Giáo án Tự chọn Toán 9 - Tiết 1 đến 6

Giáo án Tự chọn Toán 9 - Tiết 1 đến 6

I. MỤC TIÊU.

 Kiến thức: Hệ thống các kiến thức về căn bậc hai và hằng đẳng thức

 Kỹ năng: HS biết được liên hệ của phép khai phương với quan hệ thứ tự và dùng liên hệ này để so sánh các số.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Thầy: + Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi, bài tập, định nghĩa, định lí.- Máy tính bỏ túi.

 Trò: + Ôn tập Khái niệm về căn bậc hai (Toán 7)

 + Máy tính bỏ túi để tính toán.

III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.

 

doc 12 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Toán 9 - Tiết 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 1	Ngày dạy: 
ÔN TẬP VỀ CĂN BẬC HAI
I. MỤC TIÊU.
Kiến thức: Hệ thống các kiến thức về căn bậc hai và hằng đẳng thức 
Kỹ năng: HS biết được liên hệ của phép khai phương với quan hệ thứ tự và dùng liên hệ này để so sánh các số.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Thầy: + Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi, bài tập, định nghĩa, định lí.- Máy tính bỏ túi. 
Trò: + Ôn tập Khái niệm về căn bậc hai (Toán 7)
 + Máy tính bỏ túi để tính toán.
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
7’
Hoạt động 1. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC
- GV: Hãy nêu căn bậc hai số học của một số a không âm.
H: Với số a dương có mấy căn bậc hai? Cho ví dụ.
GV giới thiệu định nghĩa căn bậc hai số học của số a (với ) như SGK.
GV ghi định nghĩa và tóm tắt 
H: Phân biệt sự khác nhau giữa căn bậc hai số học và căn bậc hai của một số không âm?
GV yêu cầu HS làm 
Giới thiệu cách khai phương bằng máy tính bỏ túi, yêu cầu HS thực hiện khai phương rồi đọc kết quả.
- HS: Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho 
Đ: Với số a dương có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau là và 
Ví dụ: Căn bậc hai của 4 là 2 và -2.
HS nêu miệng:
HS: nghe GV giới thiệu định nghĩa và nhắc lại, ghi lại tóm tắt định nghĩa cách viết hai chiều.
Đ: Căn bậc hai số học của một số không âm có giá trị là một số, còn căn bậc hai của một số không âm là hai số đối nhau.
HS Trả lời miệng:
Căn bậc hai của 64 là 8 và -8
Căn bậc hai của 81 là 9 và -9
Căn bậc hai của 1,21 là 1,1 và -1,1.
7’
Hoạt động 2. SO SÁNH CÁC CĂN BẬC HAI SỐ HỌC
GV: Ta đã biết ở lớp 7 “Với các số a, b không âm, Nếu a < b thì ”
Hãy lấy ví dụ minh hoạ kết quả đó.
GV: Ta có thể chứng minh được điều ngược lại: Với a, bnếu thì a < b.
Từ đó GV nêu định lí 5 SGK
GV cho HS đọc ví dụ 2 SGK.
GV yêu cầu HS làm 
So sánh a) 4 và 
 b) và 3
GV yêu cầu HS đọc ví dụ 3 và giải trong SGK.
HS lấy ví dụ chẳng hạn:
9 < 16 thì 
HS đọc Ví dụ 2 SGK
Hai HS lên bảng làm 
a) 16 > 15
HS đọc ví dụ 3 SGK
10’
Hoạt động 3. CĂN THỨC BẬC HAI
GV yêu cầu HS đọc và trả lời 
H: Vì sao 
GV giới thiệu là căn thức bậc hai của còn là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn.
GV yêu cầu một HS đọc “Một cách tổng quát” 
GV nhấn mạnh: chỉ xác định được nếu .
Vậy xác định (hay có nghĩa) khi nào?
GV yêu cầu HS làm bài tập 6 tr 10 SGK
Với giá trị nào của a thì mỗi căn thức sau có nghĩa:
1 HS đọc to 
HS trả lời: 
Trong tam giác vuông ABC: 
1 HS đọc to “Một cách tổng quát”SGK
HS: xác định (hay có nghĩa) khi A lấy các giá trị không âm.
