Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 32

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 32

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS

- Ôn lại các kiến thức về từ mượn.

- Nắm đư¬ợc các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.

- Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó.

B.Chuẩn bị: Bảng phụ

C. Tiến trình lên lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra vở bài tập của HS

*Bài mới:

 

doc 38 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 14/ 08/ 2011
Tiết 1+ 2 : Chủ đề 1	
 ÔN TẬP VỀ TỪ MƯỢN. CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ.
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS 
- Ôn lại các kiến thức về từ mượn.
- Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó.
B.Chuẩn bị: Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra vở bài tập của HS
*Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
Hoạt động1. Hướng dẫn HS ôn tập về từ mượn.
? Ngoài từ thuần Việt chúng ta còn vay mượn những ngôn ngữ nào nữa?
? Mượn từ phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
 Gv cho HS đọc ví dụ trên bảng phụ .
? Hãy chỉ ra chỗ sai và cách chữa.
Hoạt động2: Tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
HS đọc bài tập trên bảng phụ
?Mỗi bộ phận in đậm trong các câu trên nói về ai.
 ? Câu trên sai như thế nào , hãy nêu cách chữa.
I. Ôn tập về từ mượn
1. Nguồn gốc:
- Mượn tiếng Hán:
Ví dụ: sơn hà, khán giả, thính giả, độc giả, gang sơn
- Mượn một số ngôn ngữ khác:
Ví dụ: in-tơ-nét, ra-đi-ô, ga, bơm, xà phòng
2. Nguyên tắc mượn từ:
Không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
II. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
1. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
- a. Sai vì thiếu cả CN và VN.
-> Mỗi khi đi qua cầu Long Biên-> Trạng ngữ.
- Cách chữa: Thêm CN và VN cho câu được hoàn chỉnh.
=> Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ về những kỉ niệm xưa.
b. Sai như câu a.
- Cách chữa: Thêm CN và VN.
2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
- Cách sắp xếp như trong câu làm cho người đọc hiểu phần im đậm trước dấu phẩy-> sai về mặt nghĩa.
- Cách chữa: Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào.
Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập 
Gv tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm:
Câu 1: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt dưới đây?
 Sứ giả, gia nhân, tuấn tú, gia tài, trường thành, cố quốc, cố hương, huynh đệ, tỉ muội,
 thị phi, vô gia cư, ....
Câu 2: Chỉ ra những câu mắc lỗi về CN và VN trong những câu sau :
a) Dưới bóng tre xanh là điển hình cho làng quê Việt Nam.
b) Với tiểu thuyết Dấu chân người lính làm cho người ta hiểu sâu sắc thêm về bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
c) Qua tác phẩm Truyện Kiều cho chúng ta thấy số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thật oan nghiệt.
d) Để xứng đáng với lòng tin cậy của cô.
e) Trong nền kinh tế thị trường đa dạng hàng hoá.
g) Vì tương lai con em chúng ta.
Câu 3: Dựa vào đau để phát hiện ra những câu mắc lỗi về CN- VN ? Chữa các câu mắc lỗi ở bài tập 1 như thế nào ?
Câu 4: Phát hiện lỗi về cấu tạo ngữ pháp trong những câu sau và chữa lại cho đúng :
a) Sau nhiều năm miệt mài học tập bảo vệ luận văn xuất sắc.
b) Bài thơ Tấm ảnh Tố Hữu ca ngợi khí thế hiên ngang của nữ du kích Việt nam.
Câu 5: Phát hiện câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu và chữa lại cho đúng :
a) Học sinh lớp 1 là trình độ phát triển có những đặc trưng riêng.
b) Đặc biệt với đôi tay và cặp mắt tinh tường của thợ trẻ làm ghe xuồng Ngã Bảy sắc sảo hơn.
c) Bà em tuy đã tám mươi tuổi nhưng mắt còn tinh lắm. Đêm tối bà vẫn xâu chỉ luồn kim may vá.
Câu 6: Xác định lỗi trong các câu sau:
