Tuần :16
Tiết : 16 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
o HS biết thế nào là ô nhiễm tiếng ồn
o Biết những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
o Biết phân biệt tiếng ồn và tiếng gây ô nhiễm tiếng ồn
o Biết kể tên một số vật liệu cách âm tốt
2. Kĩ năng:
o Quan sát hình và phân tích hiện tượng
o Giải thích các hiện tượng trong thực tế
o Biết cách làm giảm tiếng ồn
3. Thái độ:
Tuần :16 Tiết : 16 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ngày soạn:22/11/08 Ngày dạy :25/11/08 Mục tiêu: Kiến thức : HS biết thế nào là ô nhiễm tiếng ồn Biết những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Biết phân biệt tiếng ồn và tiếng gây ô nhiễm tiếng ồn Biết kể tên một số vật liệu cách âm tốt Kĩ năng: Quan sát hình và phân tích hiện tượng Giải thích các hiện tượng trong thực tế Biết cách làm giảm tiếng ồn Thái độ: Nghiêm túc, tự lực trong học tập Chuẩn bị: Hs: xem lại bài 14 Gv: tranh phóng to hình 15.1,15.2,15.3 Hoạt động dạy học: Kiểm tra 15’ Câu 1: Thế nào là biên độ dao động? Nêu mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm? Câu 2: Tần số là gì? Nêu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm? Câu 3: Â m có thể truyền qua những môi trường nào? Đáp án Câu 1: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là biên độ dao động. Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to và ngược lại Câu 2: Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Tần số dao động càng lớn âm phát ra càng cao và ngược lại Câu 3: Âm có thể truyền qua môi trường rắn, lỏng và khí Hoạt động học của hs Trợ giúp của gv Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập HS trả lời câu hỏi và chú ý Kể tên một số âm thanh em nghe được trong đời sống. Chúng ta không thể thiếu được âm thanh, nhưng âm thanh nào gây tác động xấu đến thần kinh của chúng ta. Làm thế nào để hạn chế được âm thanh đó thì bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi này Hoạt động 2: nhận biết ô nhiễm tiếng ồn HS quan sát hình HS mô tả HS trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi HS chú ý HS trả lời câu hỏi Cá nhân trả lời Cá nhân tự hoàn thành HS ghi vở HS đọc C2 HS trả lời câu hỏi HS chú ý Cho HS quan sát tranh 15.1,15.2,15.3 Cho biết ba tranh mô tả gì? Tiếng sấm sét xảy ra như thế nào? Người trong hình có nghe được điện thoại không? Vì sao Liệu lớp học có thể học được khi ở gần chợ không ? tại sao GV nhận xét câu trả lời của HS Trong 3 hình trên hình nào là tiếng ồn? Hình nào có tiếng ồn gây ô nhiễm? Làm thế nào để ta biết GV nhận xét câu trả lời của HS và cho HS trả lời C1 Vậy làm thế nào để nhận biết ô nhiễm tiếng ồn? Yêu cầu HS hoàn thành vào chỗ trống trong phần kết luận GV nhận xét câu trả lời của HS và thống nhất kết luận Cho HS khác nhắc lại và HS ghi vở Cho HS đọc C2 Chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn? Tại sao GV nhận xét câu trả lời và thống nhất câu trả lời đúng Như vậy tiếng ồn ô nhiễm sẽ gây hại đến thần kinh của ta, làm thế nào để giảm bớt tiếng ồn ? Hoạt động 3: tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn HS đọc thông tin HS trả lời câu hỏi HS chú ý HS đọc C3 Nhóm thảo luận Nhóm trình bày kết quả HS ghi vở HS đọc C4 Cá nhân tự trả lời Cho HS đọc thông tin trong sgk Để giảm tiếng ồn trong giao thông người ta dùng những biện pháp nào? GV nhận xét và giải thích từng biện pháp cho HS nắm rõ Từ thông tin vừa thu thập, cho HS đọc C3 Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời C3 GV cho các nhóm trình bày kết quả và nhận xét câu trả lời của các nhóm GV thống nhất các biện pháp và cho HS làm vào vở Cho HS đọc C4 Yêu cầu cá nhân tự trả lời GV nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng Hoạt động 4: vận dụng HS đọc C5 HS trả lời câu hỏi Cá nhân trả lời vào vở HS đọc C6 Cá nhân tự làm Cho HS đọc C5 Tìm các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong các hình ở phần I GV nhận xét và cho HS làm vào vở Cho HS đọc C6 Yêu cầu mỗi cá nhân tự làm vào vở Hoạt động 5: củng cố_dặn dò HS trả lời câu hỏi Cá nhân làm HS trả lời câu hỏi Ghi phần dặn dò của GV Khi nào xảy ra ô nhiễm tiếng ồn? ô nhiễm tiếng ồn khác với tiếng ồn như thế nào? Bài tập áp dụng: 1.Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây: Gia tăng mệt mỏi và rối loạn thần kinh Gây ra co giật hệ cơ Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp Tất cả trường hợp trên 2. Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta sử dụng các biện pháp: Làm trần nhà bằng xốp Trồng cây xanh Bao kín các thiết bị gây ồn Tất cả các biện pháp trên Dặn HS học bài_đọc có thể em chưa biết Làm bài trong sbt Chuẩn bị bài mới Phần ghi bảng Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn C1. Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người C2. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn C3. Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn 1. tác động vào nguồn âm Cấm bóp còi 2. phân tán âm trên đường truyền Trồng cây xanh 3. ngăn không cho âm truyền đến tai Xây tường chắn , làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, C4. Vận dụng C5. C6. Ghi nhớ :(sgk)
Tài liệu đính kèm: