Giáo án tự chọn Toán 7 tiết 16: Toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

Giáo án tự chọn Toán 7 tiết 16: Toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

Tiết 16 TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH.

A. MỤC TIÊU:

 +) Củng cố các kiến thức: Định nghĩa, tính chất về đại lượng tỉ lệ nghịch.

 +) Rèn kĩ năng giải các dạng toán: Xét tương quan tỉ lệ nghịch giữa hai đại lượng khi biết bảng các giá trị tương ứng của chúng; Tính một đại lượng khi biết đại lượng tỉ lệ nghịch với nó theo hệ số tỉ lệ cho trước Chia một số thành những phần tỉ lệ nghịch với các số cho trước

 +) Rèn tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic.

B. CHUẨN BỊ.

GV: Bảng phụ.

HS: Phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Toán 7 tiết 16: Toán về đại lượng tỉ lệ nghịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 28 - 11- 2008
Giảng: 6- 12 - 2008
Tiết 16
 Toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Mục tiêu:
 +) 
Củng cố các kiến thức: Định nghĩa, tính chất về đại lượng tỉ lệ nghịch.
 +)
Rèn kĩ năng giải các dạng toán: Xét tương quan tỉ lệ nghịch giữa hai đại lượng khi biết bảng các giá trị tương ứng của chúng; Tính một đại lượng khi biết đại lượng tỉ lệ nghịch với nó theo hệ số tỉ lệ cho trước Chia một số thành những phần tỉ lệ nghịch với các số cho trước
 +) 
Rèn tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic.
B. Chuẩn bị.
GV:
Bảng phụ.
HS:
Phiếu học tập.
c.Tiến trình dạy học.
I. Tổ chức. (1phút)
 II. Kiểm tra. (3phút)
-
Phát biểu định nghĩa, tính chất về đại lượng tỉ lệ nghịch?
III. Bài mới. (36phút)
Dạng 1. Xét tương quan tỉ lệ nghịch giữa hai đại lượng 
khi biết bảng các giá trị tương ứng của chúng. (10’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV:
Đưa ra bài tập.
Bài 1: Hai đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau hay không, nếu:
x
10
20
25
30
40
y
10
5
4
2,5
ĐS: y tỉ lệ nghịch với x. ta có y = .
Bài 2: Theo bảng giá trị dưới đây, x và y có phảI là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không?
x
- 3
- 2 
4
9
15
y
- 30
- 45
22,4
10
6
ĐS: Vì 4.22,4 = 9.10. Vởy x và y không phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
GV:
Cho HS đọc bài.
HS:
Thực hiện cá nhân.
GV:
Cho HS kiểm tra chéo bài của nhau.
-
Nếu HS còn lúng túng GV cần hướng dẫn:
?
Hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau có tính chất gì.
?
Lập tích số hai giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y.
Dạng 2. Tính một đại lượng khi biết đại lượng tỉ lệ nghịch 
với nó theo hệ số tỉ lệ cho trước. (16’)
GV:
Đưa ra bài tập .
Bài 1: 
Để làm một công việc trong 8 giờ cần 30 công nhân. Nếu có 40 công nhân thì công việc đó được hoàn thành trong mấy giờ?
ĐS: 6giờ.
GV:
Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
GV:
Cho HS nêu phương pháp làm và lên bảng thực hiện.
GV:
Chuẩn lại kiến thức.
GV:
Cho HS tìm hiểu bài tập 2 ít phút.
Bài 2: 
Vận tốc của người đI xe máy, người đI xe đạp và người đi bộ tỉ lệ với các số 12; 4 và 1,5. Thời gian người đi xe đạp đi từ A đến B là 2 giờ. Hỏi người đi bộ đi từ A đến B mất bao lâu?
ĐS: Người đi bộ đi từ A đến B mất 8 giờ.
HS:
Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV:
Cho HS lên bảng thực hiện và nêu rõ phương pháp làm.
GV:
Cho HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
Dạng 3. Chia một số thành những phần 
 tỉ lệ nghịch với các số cho trước. (10’)
GV:
Đưa ra bài tập 1 dạng 3.
Bài 1: 
Chia số 520 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 4
ĐS: số 520 được chia thành 240; 160; 120.
Bài 2: 
Chia số 230 thành ba phần sao cho phần thứ nhất và phần thứ hai tỉ lệ nghịch với 1/3 và 1/2; phần thứ ba tỉ lệ nghịch với 1/5 và 1/7.
ĐS: số 230 được chia thành 75; 50; 105.
GV:
Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm.
HS:
Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV:
Cho các nhóm kiểm tra chéo bài.
GV:
Tiếp tục yêu cầu HS thực hiện bài tập 2.
HS:
Làm việc cá nhân.
GV:
Cho HS lên bảng thực hiện.
IV. Củng cố. (3phút)
GV:
Cho HS nhắc lại các dạng toán về đại lượng tỉ lệ nghịch đã áp dụng và phương pháp giải của từng dạng này.
V. Hướng dẫn về nhà (2phút)
1.
2.
3.
Nắm vững định nghĩa và các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Xem lại các bài tập đã chữa.
Tìm thêm các bài tập về đại lượng tỉ lệ nghịch.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16.doc