Giáo án Tuần 13 - Ngữ văn 7

Giáo án Tuần 13 - Ngữ văn 7

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN – BI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I . Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

-Ôn tập củng cố các kiến thức Văn từ tuần 10 đến 14 ( về thể thơ, nội dung tư tưởng văn bản, tác giả, ); Tiếng Việt củng cố kiến thức về từ loại, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm

-Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về từ, câu.

II. Chuẩn bị:

* GV: Chấm xong bài, lựa chọn bài giỏi, sạch đẹp.

* HS: Ôn lại bài, thống kê lỗi sai.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 13 - Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 13	Ngày soạn:	Ngày dạy: 
 Tiết : 49
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN – BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Ôn tập củng cố các kiến thức Văn từ tuần 10 đến 14 ( về thể thơ, nội dung tư tưởng văn bản, tác giả,); Tiếng Việt củng cố kiến thức về từ loại, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm
-Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về từ, câu.
II. Chuẩn bị:
* GV: Chấm xong bài, lựa chọn bài giỏi, sạch đẹp.
* HSø: Ôn lại bài, thống kê lỗi sai.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
HĐ1: Khởi động:
* Ổn định :
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : (không kiểm tra )
* Giới thiệu bài: 
-Nêu tầm quan trọng của tiết trả bài .
HĐ2: Xác định mục đích yêu, cầu bài kiểm tra: 
* Nhấn mạnh:
Mục đích: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học :
+ Văn: Thể loại, nội dung tư tưởng, tác giả các văn bản từ tuần 1® 10.
+ TV: Các từ loại: Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
b. Yêu cầu: Xác định đúng thể loại, chính xác về tác giả, nội dung tư tưởng các văn bản.
 -Xác định chính xác các hiện tượng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, nắm được định nghĩa, phân loại và cho được ví dụ, đặt được câu.
HĐ3: Đánh giá kết quả làm bài của học sinh
Gv phát bài ra cho học sinh.
-Yêu cầu HS đọc bài của mình để thấy những chổ GV sửa.
-GV đánh giá chung những mặt đạt được và chưa đạt được của học sinh.
-Gv chỉ ra cụ thể những thiếu xót và cách sửa chữa
HĐ4 : Dặn dò
-Giữ cẩn thận bài kiểm tra để tham khảo.
-Xem lại những thiếu xót và cách sửa.
-Soạn bài : Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
Tuần : 13	Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết : 50.
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Mục tiêu :
-Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chướng trình.
II kiến thức chuẩn:
1/ Kiến thức : 
Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2/. Kĩ năng:
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học .
- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung hoạt động
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra :
-Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
* Giới thiệu bài: 
* Các em đã nắm được cách làm bài văn biểu cảm về con người, sự vật. Trong tiết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm đối với tác phẩm văn học. Kiểu bài này có gì khác với cách nêu cảm nghĩ với con người, sự vật mà các em đã làm ở bài viết số 2 ?
-Lớp trưởng báo cáo.
-Học sinh đem tập bài soạn.
-Nghe .
HĐ1: Khởi động: 
* Cho mỗi HS đọc 1 đoạn diễn cảm.
(?) Văn bản trên viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó ?
* Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên.
(?) Tác giả đã cảm nhận như thế nào 
về 2 câu đầu ?
(?) Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt cảm xúc ntn ở 2 câu tiếp theo ?
(?) Tác giả cảm nhận ntn ở 2 câu tiếp theo?
(?) Tác giả cảm nhận ntn về 2 câu cuối ?