a, Trong trường hợp này, trọng tài bắt lỗi liệt vị là sai.
b, Ngày mai, cả trường sẽ đi thăm quan động Phong Nha.
c, Con mèo nhà em vừa mới từ trần.
Gv gọi Hs lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận.
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập ở nhà
 Viết một đoạn văn ngắn nờu suy nghĩ của em khi học xong văn bản “ Cổng trường mở ra.
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết đoạn văn ngắn
Tuần 2 Ngày soạn: 21/ 08/ 2011
Tiết 3+ 4: Chủ đề 2 
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN. PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS biết viết một đoạn văn. 
- Tích hợp kiến thức đã học qua 3 văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, 
 Cuộc chia tay của những con búp bê. 
- HS nắm được phương pháp tả cảnh.
- Rèn kĩ năng quan sát, lựa chọn, tìm ý khi viết văn tả cảnh.
- Nắm được các phương pháp liên kết, tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Luyện viết đoạn văn.
- Sử dụng từ, liên kết câu, liên kết đoạn văn.
- Nhận biết yêu cầu của đề bài.
- Biết phương pháp tả cảnh.
3. Thái độ:
- Tích cực rèn luyện viết đoạn.
- Tính tự giác trong rèn luyện.
II. Chuẩn bị dạy học:
1. Đồ dùng:
- Bảng phụ, phấn, giấy nháp, vở ghi.
- SGK, sách tham khảo.
2. Phương pháp: Tự lập, thảo luận nhóm.
III. Nội dung:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV: Em hãy nêu suy nghĩ của em về người mẹ trong văn bản: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.
? Với người mẹ Việt Nam thì sao?
- GV hướng dẫn cho HS viết theo nội dung này.
- GV gọi HS lên bảng luyện viết.
- Chú ý 3 đối tượng HS.
- Gọi HS đã chuẩn bị đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
- Cho điểm HS làm bài tốt.
* Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Thành và Thuỷ?
* Nhân vật nào làm em xúc động nhất?
? Khi viết đoạn văn cần chú ý những gì ? 
? Nội dung văn bản muốn nói với chúng ta điều gì?
? Muốn viết đoạn văn ngắn yêu cầu cần đạt gì?
? Muốn cho đoạn văn hiểu được cần phải có tính chất gì?
- GV cho HS tiến hành viết đoạn văn.
- GV cho cả lớp chữa lỗi dùng từ, viết câu, viết đoạn.
GV cho Hs nhắc lại phương pháp tả cảnh.
GV cho Hs làm bài văn. Gọi Hs trình bày. Gv cùng Hs cả lớp sửa lỗi.
I. Luyện tập viết đoạn văn.
1. Đề bài 1:
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Việt Nam qua 2 văn bản đã học: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.
-> HS có thể nêu: Hiền hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, thương yêu chồng con hết mực
- HS suy nghĩ và phát biểu theo cảm xúc riêng.
- 3 HS lên bảng viết đoạn văn.
- Một số HS đứng lên đọc đoạn văn
2. Đề bài 2:
Viết đoạn văn ngắn nội dung chia sẻ với nhân vật Thuỷ qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- HS làm việc độc lập.
- Phát biểu theo cảm xúc của mình.
*. Yêu cầu viết đoạn văn ngắn:
- Câu mở đoạn.
- Câu thân đoạn.
-> Tuỳ theo đoạn văn dài hay ngắn để bố trí bố cục cho hợp lí.
- HS hệ thống lại kiến thức cơ bản của tác phẩm.
*. Nội dung đoạn văn: Cần nêu bật được:
- Thuỷ chịu sự đau đớn.
- Thuỷ là một em bé nhân hậu.
- Khuyên răn em cố gắng vượt lên số phận.
- Nêu điều ước của mình.
-> Tính liên kết.
- 3 HS lên bảng viết đoạn.
- Còn lại viết vào nháp.
II. Ôn tập phương pháp tả cảnh.
Câu 1: Để làm một bài văn tả cảnh cần có những phương pháp nào?
- Xác định được đối tượng cần miêu tả
- Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đó.
- Trình bày các hình ảnh đó theo một trình tự hợp lí.
Câu 2: 
Hãy tả về dòng sông thơ mộng ở quê em.
* Hướng dẫn học ở nhà :
Chuẩn bị tiếp phần 2: Xây dựng bố cục văn bản.
Tuần 3 Ngày soạn :28/ 08/ 2011
Tiết 5 + 6: Chủ đề 3 
 ÔN TẬP CỦNG CỐ VĂN BẢN : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA, MẸ TÔI,
 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Giúp Hs nắm được nội dung nghệ thuật các văn bản đã học
- Nắm được các văn bản đã học thuộc thể loại nào. 
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận biết.
3. Thái độ
Tích cực suy nghĩ làm bài
II. Các bước lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong quá trình học bài mới
Bài mới
I- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
Et môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuốn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu: “Trong gia đình En ri cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà, đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách nghiêm khắc”.
II. Bài tập về văn bản 
?Khái niệm về văn bản nhật dụng? Vấn đề được đề cập trong cả 3 văn bản là gì?
Gợi ý: 
+ Vấn đề gia đình, nhà trường
+ Hình ảnh người mẹ
+ Quyền của trẻ em.
1. Cổng trường mở ra.
Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý: 
- Mẹ: Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến. Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được =>Yêu thương và mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con.
- Con. - Háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo.=> Ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng.
Bài tập 2: Theo em, tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? 
Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, dự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi chơi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
2- Mẹ tôi.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.
Bài tập 2: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày ...  Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
Bài tập rèn luyện	
Bài tập 1
Tìm câu bị động trong đoạn trích sau:
 Từ thuở nhỏ Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường quốc học Huế.
( Nguyễn văn Long)
Bài tập 2:trong các câu có từ được sau câu nào là câu bị động
A.Cha mẹ tôi sinh được hai người con.
B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được 10 năm rồi.
C. Bạn ấy được điểm 10.
D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.
Bài tập 3: Trong các câu có từ bị sau câu nào không là câu bị động
AÔng tôi bị đau chân.
Ba tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.
Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.
Môi trường đang bị con người làm cho ô nhiễm.
Tuần 30 Ngày soạn: 16/ 03/ 2012
Tiết 57-58 DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1- Kiến thức:
Ôn tập nắm vững các kiến thức về mở rộng thành phần câu qua một số bài tập 
 cụ thể.
2- Kĩ năng:
 Bước đầu phát hiện và phân tích tác dụng vai trò của câu mở rộng thành phần
3- Thái độ:
 Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiêùng Việt
II- CHUẨN BỊ:
- GV:Chọn một số bài tập để học sinh tham khảo và luyện tập.
- HS: Soạn theo hướng dẫn của GV.
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ 1: (GV hướng dẫn HS ôn tập một số vấn đề về "Mở rộng thành phần câu ")
? Thế nào là câu mở rộng thành phần?
? Nêu VD câu mở rộng thành phần?
- HS: Trình bày
 Trung đội trửơng Bính khuôn mặt / bầu bĩnh
 CN VN
? Tìm trong đoạn văn các cụm chủ vị làm thành phần câu?
- HS xác định
? Trong các câu sau đây , câu nào không phải là câu dùng cum CV để mở rộng câu? 
- D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ ở phòng khách
? Những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm chủ vị làm thanh phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng
Mùa xuân đến mọi vật như có thêm sức sống mới
? Viêt đoạn văn
- HS: viết và trình bày
Theo dõi HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
Gv tổng hợp ý kiến của học sinh, bổ sung sửa chữa cho hoàn chỉnh, giúp các em rút kinh nghiệm.
I- Ôn tập lí thuyết:
1 Khi nói, viết người ta có thể dùng kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm chủ vị , làm thành phần câu
2. Những trường dùng cụm chủ vị làm thành phần câu
- MR chủ ngữ
- MR vị ngữ
- MR phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
II- Luyện tập
Bài tập 1:Tìm trong đoạn văn các cụm chủ vị làm thành phần câu
 Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ...Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
Bài tập 2. Trong các câu sau đây , câu nào không phải là câu dùng cum CV để mở rộng câu
A. Mẹ về là một tin vui.
B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
C. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo giao về nhà.
D, Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ ở phòng khách.
Bài tập 3: Những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng
Anh em vui vẻ hoà thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng.
Chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới
Mùa xuân đến mọi vật như có thêm sức sống mới.
Mẹ đi làm . Em đi học.
Bài tập 4: Viét đoạn văn về đề tài học tập trong đố có dùng câu mở rộng thành phần.
3. Cñng cè vµ hướng dẫn về nhà
- Học kĩ các nội dung đã ôn tập
- Chuẩn bị ôn tập phần văn.
Tuần 31 Ngày soạn: 23/ 03/ 2012
Tiết 59-60 Ôn tập các văn bản: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là
 Va –ren va Phan Bội Châu
A - Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về hai văn bản: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va –ren va Phan Bội Châu.
- Rèn HS kỹ năng viết đoạn văn lập luận chứng minh.
- Xây dựng bố cục cho bài nghị luận
B- Chuẩn bị:
 Kiến thức phần văn nghị luận
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp
 1- Ổn định lớp: 
 2- Bài mới:
Câu 1 : Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn?
Câu 2: Tìm một câu tục ngữ trái ngược với "Sống chết mặc bay"
Câu 3	: Trong những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc, nhân vật Phan Bội Châu và nhân vật Va-ren đã có sự đối lập gay gắt. Em hãy chứng minh.	
 HƯỚNG DẪN
Câu 1:	
Hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp được kết hợp rất khéo léo trong tác phẩm và đã có tác dụng làm cho bản chất “lòng lang dạ thú” , bất nhân, thất đức, hống hách, tàn bạo của tên quan phủ cứ từng bước, từng bước lộ ra dần dần và cuối cùng người đọc thấy rõ nguyên hình của hắn. Đồng thời bộc lộ niềm cảm thông của tác giả đối với tình cảnh “ muôn sầu nghìn thảm của nhân dân”.
Câu 2: Câu tục ngữ trái ngược với "Sống chết mặc bay" là: Thương người như thể thương thân.
Câu 3 
Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự đối lập gay gắt giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu trong “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”:
Sự đối lập giữa Va –ren và Phan Bội Châu là sự đối lập tuyệt đối
+ Về bản chất: Va-ren là kẻ xâm lược, là một người phản bội nhục nhã, còn Phan Bội Châu là bậc anh hùng, là vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập.
+ Về thái độ cử chỉ ( trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội )
* Va-ren: Thao thao bất tuyệt với những lời sáo rỗng, hoa mĩ; tìm cách trổ tài ngôn luận để thuyết phục đối phương. Trong cuộc gặp gỡ này, Va-ren hiện lên là một kẻ hênh hoang, bắng nhắng, Từ đó mà bộ mặt xảo quyệt, bịp bợm, bỉ ổi...của tên thực dân này tự nó bị bóc trần. Và chính những lời lẽ trâng tráo của Va-ren đã biến y trở thành vai hề để rồi y đã hiện lên với tất cả sự thất bại thảm hại, nhục nhã.
 * Phan Bội Châu xuất hiện trong sự im lặng dửng dưng, trong cái mỉm cười kín đáo và với cử chỉ “nhổ vào mặt” Va-ren. Thái độ, cử chỉ ấy là biểu hiện của tinh thần bất khuất, là bản lĩnh và ý chí sắt thép trước kẻ thù của người anh hùng yêu nước. Hình ảnh Phan Bội Châu hiện lên sừng sững đầy uy nghi, lẫm liệt.
Sự đối lập giữa hai nhân vật đã thể hiện rõ thái độ của tác giả Nguyễn Ái Quốc.
+ Khinh bỉ, căm phẫn Va-ren, khắc họa nhân vật này bằng cảm hứng phê phán, tố cáo.
+ Khâm phục, ngưỡng mộ, kính trọng Phan Bội Châu. Nhà văn đã khắc họa nhân vật bằng cảm hứng đề cao, ca ngợi
- Gv cho Hs viết bài. 
 - Gv gọi Hs trình bày. Cả lớp nhận xét, GV sửa lỗi và kết luận.
Dặn dò
- Học kĩ các nội dung đã ôn tập
- Chuẩn bị ôn tập phần Tập làm văn.
Tuần 32 Ngày soạn: 01/ 04/ 2012
Tiết 61-62 Ôn tập cách làm bài văn lập luận giải thích
I. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS:
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV:SGK,SG, Sách tham khảo
HS: Ôn tập và chuẩn bị.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
 HĐ của GV và HS
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Vd. Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó?
 Đề yêu cầu giải thích vấn đề 
gì ?
 ( Có 4 bước để làm bài văn lập luận giả thích )
 -Tìm hiểu đề 
 -Lập dàn bài.
 -Viết bài.
 -Đọc lại và sửa chữa.
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập 
 Áp dụng lí thuyết để làm bài tập.
- HS luyện tập theo các bước nói trên
? Đề bài trên thuộc thể loại gì?
? Vấn đề cần giải thích ở đây là gì?
? Muốn tìm ý cho đề bài trên em phải làm gì?
? Phần mở bài em làm như thế nào?
? Phần giải thích sơ lược vấn đề em trả lời câu hỏi nào?
? Em hiểu câu thơ như thế nào?
? Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này?
? Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
? Phần kết bài em làm như thế nào?
I.Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
 Vd. Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn”Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó?
1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
 -Nội dung .
 - Kiểu bài. Giải thích –nghĩa đen , 
 -nghĩa bóng,
 - nghĩa mở rộng.
2. Lập dàn ý.
 a) Mở bài. Phần mở bài phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
 b) Thân bài. Giải thích được câu tục ngữ
Nghĩa đen đi một ngày đàng là gì ?
Nghĩa bóng đúc kết kinh nghiệm về nhận thức.
Nghĩa sâu xa Muốn ra khỏi lũy tre làng để mở rộng tầm mắt, tránh được chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
 c) Kết bài. Đối với ngày nay câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên giá trị.
3 Viết bài .
 a. Phần mở bài.
 Hs tìm ra những cách mở bài khác nhau
 b.Phần thân bài .
 Các đoạn của thân bài phải phù hợp với đoạn mở bài để bài văn thành một thể thống nhất
 c. Phần kết bài .
 HS tìm ra những cách kết bài khác nhau .
 3. Đọc lại và sửa chữa.
 II. Luyện tập .
Bài 1: “ Mùa xuân là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?
a)Tìm hiểu đề:
-Thể loại văn giải thích
- Giải thích ý nghĩa của việc trồng cây trong mùa xuân
b)Tìm ý
- Bằng cách trả lời câu nói của Bác như thế nào?
- Mùa xuân náo nức tưng bừng đi trồng cây Bác gọi đó là tết trồng cây.
- Trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
c)Lập dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp...
- Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây...
Thân bai
Giải thích sơ lược vấn đề
Hiểu câu thơ như thế nào
- Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2...
- Ngăn chặn lũ lụt
- Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
 Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
- Chống phá hoại rừng xanh
- Chăm sóc và bảo vệ...
- Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
Kết bài
- Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta càng nhiệt tình....
- Bản thân em ý thức...
- Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở 
trường.
3. Cñng cè vµ HDVN
Về nhà: xem lại cách làm bài giải thích.
 - Đề: Giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen ,gần đèn thì rạng “
 - Chuẩn bị cho chủ đề 4 Tếng Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tu chon NV 7 moi nhat.doc