HS trả lời miệng:
9’
Hoạt động 4. HẰNG ĐẲNG THỨC 
GV cho HS làm Treo bảng phụ
Hai HS lên bảng điền
a
-2
-1
0
2
3
4
1
0
4
9
2
1
0
2
3
Yêu cầu HS nhận xét bài làm, nêu mối quan hệ giữa 
GV: Từ nhận xét ta có định lí:
Với mọi số a, ta có 
GV cho HS làm bài tập 7 tr 10 SGK
GV nêu “chú ý” tr10 SGK
giới thiệu 
Vídụ 4 
b) 
GV hướng dẫn HS thực hiện
HS nêu nhận xét 
Nếu a < 0 thì 
Nếu 
HS đọc lại định lí 
Vài HS đọc to ví dụ 2, ví dụ 3
HS nêu miệng kết quả bài tập 7tr10
a) ; b)
c) 
d) 
a)HS nghe giới thiệu và ghi bài.
b) HS làm 
11’
Hoạt động 5. LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
Cho HS làm bài tập 1(SGK)
Tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau rồi suy ra căn bậc hai của chúng:
121 ; 144 ; 169 ; 225 ; 256 ; 324 ; 361 ; 400.
GV nêu câu hỏi 
+ có nghĩa khi nào?
+ bằng gì ? khi nào , khi A < 0
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 9 SGK.
Nửa lớp làm câu a và c
Nửa lớp làm câu b và d.
HS trả lời miệng các kết quả
HS trả lời.
+ 
+ 
HS hoạt động nhóm làm bài 
Đại diện nhóm trình bày bài làm
1’
Hoạt động 6: Dặn dò
Ôn tập lại các kiến thức
Làm thêm các bài tập trong STK
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 2	Ngày dạy: 
ÔN TẬP VỀ TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
I MỤC TIÊU:
	-Kiến thức: Củng cố công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn, các tỉ số lượng giác của ba góc đặc biệt 30, 45 và 60, các hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
-Kĩ năng: Rèn học sinh kỉ năng tính toán các tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt, kỉ năng dựng góc nhọn khi biết một trong các tỉ số lượng giác của góc đó. Biết vận dụng các hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau vào giải toán. 
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Giáo viên: SGK, SGV, các tài liệu tham khảo khác, bảng phụ.
	-Học sinh : Ôn tập các kiến thức cũ và làm các bài tập đã cho.
III TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
9’
13’
7’
Hoạt động 1:
GV: Gọi 1 hs nhắc lại các công thức định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn?
H: Nêu các hệ thức liên hệ giữa tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau?
GV cho hs làm bài tập trắc nghiệm sau đây:
 Các khẳng định sau đúng hay sai.
a) sin300 = cos600 = 
b) tg600 = cotg300 = 
c) cos200 = tg700 
d) cotg350 = sin550 
Hoạt động 2: 
H: Nêu cách dựng góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác sin = ?
GV: Tiến hành giải mẫu bài 13a.
H: Nêu cách dựng góc nhọn
 khi biết tỉ số lượng giác cos = 0,6? (chú ý: 0,6 = )
GV: Gọi 1 hs khá lên bảng thực hiện lời giải. Các bài tập còn lại của bài 13 giải tương tự. 
Hoạt động 3:
H: Với cách làm tương tự như bài tập 14a, hãy chưng minh rằng sin2+ cos2 = 1?
GV: Gọi hs đọc bài 15(SGK).
H: Nhận xét gì về hai góc B và C? Từ đó hãy tính sin C?
H: Khi biết sin C ta tính cos C dựa vào hệ thức nào?
H: Để tính tg C và cotg C ta dựa vào các hệ thức nào?
Hoạt động 4: củng cố
GV: Hãy nhắc lại công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn? 
GV: Yêu cầu hs giải bài 16? Đưa đề bài lên bảng phụ.
H: x là canh đối diện của góc 600, cạnh huyền có độ dài bằng 8, vậy để tìm x ta cần xét tỉ số lượng giác nào?
HS: Nhắc lại các công thức định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.
 Đ: Hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia. 
HS: Trả lời kết quả
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S 
Đ: Dựng tam giác vuông có một cạnh góc vuông là 2 và cạnh huyền là 3. Khi đó góc đối diện với cạnh có độ dài 2 là góc cần dựng.
HS: Thực hiện bài 13a.
Đ: Dựng tam giác vuông có một cạnh góc vuông là 3 và cạnh huyền là 5. Góc nhọn kề với cạnh có độ dài 3 là góc cần dựng.
HS: Thực hiện giải bài 13b.
Đ: sin2+ cos2 = 
 = 
 = 
HS: Đọc đề bài 15.
Đ: Đây là hai góc phụ nhau. Khi đó: sin C = cos B = 0,8.
Đ: Dựa vào hệ thức: 
 sin2+ cos2 = 1.
Khi đo:ù sin2 C + cos2 C = 1
 cos2 C = 1 - sin2 C
 = 1 - 0,82
 = 0,36
Mặt khác, do cos C > 0 nên từ
 cos2 C = 0,36 cos C = 0,6.
Đ: Dựa vào các hệ thức:
, 
Khi đó 
HS: Nhắc lại các công thức định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn. 
HS: Tiến hành giải:
Theo định nghĩa tỉ số lượng giác ta có: 
Hướng dẫn về nhà:(4’)
	 - Nắm vững công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn, các tỉ số lượng giác của ba góc đặc biệt 30, 45 và 60, các hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác củahai góc phụ nhau. Vận dụng làm các bài tập còn lại SGK.
	 - Làm thêm bài tập 28, 29, 30 tr 93 SBT
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 3	Ngày dạy: 
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC KHAI PHƯƠNG MỘT TÍCH, KHAI PHƯƠNG MỘT THƯƠNG
I MỤC TIÊU:
	-Kiến thức: Củng cố định lí khai phương một tích, một thương và qui tắc khai phương một tích, một thương, nhân, chia hai căn thức bậc hai.
-Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng qui tắc khai phương một tích, một thương và nhân, chia các căn thức bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Thầy: Chọn lọc hệ thống bài tập tiêu biểu; bảng phụ ghi đề bài tập.
	-Trò : Chuẩn bị bài tập ở nhà; máy tính bỏ túi; bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
23’
10’
20’
Hoạt động 1: Quy tắc khai phương một tích
H: Hãy nhắc lại qui tắc khai phương một tích?
GV nêu yêu cầu bài tập 21: Khai phương tích 12.30.40 được:
 A.1200 ; B. 120
 C. 12 ; D. 240
Hãy chọn kết quả đúng
GV nêu yêu cầu bài tập 22: Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành tích rồi tính: 
a) ; b) 
GV nêu đề bài 20: Rút gọn biểu thức sau:
a) với a 0
c) với a 0
H: Vận dụng qui tắc nào để rút gọn?
GV nêu yêu cầu bài tập 24: Rút gọn và tìm giá trị căn thức sau: tại 
GV nêu đề bài 25: Tìm x biết:
a);
d) 
H: Ta có thể giải bằng cách nào?
Hoạt động 2: Quy tắc khai phưưong một thương.
H: Hãy nhắc lại qui tắc khai phương một thương?
GV nêu yêu cầu bài tập 32a,c: Hãy áp dụng qui tắc khai phương một thương để tính 
GV nêu yêu cầu BT34a,c
H: Để rút gọn biểu thức ta phải làm gì vận dụng qui tắc nào?
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
Nhận xét các nhóm
Đ: nhắc lại qui tắc.
1HS nêu miệng kết quả đúng được chọn: (B), cả lớp nhận xét trình bày cách tính.
HS hoạt động nhóm làm bài trên bảng nhóm, cả lớp nhận xét
a)
b) 
Cả lớp làm bài. 2HS thực hiện trên bảng
a) (với a 0)
c) (với a 0)
cả lớp làm, HS trình bày trên phiếu học tập cá nhân 
tại giá trị căn thức là:
2. [1+3.(2 - 6
Đ:Dùng định nghĩa và đưa về dạng phương trình chứa trị tuyệt đối. 
2HS khá thực hiện giải trên bảng, cả lớp nhận xét:
a) 
d)
1 - x = 3 hoặc 1 – x = -3
 hoặc 
Đ: nhắc lại qui tắc.
Cả lớp cùng làm hai HS thực hiện trên bảng : 
a)
c)
Đ : Rút gọn phân thức và qui tắc khai phương một thương.
HS hoạt động nhóm trình bày bài làm trên bảng nhóm a)
c) (Với 
4. Hướng dẫn về nhà:(2ph)
-Học thuộc kĩ qui tắc khai phương một tích, thương và nhân, chia các căn thức bậc hai.
-Làm các bài tập 22;24;25 các câu còn lại tương tự các bài tập đã giải.
