Giáo án tự chọn Vật lý 7 cả năm

Giáo án tự chọn Vật lý 7 cả năm

Chủ đề 1: SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU:

- Giải thích được một số hiện tượng về ánh sáng , vì sao mắt ta nhìn thấy được mọi vật, phân biệt được nguồn sáng, vật sáng.

- Khắc sâu thêm kiến thức của bài: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng, vật sáng.

II. CHUẨN BỊ:

- Hệ thống bài tập câu hỏi liên quan tới bài: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng, vật sáng.

 

doc 64 trang Người đăng vultt Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Vật lý 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	
Ngày dạy: 	
Chủ đề 1: SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng về ánh sáng , vì sao mắt ta nhìn thấy được mọi vật, phân biệt được nguồn sáng, vật sáng.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng, vật sáng.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống bài tập câu hỏi liên quan tới bài: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng, vật sáng.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 7A: 7B: 	7C:
Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lý thuyết 
Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi:
+ Ta nhận biết được  khi có . truyền vào mắt ta.
+ . là vật tự nó phát ra ánh sáng.
+ Ta nhìn thấy nột vật khi có  truyền từ  vào mắt ta.
Tổ chức cho HS trả lời.
Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm.
A- Lý thuyết:
Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv.
-> Các từ điền: ánh sáng; ánh sáng
-> Nguồn sáng
-> ánh sáng; vật đó.
Hs tham gia trả lời.
Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng 
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?.
- yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt` lại các ý đúng nhất.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen, vì sao? 
 - yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt` lại các ý đúng .
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3.
Bài 3: Tại sao ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ hay màu vàng?
 - yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt` lại các ý đúng.
B- Bài tập:
Trả lời:
- Vì không bật đèn thì không có ánh sáng chiếu vào tờ giấy trắng, do đó tờ giấy không hắt lại ánh sáng vào mắt ta, nên ta không nhìn thấy tờ giấy để trên bàn.
Trả lời:
- Sở dĩ ta nhìn thấy được miếng bìa màu đen voà ban ngày là do miếng bìa được đặt gần những vật sáng khác.
Trả lời:
Ta nhìn thấy được bông hoa có màu đỏ hay màu vàng là do có một ánh sáng màu đỏ hay màu vàng truyền từ bông hoa đó vào mắt ta.
Hoạt động 3: Dặn dò; hướng dẫn vế nhà
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Làm thêm một số bài tập trong sách bài tập. 
+ Xem trước bài - Sự truyền ánh sáng.
Ghi nhớ phần dặn dò của GV.
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: ..	
Ngày dạy: 	
Chủ đề 1: SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
Tiết 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
MỤC TIÊU:
- Giải thích được một số hiện tượng về sự truyền ánh sáng, phân biệt được chùm sáng hội tụ, phân kỳ, song song
- Khắc sâu thêm kiến thức của bài: sự truyền ánh sáng.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống bài tập câu hỏi liên quan tới bài: nhận biết ánh sáng - nguồn sáng, vật sáng.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 7A: 7B: 	7C:
Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
Bài mới:	
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lý thuyết 
Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi:
+ Phát biểu đinh luật truyền thẳng ánh sáng? 
+ Vẽ và nêu đặc điểm của chùm sáng hội tụ, phân kỳ, song song? 
Tổ chức cho HS trả lời.
Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm.
A- Lý thuyết:
Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv.
-> SGK
-> SGK
Hs tham gia trả lời.
Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng 
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: Giải thích vì sao vào ban đêm nhìn lên bầu trời, ta thấy các vì sao có vẻ lung linh?
- yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt` lại các ý đúng nhất.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Cho 3 cái kim. Hãy cắm chúng thẳng đứng trên một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng ( không dùng thước thẳng). nói rõ ngắm như thế nào là được và giải thích tại sao lại làm như vậy? 
 - yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt` lại các ý đúng .
B- Bài tập:
Trả lời:
- Các vì sao ở rất xa trái đất, chùm ánh sáng do các vì sao hắt lại trái đất, tuy là môi trường trong suốt nhưng không còn đồng tính nữa. ánh sáng có thể bị bẻ cong. Tạo cho ta một ảo ảnh là các vì sao trông “ lung linh, lấp lánh”.
Trả lời:
- Gọi thứ tự 3 cây kim tính từ mắt ta trở ra là: (1); (2); (3).
- Nếu 3 kim được xếp thẳng hàng thì kim (2) bị kim (1) che khuất; kim (3) bị kim (1) và kim (2) che khuất. Như vậy khi ngắm, ta chỉ thấy được có kim (1), vì 3 tia sáng từ 3 kim truyền đến mắt ta trùng nhau.
Hoạt động 3: Dặn dò; hướng dẫn vế nhà. 
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Làm thêm một số bài tập trong sách bài tập. 
+ Xem trước bài - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Ghi nhớ phần dặn dò của GV.
Ngày soạn: ..	
Ngày dạy: 	
Chủ đề 1: SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
Tiết 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng về sự truyền thẳng của ánh sáng như: bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyệt thực và một số hiện tượng ứng dụng sự truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế
Khắc sâu thêm kiến thức về sự truyền thẳng của ánh sáng.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống bài tập câu hỏi liên quan tới sự truyền thẳng của ánh sáng .
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Tổ chức:
 7A: 7B: 7C:
Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
Bài mới:	
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lý thuyết 
Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi:
+ Thế nào bóng tối, bóng nửa tối? 
+ Khi nào có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra? Phân biệt vị trí mặt trời, mặt trăng, trái đất khi hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra?
+ Nhật thực toàn, một phần khác nhau như thế nào?
Tổ chức cho HS trả lời.
Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm.
A- Lý thuyết:
Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv.
 - Hs tham gia trả lời
-> SGK
-> Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất thẳng hàng nhau.
-> Nhật thực: Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất
-> Nguyệt thực: Mặt Trời -> Trái Đất -> Mặt Trăng.
 -> Khi Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất thẳng hàng nhau, đứng trên Trái Đất,ở chỗ bóng tối, không nhìn Mặt Trời gọi là nhật thực toàn phần, ở chỗ bóng nửa tối, không nhìn thấy một Mặt Trời gọi là nhật thực một phần, 
Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng 
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: Giải thích vì sao vào các ngày nắng, một số người dù không đeo đồng hồ mà vẫn biết 12 giờ trưa? 
- yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, trung bình hết một tháng ( tháng âm lịch). Theo em có phải tháng nào cũng có hiện tượng nguyệt thực không? 
 - yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt lại các ý đúng .
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 3.
Bài 3: Tại sao trong lớp học người ta không gắn 1 bóng đèn ở giữa lớp, mà gắn nhiều bóng ở nhiều vị trí khác nhau?
 - yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt lại các ý đúng .
B- Bài tập:
Trả lời:
- Vì vào giữa trưa (12 giờ ) Mặt Trời lên đến đỉnh đầu, bóng của mình sẽ ngắn nhất ( còn gọi là đứng bóng), một số người đã quan sát hiện tượng này và đoán giờ một cách chính xác.
Trả lời:
-> Không phải như vậy, vì quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất hoàn toàn khác nhau.
Trả lời: Khi ngồi viết bài, đầu tay hay người bạn ngồi kế là một vật cản tạo ra bóng đen trên trang giấy khiến ta không nhìn thấy đường viết, để tránh tình trạng này, người ta gắn nhiều bóng đèn trong lớp học để tạo ra nhiều nguồn sáng khác nhau, tránh tình trạng trên.
Hoạt động 3: Dặn dò; hướng dẫn vế nhà
 + Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Hoàn thành nốt các bài tập còn lại, chưa làm xong ở lớp.
+ Làm thêm một số bài tập trong sách bài tập. 
+ Xem trước bài – Định luật phản xạ ánh sáng.
Ghi nhớ phần dặn dò của GV.
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: ..	
