Giáo án Văn mình - Thanh lịch lớp 7 tiết 5: Giao tiếp ứng xử trong nhà trường

Giáo án Văn mình - Thanh lịch lớp 7 tiết 5: Giao tiếp ứng xử trong nhà trường

TIẾT 5: BÀI 3

GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

 - Nắm được những mối quan hệ trong nhà trường: thầy cô, bạn bè, nhân viên, khách đến trường.

 - Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với các mối quan hệ trong nhà trường ở từng hoàn cảnh cụ thể.

 - Nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng - sai. Từ đó, HS tự giác điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần dần nâng lên mức độ hành vi đẹp, hình thành thói quen và lối sống đẹp.

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5855Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn mình - Thanh lịch lớp 7 tiết 5: Giao tiếp ứng xử trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20/4/2011
Tiết 5: Bài 3
Giao tiếp ứng xử trong nhà trường
I. MụC TIÊU CầN ĐạT
	Giúp HS :
	- Nắm được những mối quan hệ trong nhà trường : thầy cô, bạn bè, nhân viên, khách đến trường...
	- Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với các mối quan hệ trong nhà trường ở từng hoàn cảnh cụ thể.
	- Nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng - sai. Từ đó, HS tự giác điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi ở mức độ đúng, dần dần nâng lên mức độ hành vi đẹp, hình thành thói quen và lối sống đẹp.
II. Phương tiện dạy học
 Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện, băng hình, tranh ảnh tham khảo về người Hà Nội
- Máy chiếu (nếu có
- Phiếu thảo luận, bảng phụ, đạo cụ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ(Kiểm tra sự chuận bị của HS)
3.Bài mới
Trường học là nơi lưu giữ rất nhiều những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Khi lớn lên rồi, những kí ức về thầy cô, bạn bè, phấn bảng, sách vở, bút thướcvẫn còn in đậm mãi trong ta. Nhớ cả tiếng trống trường của bác bảo vệ già, cô lao công hiền lành, chăm chỉ, cô thủ thư tươi cười mỗi giờ ra chơiTất cả đều âm thầm tạo cho chúng ta một môi trường vui chơi và học tập tốt nhất. Nhưng không phải bạn học sinh nào cũng có cách cư xử thật đúng và đẹp đối với thầy cô, bạn bè, bác bảo vệ, cô lao côngĐâu đó, vẫn còn những ý thức rất kém, những lời nói vô văn hoá, những cách đối xử vô tâm với bạn bè Điều đó, làm mất đi vẻ đẹp của một học sinh Hà Nội thanh lịch, văn minh. Vậy, phải làm thế nào để có được cách giao tiếp, ứng xử hay và đẹp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết điều thắc mắc ấy.
Hoạt động của học sinh-giáo viên
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu về các yếu tố trong một nhà trường. 
	GV cần cho HS thấy được : Trường học là một môi trường đặc thù bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan, con người.
	GV giới thiệu về trường mình dựa trên màn hình
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS các hành vi giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong nhà trường
- Đây là phần trọng tâm, GV cần dành nhiều thời gian và phân bố thời gian hợp lí.
- Trước tiên, GV có thể khái quát cho HS bằng sơ đồ :
Ứng xử văn minh
với mụi trường 
Sư phạm
Giao tiếp, ứng xử 
với khỏch đến
trường
Giao tiếp, ứng xử
với nhõn viờn
trong trường
Giao tiếp, ứng xử
trong quan hệ
bạn bố
Giao tiếp, ứng xử
trong quan hệ 
Thầy - trũ
Giao tiếp ứng xử 
trong nhà 
trường
1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò 
 a. Truyền thống tôn sư trọng đạo 
- GV cần cho HS thấy được: Trong lịch sử truyền thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người. Những người thầy chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao quí, nên được xã hội tôn vinh, phụ huynh quí trọng, học trò kính trọng, ghi ơn sâu sắc. Bởi vậy, đối với học trò, cách giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô luôn được coi trọng. Nó vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn hoá của con người.
- GV có thể cho HS xem phim, ảnh nói về truyền thống tôn sư trọng đạo
b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo
GV đưa tình huống:
 Có 3 bạn HS vì những lí do đặc biệt nên đã đến lớp muộn trong khi thầy đang giảng bài cho các bạn.
Sơn: không chào thầy, tự ý chạy vào lớp.
	- Nhi: chào thầy nhưng chào rất to.
	- Trâm: đứng nép ngoài cửa để không làm phiền thầy và các bạn. Đợi thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm trang chào thầy, nói lời xin lỗi thầy và xin thầy cho vào lớp.
	Em hãy nhận xét cử chỉ, hành vi giao tiếp, ứng xử của 3 bạn trên?
	GV cho HS thảo luận, và có thể đưa ra kết luận:
	+ Bạn Sơn: không chào, đi học muộn, không xin lỗi thầy và vào lớp lúc thầy đang nói. Đó là hành vi vô lế không hiểu biết, không giữ phép tắc, không thực hiện nội qui của học sinh khi đến trường.
	+ Bạn Nhi: chào thầy nhưng chào to cũng là không giữ phép tắc, không hiểu biết trong ứng xử giao tiếp.
	+ Bạn Trâm: đứng nép ngoài cửa để không làm phiền thầy và các bạn, thể hiện sự khiêm tốn, là người hiểu biết và giữ đúng phép tắc trong ứng xử. Hành động chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy, nói lời xin lỗi. Đó là người biết kính trọng thầy và giữ đúng phép tắc trong quan hệ thầy trò.
	- GV đặc biệt chú trọng hướng dẫn thái độ, hành vi của HS đối với thầy cô giáo cũ:
	+ Dù các thầy cô không còn dạy mình nữa nhưng khi có điều kiện hoặc đến thăm các thầy cô giáo cũ. Điều đó sẽ làm các thầy cô rất vui và cảm động.
	+ Nên dành thời gian quay trở lại trường cũ vào ngày kỉ niệm thành lập trường, 20 -11hàng năm để thăm lại các thầy cô giáo. Dù làm gì, giữ cương vị nào, hãy luôn tỏ ra lễ phép, kính trọng chào thầy cô, hỏi thăm sức khoẻ, cùng thầy cô ôn lại những kỉ niệm cũ.
Hoạt động 3 : Củng cố : Trò chơi
Câu 1: Ngày 20/11 đuợc lấy làm ngày nhà giáo Việt Nam
 vào ngày, tháng, năm nào ?
A. 28/9/1980 
B. 28/9/1981
C. 28/9/1982
Câu 2: Đõy là người thầy giỏo nổi tiếng thời nhà Trần, cú rất nhiều học giỏi và thành đạt. ễng là ai ? 
THẦY GIÁO: CHU VĂN AN
Câu 3: Trường đại học đầu tiờn ở nước ta cú tờn là gỡ? 
A. Văn miếu Diên Hựu
B. Quốc học Huế.
C. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Câu 4: Trong những hành vi sau đõy hành vi nào thể hiện thỏi độ tụn sư trọng đạo, hành vi nào cần phờ phỏn? Vỡ sao? 
Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cụ giỏo cũ, Năm đứng nghiờm bỏ mũ chào cụ.
b. Thầy Minh ra bài tập Toỏn cho học sinh về nhà làm. Mói chơi nờn Hoa khụng làm bài tập.
c. Anh Thắng là một sinh viờn đại học, nhõn ngày Nhà giỏo Việt Nam 20-11, anh Thắng đó viết thư thăm hỏi cụ giỏo cũ dạy anh từ hồi lớp 1.
d. Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kộm. Vừa nhận được bài từ tay thầy giỏo, An đó vũ nỏt và đỳt bài vào ngăn bàn.
Câu 5: Tỡm 3 cõu ca dao, tục ngữ núi về sự kớnh trọng và lũng biết ơn thầy giỏo, cụ giỏo ? 
 Nhất tự vi sư, bỏn tự vi sư.
 Không thầy đố mày làm nên.
 Muốn sang thỡ bắc cầu kiều, 
 Muốn con hay chữ, thỡ yờu lấy thầy.
- Mựng một tết cha, mựng ba tết thầy
Câu 6: Hãy hát một vài câu hát núi về sự kớnh trọng và lũng biết ơn thầy giỏo, cụ giỏo ? 
Câu 7: Hãy nêu một vài hành vi thể hiện thái độ không đúng mực của hs đối với thầy cô trong trường ta.
Câu 8: Hãy nêu một vài tấm gương điển hình biết tôn trọng, vâng lời thầy cô của hs trường ta.
Hoạt động 4: Dặn dò
Sưu tầm trước một số tư liệu về tình cảm bạn bè và các hành vi ứng xử văn minh trong môi trường sư phạm.
I. Các yếu tố trong một nhà trường
	Trường học là một môi trường đặc thù bởi những đặc trưng riêng về cơ sở vật chất, cảnh quan và con người.
	Về cơ sở vật chất, trường học bao gồm: khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi... Trường học được trang bị bàn ghế, các công cụ hỗ trợ, tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, giáo cụ trực quan, các đồ dùng dạy học...giúp thầy truyền đạt và trò tiếp thu kiến thức.