(?) Những yêu cầu để làm 1 bài văn pbcn về 1 tác phẩm văn học?
-Cho HS đọc to ghi nhớ.
-Đọc diễn cảm.
-Cá nhân: “ Đêm đêm trơ trơ”
-Nghe.
-Cá nhân: 
+ Tưởng tượng một người quen (đàn ông) nhớ quê ( giả định, cụ thể hoá) đặt mình vào trong cảnh để bộc lộ cảm xúc.
+ Hồi tưởng thầy giáo giảng nghĩa® tưởng tượng, liên tưởng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng
+ Cảm nghĩ về con sông Ngân Hà® liên tưởng đến Ngưu Lang, Chức Nữ để màsuy ngẫm đến con sông chia cắt, con sông nhớ thương liên tưởng nỗi nhớ thương ai của mình.
+ Liên tưởng để mà suy ngẫm về con sông Tào Khê nhỏ hẹp nhưng khiến ta nghẹn ngào, phải nói về sông, về lòng thuỷ chung của ta.
-Cá nhân:
- Đọc kỉ tác phẩm để hình thành những cảm xúc tử những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất.
- Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.
-Đọc to ghi nhớ.
HĐ 2:Hình thành kiến thức :
Tìm hiểu chung
1/ Đọc bài văn của Nguyên Hồng:
2/ Tìm hiểu phương pháp phát biểu cảm xúc 
3/ Tổng kết về các biện pháp tưởng tượng, liên ưởng, suy luận khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học:
 Ghi nhớ SGK T 147.
-Phát biểu cảm nghĩ về một TPVH là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của TP đĩ.
- Cách làm bài văn biểu cảm về TPVH với bố cục 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hồn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Kết bài : ấn tượng chung về tác phẩm.
(?) Pbcn về bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
-Cho HS thảo luận, trình bày cảm nghĩ theo dàn ý.
-Đánh giá, uốn nắn.
* Thảo luận, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
HĐ 3 Luyện tập 
4/ Luyện tập :
 Đề: Pbcn về bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
 Dàn ý
I. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
II. TB: Trình bày những 
cảm xúc, suy nghĩ do bài thơ gợi lên:
+ Cảm xúc về tâm hồn, tâm tư, suy nghĩ của nhân vật.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ (nghệ thuật) tác phẩm.
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm
III. KB: Aán tượng của tác phẩm để lại
-Về nhà làm bài tập các văn bản còn lại của bài tập 1/tr 148.
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học.
-Ôn tập thật kĩ thể loại văn biểu cảm về sự vật con người để làm bài viết số 3 .
-Nghe.
-Nghe và tự ghi nhớ.
HĐ4 :Củng cố- Dặn dò :
Tuần : 13	Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết : 51+52.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
SỐ 3 TẠI LỚP.
I . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 -Vận dụng được các kiến thức đã học và kĩ năng để vận dụng vào bài làm của mình một cách sáng tạo, cụ thể là yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn biểu cảm của mình.
 - Qua đó giáo dục các em về tình cảm đối với thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị:
*GV: Đề bài và đáp án.
* HSø: Giấy làm bài.
III. Hướng dẫn thực hiện:
HĐ1: Khởi động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.: 
* Lớp trưởng báo cáo.
 *GV kiểm tra sự chuẩn bị: 
HĐ2: Chép đề,hướng dẫn:
 Đề : Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo cũ.
- Chép đề lên bảng.
-Hướng dẫn:
1.Xác định yếu tố miêu tả: 
2.Xác dịnh yếu tố tự sự: 
3.Chú ý: Yếu tố tả, tự sự chỉ là phương tiện biểu cảm đối với thầy cô giáo cũ.
4.Tuân thủ các bước:
Tìm hiểu đề.
Tìm ý.
Lập dàn ý.
Viết thành văn: Chú ý liên kết, mạch lạc.
Kiểm tra, sửa chưã.
5.Chú ý chữ viết, trình bày, phân đoạn
HĐ3: Theo dõi, uốn nắn 
-HS trật tự làm bài
- GV theo dõi, nhắc nhỡ, uốn nắn sai sót cho hs.
HĐ4: Thu bài - Dặn dò: 
* HS nộp bài.
 Duyệt tuần 13
 Lê Lĩnh Nam
-GV thu bài đủ số lượng.
Soạn bài: Tiếng gà trưa
-HS nghe và tự ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc