Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 109 đến tiết 112

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 109 đến tiết 112

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận đựơc giá trị của cây tre việt nam và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam.

- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật ở bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả, bình luật, lời văn giàu nhịp điệu.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bài soạn, sgk, sgv

- HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập

III. LÊN LỚP:

 ổn định

 Lên lớp

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 109 đến tiết 112", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 TIẾT 109
 Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM
 Nguyễn Duy
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp học sinh:
Hiểu và cảm nhận đựơc giá trị của cây tre việt nam và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam.
Nắm được những đặc điểm nghệ thuật ở bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả, bình luật, lời văn giàu nhịp điệu. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập
III. LÊN LỚP:
 ổn định
 Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
H? Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ở quê em?
HS trả lời
Hoạt động 2 : Bài mới(5P)
Như chúng ta biết ở thôn quê có rất nhiều hình ảnh đẹp gắn liền với cuộc sóng của con người trong những hình ảnh đó có hình ảnh cây tre đã gắn liền với con người kể cả trong khi đất nước có chiến tranh để hiểu rõ chúng ta học bài mới. 
 HS nghe
Hoạt động 3: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Hs đọc chú thích* sgk.
H? Em hãy sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm?
Hs trả lời, hs nhận xét, giáo viên nhấn mạnh và cho học sinh ghi những ý chính.
Gv đọc mẫu – học sinh đọc tiếp ( chú ý giọng đọc) 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, giáo viên nhận xét.
H?Em hãy nêu đại ý của bài .
Gv gợi ý cho học sinh đại ý nắm ngay ở phần mở đầu của bài.
H? Em hãy tìm bố cục của bài và nội dung của từng phần?
Học sinh thảo luận để tìm bố cục
Hoạt động 4: Phân tích văn bản
H? Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn của tre đối với con người?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét 
H? Em hãy nêu những phẩm chất của cây tre?
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH.(10P)
1. Tác giả
Thép Mới ( 1925 – 1991 )tên thật là Hà Văn Lộc, quê ở Nam Định.
Ngoài viết báo ông còn viết tuỳ bút, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm
Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.(25P)
1. Cấu trúc văn bản.
4 phần
Phần 1: Từ đầu . . . như người
Phần 2: Tiếp theo . . . chung thuỷ
Phần 3: Tiếp theo . . . chiến đấu
Phần 4: Còn lại.
2. Nội dung văn bản.
a. Hình ảnh cây tre và những phẩm chất đáng quý 
*. Hình ảnh cây tre
- Tre có mặt trên mọi miền Tổ quốc “ Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc . . . làm bạn”.
*. Phẩm chất
- Có sức sống bền bỉ, dẻo dai, dáng vẻ thanh cao, giản dị
*Củng cố:(5p)
-GV nhắc lại thể loại của văn bản.
-GV nhắc lại nội dung của đoạn văn về phẩm chất của tre.
-HS kể tóm tắt đoạn văn 1.
*Dặn dò:
-Về nhà chuẩn bị đoạn còn lại.
-Kể tóm tắt trước ở nhà.
Bổ sung:
TIẾT 110
 Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM
 Nguyễn Duy
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp học sinh:
Hiểu và cảm nhận đựơc giá trị của cây tre việt nam và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam.
Nắm được những đặc điểm nghệ thuật ở bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả, bình luật, lời văn giàu nhịp điệu. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập
III. LÊN LỚP:
 ổn định
 Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
Tóm tắt đoạn 1 của văn bản Cây tre Việt Nam và nêu nội dung của đoạn.
HS trả lời
Hoạt động 2 : Bài mới(5P)
Tre Việt Nam tre xanh xanh tự bao giờ có từ rất lâu rồi tre vẫn đi vào lòng người ấn tượng không bao giờ quên.Tre gắn bó với con người trong cuộc sống bình thường,tre gắn bó với con người trong chiến đấu.và tre đã trở thành người bạn thân của nhân dân Việt Nam vậy để hiểu được ý nghĩa chúng ta học bài mới.
HS nghe
Hs đọc chú thích* sgk.
H? Em hãy sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm?
Hs trả lời, hs nhận xét, giáo viên nhấn mạnh và cho học sinh ghi những ý chính.
Gv đọc mẫu – học sinh đọc tiếp ( chú ý giọng đọc) 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, giáo viên nhận xét.
Hs xem lại đoạn 2,3.
H? Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh cho nhận định: “ Cây tre là bạn thân của người nông dân việt nam” ?
Học sinh lấy dẫn chứng, giáo viên bổ sung
H? Em hãy tìm những hình ảnh nhân hoá và nêu tác dụng của nó? 
Học sinh tìm và nêu tác dụng
GV: Bài văn miêu tả cây tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì?
H? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Hs trả lời, học sinh nhận xét, giáo viên kết luận.
GV: Nội dung và nghệ thuật của bài là gì?
Gv dựa vào phần ghi nhớ sgk để tổng kết lại nội dung bài học.
Hs đọc ghi nhớ: sgk.
*. Củng cố 
Em hãy nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài.
*. Dặn dò 
Về nhà học bài.
 Chuẩn bị bài mới Câu trần thuật đơn	
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH.(10P)
1. Tác giả
Thép Mới ( 1925 – 1991 )tên thật là Hà Văn Lộc, quê ở Nam Định.
Ngoài viết báo ông còn viết tuỳ bút, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm
Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.(15P)
1. Cấu trúc văn bản.
2. Nội dung văn bản.
a. Hình ảnh cây tre và những phẩm chất đáng quý 
b. Sự gắn bó giữa cây tre với con người và dân tộc Việt Nam
- Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước luỹ tre bao bọc khắp làng.
- Dưới bóng tre người nông dân làm ăn sinh sống và giữ gìn nền văn hoá cổ truyền. 
- Tre là cánh tay của người nông dân giúp họ trong công việc.
- Tre gắn bó với con người thuộc với mọi lứa tuổi.
- Tre gắn bó với người dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước.
-> Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu.
c. Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
- Hình ảnh nhạc của cây tre, trúc đó là một nét đẹp văn hoá độc đáo.
- Hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên nói về cây tre trong tương lai 
-> Tre sẽ sống mãi trong đời sống con người và là người bạn của dân tộc và trở thành tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
III. TỔNG KẾT(10p)
- Gía trị của tre trong cuộc sống của con người.
- Tre gắn bó với con người trong cuộc sống và đã trở thành người bạn thân của nhân dân Việt Nam trong mọi thời đại.
* Ghi nhớ : sgk
Tiết 111 
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.
Nắm được các tác dụng của câu trần thuật đơn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv, 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập
III.LÊN LỚP
1.ổn định
2.Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
H? Thế nào là chủ ngữ, vị ngữ? Em hãy nêu đặc điểm của chủ ngữ, vị ngữ
H? Làm bài tập 3. sgk.
HS trả lời
Hoạt động 2 : Bài mới(5P)
Chúng ta đa tìm hiểu các thành phần chính của câu và đa biết được các thành phần chính của câu có tác dụng gì và có ý nghĩa như thế nào để đặt câu. Nay chúng ta đi tìm hiểu câu trần thuật đơn là gì và vận dụng làm bài tập. 
 HS nghe
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu trần thuật đơn 
Hs đọc ví dụ 1 sgk.
Em hãy cho biết đoạn văn trên gồm mấy câu? (9 câu).
Các câu có dạng gì?
( câu 1,2,6,9 -> kể, tả, nêu ý kiến)-> Câu trần thuật.
Các câu còn lại(để hỏi, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến . . .).
H? Em hãy xác định chủ ngữ – vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được?
H? Em hãy xếp các câu trần thuật nói trên làm 2 loại sau:
Câu do 1 cặp chủ – vị tạo thành?
Câu do 2 cặp chủ – vị tạo thành?
Gv rút ra kết luận bằng phần ghi nhớ sgk.
H? Thế nào là câu trần thuật đơn?
Hs đọc ghi nhớ 1 -> 2 em.
Hoạt động 4: Luyện tập
Hs đọc bài tập 1 sgk.
Em hãy tìm những câu trần thuật đơn trong đoạn trích và cho biết nó được dùng để làm gì?
Hs đọc bài tập 2
Các câu dưới đây thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
Hs làm, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.
Hs đọc bài tập 3, so sánh 2 cách giới thiệu nhân vật trong bài tập 2, bài tập 3. 
I. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ?(15P)
1. Xét ví dụ
- Câu 1:
Tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi ra dài.
 CN VN
- Câu 2: Tôi /mắng
 CN VN
- Câu 6: 
Chú mày/ hôi như . . . này, ta / nào chịu 
 CN VN CN VN
được.
- Câu 9: Tôi / về, không một chút bận tâm.
 CN VN
2. Nhận xét
- Câu 1,2,9 -> câu trần thuật đơn
- Câu 6 -> câu trần thuật ghép
* Ghi nhớ: sgk
II. LUYỆN TẬP(20)
 Bài 1: Em hãy tìm những câu trần thuật đơn trong đoạn trích và cho biết nó được dùng để làm gì?
* Các câu trần thuật đơn.
Câu 1: Dùng để tả hoặc giới thiệu.
Câu 2: Dùng để nêu ý kiến nhận xét.
Câu 3, 4 là câu trần thuật ghép.
Bài 2: Các câu dưới đây thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
Câu a, b, c là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
Bài 3: Cả 3 vấn đề trong bài 3 đều giới thiệu nhân vật phụ trước rồi mới giới thiệu nhân vật chính ( giới thiệu gián tiếp ).
*. Củng cố 
H? Câu trần thuật đơn là gì?
*. Dặn dò 
Về nhà học bài và làm bài tập còn lại. 
 Chuẩn bị bài mới.
Bổ sung:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tiết 112 
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh:
Nắm được câu trần thuật đơn có từ là.
Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv, 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập
III.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
H? Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ?
H? Làm bài tập 4 sgk trang 103?
 HS trả lời
Hoạt đng 2 : Bài mới(5P)
Bài trước HS đã tìm hiểu bài câu trần thuật đơn và đã vận dụng vào làm bài tập 1 cách hiệu quả nay chúng ta lại đi tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và vận dụng làm bài tập.
 HS nghe
Hoạt động 3: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là
Gv cho học sinh đoc ví dụ sgk.
Em hãy xác định chủ ngữ- vị ngữ trong các câu sau?
Hs xác định - học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét bổ sung.
H? Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
H? Chọn những từ, cụm từ phần đoạn điền vào trước vị ngữ và nhận xét?
Qua các ví dụ ở trên. Em hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có câu là?
Gv khái quát lại bằng phần ghi nhớ.
Hs 1 -> 2 em đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Phân loại câu trần thuật đơn có từ là
H? Theo em vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
H? Vị ngữ ở câu nào có tác dụng giới thiếu sự vật, khái niệm nói ở vị ngữ?
H? Vị ngữ ở câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật . . . nói ở chủ ngữ?
H? Vị ngữ ở câu nào thể hiện sự đánh giá động vật sự vật nói ở chủ ngữ có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Gv cho học sinh đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 5: Luyện tập
Em hãy tìm câu trần thuật đơn có từ là, xác định chủ ngữ, vị ngữ của nó và cho biết các câu ấy thuộc kiểu câu nào?
Gv gọi lần lượt các em lên bảng làm, mỗi em làm 2 câu.
Hs nhận xét, giáo viên nhận xét -> bổ sung.
Bài tập 3: 
*. Củng cố: 
Gv hệ thống lại nội dung của bài.
*. Dặn dò: 
Về nhà học bài.
 	Chuẩn bị bài mới lao xao.
Về nhà làm.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ(10P)
a. Xác định chủ ngữ- vị ngữ trong các câu sau
a. Bà đỡ trần / là người . . .
 C V
b. Truyền thuyết / là loại . . . 
 C V
c. Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tô / là một ngày. C V
d. Dế mèn / trêu chị cốc/ là dại.
 C V
- Do từ “là + cụm danh từ ( câu a,b,c )”
- Do từ “ là + cụm tính từ ( câu d ).
- Trước vị ngữ có thể chen các cụm từ: chắng phải, không phải . . .
 Ví dụ: Dế Mèn . . . không phải là dại.
* Ghi nhớ: sgk 
II. CÁC KIỂU CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ(10p)
Câu b: câu định nghĩa
Câu a: câu giới thiệu.
Câu c: câu miêu tả.
Câu d: câu đánh giá.
* Ghi nhớ: sgk.
III. LUYỆN TẬP (15P)
Bài 1,2
-Trừ câu b, đ còn lại câu trần thuật đơn có từ là 
a. Hoán dụ / là gọi tên . . . -> Câu định nghĩa. C V
c. Tre / là cánh tay . . . -> Câu giới thiệu
 C V
 Tre / là nguồn vui . . . -> Câu giới thiệu
d. Bồ các / là bác. . . -> Câu giới thiệu
e. Khóc / là nhục . . . -> Câu đánh giá
- Rên / hèn . . . -> Câu đánh giá
- Van / yếu đuối . . . -> Câu đánh giá
- . . . dại khờ / là . . . -> Câu đánh giá
Bài tập 3
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một người bạn của em, trong đoạn văn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 7(1).doc