	Trong mỗi nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo, các lớp học sinh và nhân viên phục vụ. Trong đó, mối quan hệ thầy – trò, bạn bè, và những người làm việc trong trường học phải có qui tắc chuẩn mực riêng. Cũng vì vậy, đòi hỏi cách giao tiếp, ứng xử của mỗi người phải phù hợp với các mối quan hệ cụ thể.
II. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh trong nhà trường
1. Giao tiếp, ứng xử trong quan hệ thầy - trò
a. Truyền thống tôn sư trọng đạo
	Trong lịch sử truyền thống của dân tộc ta, hiếu học luôn đi đôi với tôn sư trọng đạo. Kính trọng người thầy truyền dạy tri thức cho mình được coi là một nghĩa vụ và đạo lý làm người. Những người thầy chân chính lấy việc dạy học làm nghề cao quí, nên được xã hội tôn vinh, phụ huynh quí trọng, học trò kính trọng, ghi ơn sâu sắc. Bởi vậy, đối với học trò, cách giao tiếp ứng xử với thầy cô luôn được coi trọng, vừa thể hiện đạo đức vừa là nét văn hóa của con người.
b. Giao tiếp, ứng xử đối với thầy cô giáo
	 * Trong giờ học:
 Khi thầy cô vào lớp, hãy đứng nghiêm chỉnh, vẻ mặt tươi tắn để chào thầy cô. Khi thầy cô điểm danh hoặc gọi trả lời câu hỏi, hãy trả lời một cách đầy đủ, lễ phép, có đầu có cuối.
 Trên lớp phải chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện với các bạn xung quanh, không nghịch dưới gầm bàn, càng không được ngủ trong giờ học. Cố gắng phát huy óc sáng tạo, chủ động trong khi học để cùng thầy cô giải đáp những vấn đề khó.
	Khi đứng tại chỗ hoặc lên bảng làm bài, không nên uốn éo, gãi đầu gãi tai, hoặc đút tay vào túi quần... Hãy đứng nghiêm chỉnh, mắt nhìn thẳng vào thầy cô.
Khi hết giờ học, đứng nghiêm trang chờ thầy cô ra khỏi lớp trước; không nên chen lấn, xô đẩy, chạy vội ra khỏi lớp học khi chưa được sự cho phép của thầy cô.
Hoàn thành bài tập thầy cô giao đúng hẹn, không bỏ bê hay làm qua quýt cho xong. Có chỗ nào chưa hiểu, hãy mạnh dạn nhờ thầy cô giảng lại.
Khi bị thầy cô phê bình, hãy tiếp thu và sửa đổi những điều mình chưa đúng và cảm ơn thầy cô đã góp ý cho mình. Kể cả khi thầy cô lỡ trách nhầm lẫn thì vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh, lễ phép nói lại cho rõ ràng để thầy cô hiểu.
Ngoài giờ học:
	- Khi gặp các thầy cô trên đường, hãy cúi chào lễ phép. Đừng vừa đi vừa chào, hoặc chào thầy cô mà còn mải cười đùa với bạn bè. Hãy lễ phép chào hỏi cả các thầy cô không trực tiếp dạy mình hay thầy cô ở các trường khác.
	- Trước khi vào văn phòng của thầy cô, hãy gõ cửa cẩn thận rồi đẩy cửa bước vào. Không tự tiện, táy máy nghịch đồ đạc của các thầy cô khi chưa được phép.
	- Khi thầy cô đang nói chuyện với người khác, không nên chen ngang, hãy nhỏ nhẹ xin phép trước rồi thưa chuyện với thầy cô. 
	- Không nên đặt biệt hiệu tếu, xấu cho các thầy cô; không nói xấu thầy cô; không bắt chước dáng đi, cử chỉ của thầy cô. Làm như vậy là thất lễ.
	- Hãy giúp thầy cô những việc mà mình có thể làm, chẳng hạn như bê chồng vở lên văn phòng, xách hộ thầy cô cặp sách, hoặc giúp thầy cô chuẩn bị đồ dùng khi lên lớp...Dù là học sinh nam hay nữ, cũng đều cần phải chú ý giữ một khoảng cách đúng mực đối với thầy cô. 
	- Khi thầy cô đến thăm nhà, hãy nhớ ra chào hỏi, vui vẻ tiếp đón thầy cô; đừng vì một lý do gì đó mà ngồi lì trong phòng của mình.
- Đối với thầy cô giáo cũ:
	+ Dù các thầy cô không còn dạy mình nữa nhưng khi có điều kiện hoặc đến thăm các thầy cô giáo cũ. Điều đó sẽ làm các thầy cô rất vui và cảm động.
	+ Nên dành thời gian quay trở lại trường cũ vào ngày kỉ niệm thành lập trường, 20 -11hàng năm để thăm lại các thầy cô giáo. Dù làm gì, giữ cương vị nào, hãy luôn tỏ ra lễ phép, kính trọng chào thầy cô, hỏi thăm sức khoẻ, cùng thầy cô ôn lại những kỉ niệm cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an VMTL lop 7 tiet 5 bai 3.doc