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 4	Ngày dạy: 
ÔN TẬP VỀ BẢNG LƯỢNG GIÁC
I MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Thấy được tính đồng biến của sin và tang và tính nghịch biến của côsin và côtang (khi góc tăng từ 00 đến 900 thì sin và tang tăng còn côsin và côtang giảm).
-Kĩ năng: Học sinh có kỉ năng tra bảng hoặc dùng máy tính bỏ túi để tìm tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc và ngược lại tìm số đo góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó. Thấy được tính đồng biến của sin và tang và tính nghịch biến của côsin và côtang để so sánh các tỉ số lượng giác khi biết góc hoặc so sánh các góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài soạn, bảng số, máy tính, bảng phụ. 
	-Học sinh : Bảng số, máy tính.
III TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
20’
19’
4’
Hoạt động 1:
GV: Không dùng bảng số và máy tính bạn đã so sánh được sin200 và sin700 ; cos400 và cos750. Dựa vào tính đồng biến của sin và nghịch biến của cos các em hãy làm bài tập sau:
GV: Giới thiệu bài 22 (b,c,d) tr84 SGK.
So sánh b) cos250 và cos63015’.
 c) tg73020’ và tg450.
 d) cotg20 và cotg37040’.
Bài bổ sung: Hãy so sánh.
a) sin380 và cos380. b) tg270 và cotg270.
c) sin500 và cos500.
GV: Làm thế nào để so sánh hai tỉ số lượng giác của cùng một góc?
GV: Gọi hs lên bảng thực hiện.
Bài 24 tr84 SGK
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
Nửa lớp làm câu a.
Nửa lớp làm câu b.
Yêu cầu : Nêu các cách so sánh nếu có và cách nào đơn giản hơn.
GV kiểm tra hoạt động của các nhóm, nhận xét, đánh giá và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu bài 47 tr96 SBT
Cho x là một góc nhọn, biểu thức sau đây có giá trị âm hay dương ? Vì sao?
sinx -1
1 – cosx
sinx – cosx
tgx – cotgx.
GV gọi 4 HS lên bảng làm 4 câu.
GV có thể hướng dẫn HS câu c,d dựa vào tỉ số lượng giác của 2 góc phụ nhau.
GV: Giới thiệu bài 23 tr84 SGK.
Tính:
a) 
b) tg580 – cotg320.
GV: Hướng dẫn hs dựa vào tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
Bài 25 tr84 SGK.
GV: Muốn so sánh tg250 với sin250 em làm thế nào?
GV: Tươmg tự câu a em hãy viết cotg320 dưới dạng tỉ số của cos và sin rồi thực hiện so sánh.
GV: Muốn so sánh tg450 và cos450 các em hãy tìm giá trị cụ thể.
Tương tự câu c em hãy làm câu d.
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Trong các tỉ số lượng giác của góc nhọn tỉ số lượng giác nào đồng biến, tỉ số nào nghịch biến?
GV: Nêu mối liên hệ về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau?
HS trả lời miệng
b) cos250 > cos63015’
c) tg73020’ > tg450
d) cotg20 > cotg37040’
HS: Đưa về so sánh tỉ số lượng giác của hai góc.
HS lên bảng làm 
a) sin380 = cos520
 có cos520< cos380 sin380 < cos380
b) tg270= cotg630
 có cotg630< cotg270 tg270 < cotg270
c) sin500= cos400
 cos400 > cos500 sin500 > cos500
HS hoạt động theo nhóm.
Bảng nhóm:
a)
Cách 1:
cos140 = sin760, cos870 = sin30
 sin30 < sin470 < sin760 < sin780
 cos870 < sin470 < cos140 < sin780
Cách 2: Dùng máy tính (bảng số để tính tỉ số lượng giác)
Sin780 0,9781
Cos140 0,9702
Sin470 0,7314
Cos870 0,0523
cos870 < sin470 < cos140 < sin780
Nhận xét : Cách 1 làm đơn giản hơn.
b) Cách 1 : cotg250 = tg650, cotg380 = tg520
tg520 < tg620 < tg650 < tg730 
hay cotg380< tg620 < cotg250< tg730
Cách 2 :
tg730 3,271
cotg250 2,145
tg620 1,881
cotg380 1,280
 cotg380 < tg620 < cotg250< tg730 
Nhận xét: cách 1 đơn giản hơn. Đại diện hai nhóm trình bày bài.
HS1:
a)sinx -1 < 0 vì sinx < 1
HS2:
b) 1 – cosx > 0 vì cosx < 1
HS3: 
Có cosx = sin(900 – x)
sinx – cosx > 0 nếu x > 450
 sinx – cosx < 0 nếu 00 < x < 450
HS4: 
Có cotgx =tg(900 – x)
tgx – cotgx > 0 nếu x > 450
 tgx – cotgx < 0 nếu x < 450 
2HS lên bảng làm
a) Tính
 = = 1
( cos650 = sin250).
b) tg580 – cotg320 = 0
vì tg580 = cotg320
HS: Đưa về so sánh tử số của hai phân số bằng nhau.
a)Ta co tg250 = 
 mà cos 250 < 1
 suy ra tg 250 > sin250
b)Tương tự ta có cotg 320 > cos 320
HS: c) tg 450 = 1; cos 450 = 
Mà 1 > nên tg 450 > cos 450
d) Tương tự ta có cotg 600 > sin 300
HS: sin và tang đồng biến còn cos và cotang thì nghịch biến.
HS: Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia và tang góc này bằng cotang góc kia.
Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
-Hoàn thiện các bài tập còn lại của bài 21, 22, 25(SGK).
-Ôn tập và nắm chắc các kiến thức về tỉ số lượng giác của góc nhọn.
Tuần	Ngày soạn: 
Tiết 5 	Ngày dạy: 
ÔN TẬP VỀ BIẾN ĐỔI ĐƠN GIẢN BIỂU THỨC CHỨA CĂN BẬC HAI
I MỤC TIÊU:
	-Kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn bậc hai: đưa thừa số ra ngoài dấu căn và đưa thừa số vào trong dấu căn,.
	-Kĩ năng: HS có kĩ năng thành thạo trong việc phối hợp và sử dụng các phép biến đổi trên.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Thầy: Bảng phụ ghi sẵn các công thức về các phép biến đổi đơn giản về căn thức. Hệ thống bài tập.
	-Trò : Chuẩn bị các bài tập(SGK)
III TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
44’
Bài 43 sgk:
Yêu cầu 3 hs lên bảng làm 3 câu c, d, e
Gợi ý câu e: Phân tích 63 thành 7 . 9 rồi biến đổi
Bài 44 sgk: 
GV: Y/c hs đứng tại chỗ trả lời hai câu đầu
Y/c 2 hs lên bảng làm 2 câu tiếp theo
Chú ý hs vì sao có các điều kịên kèm theo
Bài 45 sgk: So sánh:
GV: Để so sánh các căn thức đó, ta phải làm gì?
Yêu cầu 3 hs lên bảng thực hiện các câu a, c, d
Bài 46a sgk: Rút gọn với điều kiện x0
a) Gv lưu ý học sinh về các căn thức đồng dạng
Bài 47a sgk: Rút gọn
Gợi ý: Đưa thừa số (x+y)2 ra ngoài dấu căn
 Đưa thừa số 2 vào trong dấu căn
c)d) 
e) 
HS: Làm miệng
 với xy 0
 với x >0
HS: Ta đưa các thừa số vào trong dấu căn rồi dùng tính chất: với a, b 0
a) 
 (vì 27 > 12) nên 
c) ; 
 mà ( vì )
 Vậy 
d) Kết quả: 
Bài 46 sgk:
HS: 
 = 
Bài 47a sgk:
= (Vì )
4. Hướng dẫn về nhà:(1’)
 - Làm các bài tập còn lại, làm thêm các bài tập trong SBT
Tuần: 	Ngày soạn: 
Tiết:6	Ngày dạy:	
ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CANH VÀ GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG
I MỤC TIÊU:
	-Kiến thức: Củng cố các hệ thức về cạnh và góc trong tam vuông, bài toán giải tam giác vuông.
-Kĩ năng: Học sinh vận dụng các hệ thức trong việc giải tam giác vuông, học sinh thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức, tra bảng hoặc sử dụng máy tính bỏ túi, cách làm tròn số.
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Giáo viên: Thước kẻ, bảng phụ, hệ thống bài tập.
	-Học sinh : Thước kẻ, bảng nhóm, ôn tập các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
III TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
T/g
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
37’
GV nêu câu hỏi:
-Phát biểu định lí về cạnh và góc trong tam giác vuông?
-Để giải một tam giác vuông ta cần biết số cạnh và số góc như thế nào?
Bài tập 29: trang 89 SGK, gọi 1 hs đọc đề bài, gv vẽ hình lên bảng.
H: Muốn tính góc ta làm thế nào?
GV gọi hs lên bảng trình bày, các hs còn lại làm vào vở bài tập, gv kiểm tra nhắc nhở.
Bài tập 32: trang 89 SGK.
GV yêu cầu hs lên bảng vẽ hình.
H: Trên hình vẽ, chiều rộng của khúc sông và đường đi của thuyền biểu thị bỡi các đoạn thẳng nào?
H: Nêu cách tính quãng đường thuyền đi được trong 5 phút(tức là AC), từ đó hãy tính BC?
Hoạt động 2: Giải tam giác thường
Bài tập 30: trang 89 SGK. Gọi hs đọc đề rồi lên bảng vẽ hình.
GV gợi ý: Trong bài ABC là tam giác thường ta mới biết 2 góc nhọn và độ dài BC. Muốn tính đường cao AN ta phải tính được AB (hoặc AC). Muốn làm được điều đó ta phải tạo tam giác vuông có chứa AB (hoặc AC) là cạnh huyền.
H: Như vậy ta làm thế nào?
GV: Hãy vẽ BK vuông góc với AC và nêu cách tính BK?
GV hướng dẫn hs làm tiếp bài bằng các câu hỏi gợi mở:
-Hãy tính số đo ?
-Tính AB?
-Tính AN?
-Tính AC?
Bài tập 31: trang 89 SGK. 
GV cho hs hoạt động nhóm
GV vẽ hình sẵn trên bảng phụ và gợi ý hs vẽ thêm AH CD.
GV kiểm tra hoạt động của các nhóm.
GV cho hs hoạt động trong khoảng 6 phút, lấy 2 nhóm treo bảng để hs nhận xét, các nhóm còn lại kiểm tra lẫn nhau.
GV nhận xét, đánh giá chung và tuyên dương các nhóm làm tốt.
H: Qua hai bài tập 30 và 31, để tính cạnh và góc còn lại của tam giác thường chúng ta cần làm gì? 
HS trả lời các câu hỏi:
-Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:
+Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc côsin góc kề.
+Cạnh góc vuông còn lại nhân với tang góc đối hoặc côtang góc kề.
-Để giải tam giác vuông ta cần biết hai yếu tố trong đó phải có ít nhất một cạnh.
HS đọc to đề bài tập 29.
Đ: Trước hết ta tính TSLG cos,từ đó suy ra 
HS: 37037’
HS lên bảng vẽ hình.
Đ: Chiều rộng của khúc sông biểu thị bằng đoạn BC. Đường đi của thuyền biểu thị bằng đoạn AC
Đ: Đổi 5 phút = h. Khi đó quãng đường thuyền đi trong 5 phút là 2. 167(m
Vậy AC 167(m). Khi đó 
BC = AC.sin700 167.sin700
 156,9(m) 157(m)
1HS đọc to đề bài sau đó lên bảng vẽ hình.
Đ: Từ B kẽ đường vuông góc với AC (hoặc từ C kẽ đường vuông góc với AB).
HS lên bảng tiến hành:
Kẽ BK AC. Xét tam giác vuông BCK có = 300 = 600
 BK = BC.sinC = 11.sin300
 = 5,5 (cm).
HS trả lời miệng:
Có 
 = 600 – 380 = 220
Trong tam giác vuông BKA ta có
AB = 
 5,932 (cm)
AN = AB.sin380 5,932.sin380
 3,652 (cm)
Trong tam giác vuông ANC ta có 
 AC = 7,304 (cm)
HS hoạt động nhóm
a) Tính AB
Xét tam giác vuông AB ta có 
AB = AC.sinC = 8.sin540 6,472 (cm).
b) Tính 
Từ A kẽ AH CD
Xét tam giác vuông ACH ta có 
AH = AC.sinC = 8.sin740
 7,690 (cm)
Xét tam giác vuông AHD ta có 
 sinD = 
 530.
HS nhận xét, đánh giá các nhóm.
Đ: Ta cần vẽ thêm đường vuông góc để đưa về giải tam giác vuông.
Hướng dẫn về nhà:(3’)
-Ôn tập các kiến thức về hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, các công thức định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.
-Làm các bài tập 59, 60, 61 trang 98, 99 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_toan_9_tiet_1_den_6.doc