Ngày dạy: 	
Chủ đề 1: SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
Tiết 4 : ÔN TẬP 
MỤC TIÊU:
Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức về lý thuyết và biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập trong chương, rèn luyện kỹ năng giải thích các hiện tượng Vật lý trong đời sống.
Khắc sâu thêm kiến thức về quang học, vận dụng các kiến thức quang học để giải thích các hiện tượng có liên quan trong thực tế như: nhật thực, nguyệt thực, ngắm hàng thẳng, quan sát ảnh của vật trong các loại gương
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống bài tập, câu hỏi liên quan tới chương quang học.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 7A: 7B:	 	7C:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
3. bài mới:	
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của chương bằng các câu hỏi:
 + Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
 + Ta nhìn thấy được một vật khi nào?
 + Nguồn sáng là gì? Thế nào là vật sáng, lấy ví dụ?
+ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
+ Nêu cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng?
+ Thế nào là vùng bóng tối bóng nửa tối?
+ Khi nào có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra? Nhật thực, nguyệt thực là gì?
- Tổ chức cho HS trả lời.
- Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm.
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
-> Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
-> Khi ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
-> -- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng; ví dụ: Mặt trời, Đom đóm, ngọn nến...
 -- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó; ví dụ: mọi vật đưới ánh sáng ban ngày
-> Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
-> Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. 
-> -- Vùng bóng tối nằm ở phía sau vật cản và không
nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới, cón gọi là bóng đen.
-- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản và nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới, cón gọi là bóng mờ hay bán dạ.
-> --Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất thẳng hàng nhau.
 -- Nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trăng. (Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất)
-- Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất ( Mặt Trời -> Trái Đất -> Mặt Trăng).
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng 
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu  ... BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: ..	 Tuần: 28 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương điện học.
	2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài kiểm tra. 
	3. Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính độc lập nghiêm túc trong kiểm tra. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra
	2. Học sinh: học bài ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
MA TRẬN HAI CHIỀU
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Câu hỏi 
Điểm 
Câu hỏi 
Điểm 
Câu hỏi 
Điểm 
Câu hỏi 
Điểm 
Nhiễm điện
1
0,5
5
0,5
9
1,5
Dòng điện
2
0,5
6
0,5
10
1,5
11b
1
Vật dẫn điện-vật cách điện
4
0,5
Các tác dụng của dòng điện
3
0,5
7, 8
2
11a
1
Tổng số câu hỏi – điểm 
4
2
4
3
2
3
1
2
Tỉ lệ phần trăm điểm 
20%
30%
30%
20%
	3) Đáp án- Biểu điểm:
I/ Khoanh tròn chữ cái
	( Mỗi ý đúng: 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
C
II/ Dùng từ điền vào chổ trống
 Câu 5: cùng loại 	0,5đ
 Câu 6: tác dụng từ	0,5đ
III/ Ghép cột
Câu 7: A - 4; B - 1; C - 2; D – 3	1đ
Câu 8: A - 3; B - 4; C - 2; D – 1	1đ
IV/ Viết câu trả lời
Câu 9:
a. Bằng cách cọ xát	0,75đ
Đưa vật đó lại gần các vụn giấy, nếu vật đã nhiễm điện thì có khả năng hút các vụn giấy	 0,75đ
Đáp án
Biểu điểm
Câu 10:
Bóng đèn bút thử điện
Electron tự do
Câu 11:
Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat có thể tách đồng ra khỏi dung dịch
Bàn ủi điện, bếp điện
0,75đ
0,75đ
1đ
1đ
4)Thống kê kết quả:
Lớp
TSHS
Trên TB (%)
Dưới TB (%)
7A3
7A4
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Xem trước bài: Cường độ dòng điện”
V/ Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: ..	 Tuần: 29 Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 28: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài cường độ dòng diện.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài cường độ dòng diện.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Cường độ dòng điện cho biết gì?
+ Hãy nêu ký hiệu của cường độ dòng ?
+ Cường độ dòng điện đo bằng đơn vị, dụng cụ gì?
