên nhiên và môI trường.
3. Động Phong Nha
- 3 Học sinh đọc văn bản trên.
?Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
-Động PN ở miền tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất. Động PN đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có ĐPN cũng như những thắng cảnh khác.
GV: Cả 3 văn bản trên đều là văn bản nhật dụng.
? Vậy theo em thế nào là văn bản nhâth dụng?
-Văn bản nhật dụng không phảI là một kháI niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết, đối với cuộc sống trước mắt của con ngừơI và cộng đồng trong xã hội hiện dại như: thiên nhiên, môI trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
? Dựa vào kiến thức trên về văn bản nhật dụng em hãy kể thêm một số văn bản nhật dụng khác mà em biết?
-Ôn dịch, thuốc lá ( lớp 8)
-Bao bì ni lông (lớp 8)
Viết một đoạn văn nói về vấn đề bảo vệ rừng?
-Học sinh làm ra nháp sau đó trình bày trước lớp.
-Lớp và cô giáo nhận xét.
A.Lí thuyết
1.Các văn bản nhật dụng đã học
-Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
-Động Phong Nha
2.KháI niệm và đặc điểm của văn bản nhật dụng.
-Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết, đối với cuộc sống trước mắt của con ngừơI và cộng đồng trong xã hội hiện dại như: thiên nhiên, môI trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
B. Luyện tập
Vấn đề bảo vệ rừng hiện nay của nước ta.
 4.4 Củng cố
4.5 Hướng dẫn học sinh về nhà và chuẩn bị bài sau.
- Tâm trạng người mẹ trong văn bản “ Cổng trường mở ra” và tháI độ, tình cảm, suy nghĩ người bố trong văn bản “Mẹ tôI”
5. Rút kinh nghiệm
NS:
NG:
Tiết 4
Tâm trạng người mẹ trong văn bản “ Cổng trường mở ra” và tháI độ, tình cảm, suy nghĩ của người bố trong văn bản “Mẹ tôI”
1.mục tiêu
- Về kiến thức 
+ Giúp học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
- Về kĩ năng
-Rèn kĩ năng đọc và phân tích tâm trạng nhân vật cho học sinh.
-Về thái độ
-Bồi dưỡng thêm cho con cáI tình cảm kính trọng, biết ơn của với cha mẹ, những người đã vất vả nuôI ta khôn lớn.
 2.chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Soạn bài + Tài liệu tham khảo + Tranh ảnh ngày khai trường.
- HS: Chuẩn bị bài.
3.phương pháp
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.
4.tiến trình giờ dạy
4.1- ổn định lớp 
-Kiểm tra sĩ số
4.2- Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra bài soạn của học sinh.
4.3Giảng bài mới.
* Giới thiệu bài: Cha mẹ là những người không chỉ có công sinh thành rat a mà còn vất vả nuôI dưỡng, giáo dục ta mới thành người trưởng thành được, cha mẹ có thể làm mọi việc thậm chí hi sinh hạnh phúc riêng của mình để con cáI được hạnh phúc, sung sướng.Tình cảm đó của cha mẹ được thể hiện rất rõ trong hai văn bản: “Cổng trường mở ra” và “ Mẹ tôI”
Tác giả của văn bản là ai?
Lí Lan
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?
-In trên báo Yêu trẻ, số 166 ... nữa.
? Đại từ thường dữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
-Chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động 
Từ, của tính từ.
? Có mấy loại đại từ?
Có hai loại đại từ: Đại từ dùng để hỏi và đại từ dùng để trỏ.
? Đại từ để trỏ có mấy loại ?
-Trỏ người, vật
-Trỏ số lượng
-Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
? Đại từ để hỏi dùng để làm gì?
Hỏi về người, sự vật.
-Hỏi về số lượng
Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
Bài tập 1
? Nhận xét hai đại từ tôi trong câu sau:
-Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại em tôi đã theo
 tôi ra từ phía sau từ lúc nào.
-Giống nhau: đều là đại từ xưng hô.
-Khác nhau: 
+ ..tôi quay lại : tôi là chủ ngữ.
+ ...em tôi đã..: tôi là định ngữ.
Bài tập 2
? Nhận xét đại từ “ai” trong 2 câu ca dao sau:
Ai làm cho bể kia đầy, 
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
 ( Những câu hát than thân)
Hỏi về người, sv.
Người sự vật không xác định được. Do đó ai là
đại từ nói trống( phiếm chỉ).
 Bài tập 3.
Viết đoạn văn
Học sinh viết đoạn văn 10 phút, đọc trước lớp
-Lớp nhận xét, giáo viên sửa.
Bài tập 4:
Đạt câu với đại từ bao nhiêu
Bao nhiêu tiền một cân gạo?
Lí thuyết
Khái niệm về đại từ
- Là những từ dùng để trỏ người, vật hoạt dộng, tính chất, .. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định 
của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Các loại đại từ
-Đại từ để hỏi
-Đại từ để trỏ.
Luyện tập
Bài tập 1
Nhận xét hai đại từ tôi trong câu sau:
-Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại em tôi đã theotôi ra từ phía sau 
từ lúc nào.
Bài tập 2
? Nhận xét đại từ “ai” trong 2
 câu ca dao sau:
Ai làm cho bể kia đầy, 
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
 ( Những câu hát than thân)
Bài tập 3
Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng đại từ. Gạch chân những đại từ đó.
Bài tập 4.
Đặt câu với đại từ: bao nhiêu, bấy nhiêu?
4.4 Củng cố
? Thế nào là đại từ?
? Trình bày các loại đại từ?
4.5 Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị bài sau
- Học thuộc khái niệm 
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập từ Hán Việt qua các bài thơ chữ Hán
5. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
NS:
NG:
Tiết 12
Luyện tập về từ hán việt qua các bài thơ chữ hán
1.Mục tiêu
1.1 Về kiến thức.
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức về từ Hán Việt và các bài thơ chữ hán đã học trong chương trình.
1.2 Về kĩ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ Hán Việt đạt hiệu quả.
1.3 Về thái độ.
 - Nâng cao tình cảm yêu quý với thơ văn chữ Hán.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: Giáo án, sách giao khoa.
-Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề, luyện tập .
4. Tiến trình giờ dạy
4.1 Ôn đinh tổ chức
- Kiểm tra sĩ số	
4.2 Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra trong quá trình ôn tập
4.3 Giảng bài mới
Chúng ta đã học nhiều bài thơ chữ Hán vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về từ Hán Việt qua các bài thơ này.
? Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ những bài thơ chữ Hán em đã học trong chương trình?
-Buổi chiều đúng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông).
-Xa ngắm thác núi Lư( Lí Bạch)
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Lí Bạch)
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
( Hạ Tri Chương).
-GV có thể cho điểm phần này nếu học sinh đọc tốt thay cho phàn kiểm tra bài cũ.
Mở rộng vốn từ Hán Việt qua bài thơ: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”
-Vọng: trông, ngóng, mong mỏi-> hi vọng, mong mỏi, hoài vọng.
-Thôn: làng-> hương thôn, cô thôn, thôn nữ.
- Hậu: sau-> Hậu thế, hậu sinh hậu trường..
-Tiền : trước -> Tiền bối, tiền đề..
-Đạm: nhạt-> Đạm bạc, thanh đạm, lãnh đạm..
-Yên : khói -> Yên ba, yên hà..
-Bán : nửa-. Bán cầu, bán đảo, bán dạ..
- Vô: không -> Vô lí, vô duyên, vô đạo..
-Hữu: có-> hữu ích, hữu tình, hữu duyên.
-Tịch: buổi chiều -> Cô tịch, tịch dương
-Dương: Mặt trời-> thái dương, hướng dương
-Biên: đường ranh giới-> biên giới, giang biên, ngoại biên..
-Mục: nuôi súc vật-> mục đồng, đồng dao.
-Đồng: trẻ con-> Nhi đồng, đồng sức, đồng lòng.
-Địch : sáo-> vãn địch
-Lí: trong->ngục lí, lung lí
-Bạch: trắng-> bạch mã, bạch dương
-Lộ : con cò-> Không lộ, bạch lộ
1.Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ những bài thơ chữ Hán đã học trong chương trình.
- Buổi chiều đúng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông).
-Xa ngắm thác núi Lư( Lí Bạch)
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Lí Bạch)
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
( Hạ Tri Chương).
2.Tìm hiểu nghĩa của các từ Phiên âm chữ Hán trong bài thơ: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trong ra”
.
4.4 Củng cố
? Đọc phiên âm và dịch thơ những bài thơ chữ Hán đã học?
4.5 Hướng dẫn học sinh về nhà và chuẩn bị bài sau
- Học thuộc các bài thơ trên.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về văn biểu cảm.
5 . Rút kinh nghiệm 
.....................................................................................................................................
NS:
NG:
Tiết 13
Luyện tập về văn biểu cảm
1.Mục tiêu
1.1 Về kiến thức.
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn biểu cảm chuẩn bị cho bài viết văn biểu cảm sắp tới.
1.2 Về kĩ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng biểu cảm khi viết văn biểu cảm.
1.3 Về thái độ.
 - Bồi dướng tình cảm cho mỗi người.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: Giáo án, sách giao khoa.
-Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề, luyện tập .
4. Tiến trình giờ dạy
4.1 Ôn đinh tổ chức
- Kiểm tra sĩ số	
4.2 Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra trong quá trình ôn tập
4.3 Giảng bài mới
Chúng ta đã học về văn biểu cảm, để củng cố kiến thức về van biểu cảm bài ngày hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu.
? Thế nào là văn biểu cảm?
-Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm với người đọc.
- Tình cảm trong văn bản thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
? Cách thứ biểu cảm.
- Trực tiếp như tiếng kêu, lời than.
-Sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
? Để biểu đạt tình cảm người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng nào?
 -Là một đò vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng.
? Một bài văn biểu cảm có bố cục mấy phần?
-3 phần.
? yêu cầu về cách thể hiện tình cảm trong bài văn biểu cảm như thế nào?
-T/C trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực, thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
Đoạn văn xuôi biểu cảm.
 Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường nào động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...
 (Sài Gòn tôi yêu)
 “ Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi lông mày ai như trăng mới in ngần cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
 Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
( Mùa xuân của tôi)
Viết đoạn văn biểu cảm và trình bày trước lớp.
-Học sinh viết, lớp nhận xét
-giáo viên chữa.
Lí thuyết
1. Khái niệm văn biểu cảm.
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm với người đọc.
Luyện tập
1.Sưu tầm đoạn văn xuôi biểu cảm
2.Viết đoạn văn biểu cảm
4.4 Củng cố
? Thế nào là văn biểu cảm?
? yêu cầu cách thể hiện tình cảm trong văn biểu cảm?
4.5 Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị bài sau
- Học thuộc bài, hoàn thiện đoạn văn biểu cảm.
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về quan hệ từ.
5 Rút kinh nghiệm .
.................................................................................................................................
NS:
NG:
Tiết 14
Luyện tập về quan hệ từ
1.Mục tiêu
1.1 Về kiến thức.
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức về quan hệ từ đã học.
1.2 Về kĩ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ cho đúng khi viết văn.
1.3 Về thái độ.
 - Nâng cao ý thức sử dụng từ cho học sinh.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-Giáo viên: Giáo án, sách giao khoa.
-Học sinh: sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề, luyện tập .
4. Tiến trình giờ dạy
4.1 Ôn đinh tổ chức
- Kiểm tra sĩ số	
4.2 Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra trong quá trình ôn tập
4.3 Giảng bài mới
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về quan hệ từ. Bài ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn tập lại bài .
? Thế nào là quan hệ từ?
-QHT dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả, ... giữa các bộ phận của cây hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
? Kể tên một số quan hệ từ thường dùng?
-Của, bằng, về, tuy , nhưng, hễ thì, nếu, mà vì , nên ..
? Đặt câu với những quan hệ từ vừa tìm được?
Vì trời mưa nên đường lầy lội.
Vì lười học nên em bị điểm kém.
 Tuy nhà ghèo nhưng Lan học rất giỏi.
? Kể tên một số lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?
Thiếu quan hệ từ
Thừa quan hệ từ
Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
? Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ, gạch chân dưới quan hệ từ đó?
Học sinh viết 10 phút – chủ đề tự chọn.
 -Học sinh trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét.
Đoạn văn tham khảo:
Tuy phong cách tiếp cận người quen hay khách lạ có vẻ cổ xưa nhưng lại rõ ràng dân chủ. Không có tư thế khúm núm hay màu mè. Không một chút mặc cảm tự ti...
Lí thuyết
Thế nào là quan hệ từ
-QHT dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả, ... giữa các bộ phận của cây hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
2.Một số lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ.
Thừa quan hệ từ
Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
B.Luyện tập
1.Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.
4.4 Củng cố
? Thế nào là quan hệ từ?
Nêu những lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?
4.5 Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị bài sau
-Học thuộc nội dung ghi nhớ.
- hoàn thiện đoạn văn
-Chuẩn bị bài sau: Luyệ tập về từ đồng âm, từ trái nghĩa.
5 Rút kinh nghiệm 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon ngu van 7 ki 1.doc