+ Đo cường độ dòng điện nhỏ bằng đơn vị nào?
+ Mắc ampe kế vào mạch điện theo cách mắc nào và mắc như thế nào?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện 
-> Kí hiệu bằng chữ I
-> Am pe; Am pe kế.
-> Miliampe.
-> Mắc ampe kế nối tiếp với mạch điện, mắc cực dương của am pe kế với cực dương của nguồn, cực âm của ampe kế qua các vật dẫn rồi đến cực âm của nguồn.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
a/ Đổi các đơn vị sau ra miliampe:
4A; 0,14A; 1,25A; 0,02A; 0,004A.
b/ Đổi các đơn vị sau ra miliampe:
120mA; 3500mA; 1540mA; 25mA; 8mA.
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm.
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: 
Cho 4 ampe kế lần lượt có giới hạn đo như sau: 
- 50mA; 1,5A; 0,5A; 1A.
Để đo các cường độ dòng điện 0,35A; 12mA; 0,8A; 1,2A; ta lần lượt dùng ampe kế thích hợp nào?
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
a/ 4A = 4000mA; 0,14A = 140mA; 
1,25A = 1250mA; 0,02A = 20mA; 
0,004A = 4mA.
b/ 120mA = 0,12A; 3500mA = 3,5A; 
1540mA = 1,54A; 25mA = 0,025A;
8mA = 0,008A.
Trả lời:
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 50mA để đo dòng điện có cường độ 12mA.
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 1,5A để đo dòng điện có cường độ 1,2A.
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 0,5A để đo dòng điện có cường độ 0,35A.
* Dùng ampe kế có giới hạn đo 1A để đo dòng điện có cường độ 0,8A.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài - Hiệu điện thế.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: ..	 Tuần:30
Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 29: HIỆU ĐIỆN THẾ
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài Hiệu điện thế.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài Hiệu điện thế.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Hiệu điện thế được tạo ra ở đâu?
+ Hãy nêu ký hiệu của hiệu điện thế ?
+ Hiệu điện thế đo bằng đơn vị, dụng cụ gì?
+ Hiệu điện thế còn đo bằng đơn vị nào?
+ Mắc vôn kế vào mạch điện theo cách mắc nào và mắc như thế nào?
+ Giá trị ghi trên mỗi nguồn điện cho biết gì?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
-> Kí hiệu bằng chữ U
-> Vôn; Vôn kế.
-> Milivôn, kilôvôn.
-> Mắc vôn kế song song với mạch điện, mắc cực dương của vôn kế với cực dương của nguồn, cực âm của vôn kế với cực âm của nguồn.
+ Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
a/ Đổi các đơn vị hiệu điện thế sau:
500kV=V
220V=kV=.mV
6V=mV
15kV=..V=.mV
220000mV=..V=..kV
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm.
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: 
Có 4 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có hiệu điện thế U = 1,5V. Hãy mắc thành bộ nguồn sao cho hiệu điện thế của bộ nguồn là U’= 3V. Sau đó hãy chỉ ra cách mắc vôn kế để kiểm tra lại hiệu điện thế bộ nguồn này? 
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
500kV = 500 000V
220V = 0,22kV = 220 000mV
6V = 6 000mV
15kV = 15 000V = 15 000 000mV
220000mV = 220V = 0,22kV
Trả lời:
* 4 nguồn nói trên được chia làm 2 mạch rẽ song song, mỗi mạch gồm 2 nguồn mắc nối tiếp với nhau.
* Để mắc vôn kế kiểm tra lại hiệu điện thế của bộ nguồn nói trên, ta mắc như sau:
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài - Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
	Ngày soạn: ..	Tuần: 10
Ngày dạy: 	
Tiết 9: KIỂM TRA CHƯƠNG: QUANG HỌC
(KHÔNG THỰC HIỆN)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức học sinh đã học trong chương I về Quang học. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy của học sinh, khả năng khái quát và tính toán, ghi nhớ của học sinh.
3. Thái độ:
- Trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: - Đề + đáp án bài kiểm tra.
- HS: - Ôn tập kiến thức cũ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
3. bài mới:
ĐỀ BÀI KIỂM TRA
Họ và tên :. KIỂM TRA 45 PHÚT
Lớp : 7 Tự chọn: VẬT LÝ 7. 
Điểm
Nhận xét của Giáo Viên
I ) Trắc nghiệm : ( 5.0 Điểm ) 
 I : (2.0 Điểm ) Khoanh tròn vào câu cho là đúng 
 1/ Trong những vật sau đây, vật nào xem là vật trong suốt:
 a) Tấm nhựa trắng. b) Tấm gỗ. c ) Tấm bìa cứng. d) Nước nguyên chất. 
 2/ Chùm sáng phát ra từ đèn pin là chùm sáng:
 a) Chùm hội tụ ; b) Chùm phân kỳ
 c ) Chùm song song ; d ) Cả a,b,c
 3 / Gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật:
 a) Gương phẳng b) Gương cầu lồi
 c) Gương cầu lõm d) Cả a; b; c
 4/ Gương cầu lõm thường được ứng dụng 
 a) Làm choá đèn pha xe ô tô ; b) Tập trung năng lượng mặt trời
 c) Đèn chiếu dùng khám bệnh tai; d) Cả 3 ứng dụng 
 II: (3.0 Điểm ) Điền từ thích hợp vào chổ trống.
 1. Ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường 
 2. Hiện tượng trái đất đi vào vùng bóng tối của mặt trăng gọi là .. 3.  nằm sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn chiếu tới.
 4. Ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn nhỏ hơn ảnh tạo bởi 
5. Nguồn sáng là vật , vật sáng là vật .
III Tự luận 5.0 điểm
 Câu 1 2.0 điểm
 a/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 
 b/ Vẽ tia phản xạ trong các trường hợp sau?
 c/ Xác định độ lớn góc phản xạ, góc tới?
 350 
 45 0
 Hình a
 Hình b
Câu 2 : (1.5 diểm) Khi xếp hàng vào lớp muốn biêt mình xếp thẳng hàng hay chưa em làm như thế nào? Giải thích cách làm của em?
Câu 3: (1.5 diểm) Tại sao khi lắp kính chiếu hậu cho ô tô xe máy ta dùng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng?
 ĐÁP ÁN:
	KIỂM TRA 45 PHÚT
 Tự chọn: VẬT LÝ 7. 
I. Trắc nghiệm: 
 Câu 1: 2 điểm. ( Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
 1. d; 2. b; 3. a; 4. d
 Câu 2: 2 điểm. ( Mỗi từ điền đúng 0,5 điểm)
 a. Trong suốt đồng tính b. Nhật thực 
 c. Bóng nửa tối d. Gương cầu lõm
 e. tự phát ra áng sáng; hắt lại ánh sáng từ nguồn sáng chiếu vào nó
II. Tự Luận:
Câu 1
 Hình a
 Hình b
a/ Phát biểu đúng định luật phản xạ ánh sáng. 1,0 đ
 b/ Vẽ đúng tia phản xạ như hinh vẽ. 1,0 đ
 c/ - Xác định đúng độ lớn góc tới, góc phản xạ: i = i’ = 550. 0,5 đ
 - Xác định đúng độ lớn góc phản xạ. i’ = 450 0,5 đ
Câu 2 (1.5 diểm)
 - Khi xếp hàng vào lớp muôn biêt mình xếp thẳng hàng hay chưa em nhìn thẳng bạn 
 đứng ở trước mà không thấy bạn đứng đầu hàng.
 - Vì ánh sáng từ bạn đầu hàng truyền đến mắt theo đường thẳng bị bạn dứng trước che khuất.
Câu 3: (1.5 diểm) Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, nên khi lắp vào gương chiếu hậu cho ôtô, xe máy giúp người lái xe quan sát được ở sau xe một khoảng rộng hơn dùng gương phẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon vat ly 7.doc