Giáo án Vật lí 7 tiết 21: Dòng điện_nguồn điện

Giáo án Vật lí 7 tiết 21: Dòng điện_nguồn điện

Tuần:22

Tiết : 21 TIẾT 21. DÒNG ĐIỆN_NGUỒN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

o HS biết dòng điện là gì? Bản chất của dòng điện

o HS nhận biết được khi nào có dòng điện chạy qua

o Biết làm thí nghiệm để thấy sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước

o Biết nguồn điện dùng làm gì? Đặc điểm của nguồn điện

o Biết các đồ dùng điện sử dụng được là do đâu

2. Kĩ năng:

o Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra

o Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng trong thực tế

o Lấy ví dụ về các nguồn điện

o Lắp mạch điện

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 tiết 21: Dòng điện_nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:22
Tiết : 21
TIẾT 21. DÒNG ĐIỆN_NGUỒN ĐIỆN
Ngày soạn: 10/1/2010
Ngày dạy :12/1/2010
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS biết dòng điện là gì? Bản chất của dòng điện
HS nhận biết được khi nào có dòng điện chạy qua
Biết làm thí nghiệm để thấy sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước
Biết nguồn điện dùng làm gì? Đặc điểm của nguồn điện
Biết các đồ dùng điện sử dụng được là do đâu
Kĩ năng:
Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra
Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng trong thực tế
Lấy ví dụ về các nguồn điện
Lắp mạch điện
Thái độ:
Ngiêm túc, tự lực học tập
Ham tìm hiểu các hiện tượng về điện học
CHUẨN BỊ:
HS :xem lại bài sự nhiễm điện do cọ xát, các viên pin
GV : thí nghiệm hình 19.1 cho mỗi nhóm. Các nguồn điện, mạch điện hình 19.3
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP_KIỂM TRA BÀI CŨ
HS trả lời câu hỏi
HS khác làm bài tập 
Các em khác chú ý theo dõi nhận xét 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
HS 1: có mấy loại điện tích? Khi nào các vật đẩy nhau, hút nhau? Nguyên tử gồm những thành phần nào? Kí hiệu điện tích dương và âm
HS 2: khi nào vật nhiễm điện dương và nhiễm điện âm? Chữa bài 18.1, 18.2
GV nhận xét và cho điểm 
HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
HS dự đoán
Tại sao bóng đèn có thể sáng? Cơm nấu chín được? Quạt có thể quay?.... các đồ dùng điện này hoạt động được là do đâu? Vậy dòng điện là gì? Do đâu mà có dòng điện. Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi này
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ DÒNG ĐIỆN
HS chú ý. HS đọc C1
HS quan sát hình 
HS trả lời câu hỏi 
HS hoàn thành câu a
HS đọc C1
HS trả lời câu hỏi 
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi 
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi 
Cá nhân tự hoàn thành
HS ghi vở 
HS đọc C2
HS trả lời câu hỏi 
HS ghi vở 
HS trả lời câu hỏi 
Cá nhân tự rút ra nhận xét và ghi vở 
HS chú ý 
HS trả lời câu hỏi 
HS chú ý ghi vở
HS trả lời câu hỏi 
Để hiểu được dòng điện là gì ta tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. Cho HS đọc ý a câu C1
Cho HS quan sát hình 19.1 a và b.
Khi mảnh phim nhựa đã nhiễm điện thì mảnh phim nhựa mang gì? Điện tích trong mảnh phim nhựa tương tự gì trong bình A? 
GV nhận xét câu trả lời, yêu cầu HS hoàn thành chỗ trống trong câu a
Cho HS đọc ý b của câu C1
Cho biết vật nhiễm điện có tính chất nào?
Yêu cầu HS quan sát hình 19.1c cho biết tại sao bóng đèn bút thử điện lại sáng?
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Yêu cầu HS quan sát hình 19.1d, có hiện tượng gì xảy ra trong bình B khi mở khóa?
GV nhận xét câu trả lời của HS , yêu cầu HS tự hoàn thành vào chỗ trống câu b
GV thống nhất câu trả lời C1
Cho HS đọc C2
Cho biết khi nước ngừng chảy qua bình B thì phải làm như thế nào? Vậy bút thử điện không sáng ta làm thế nào?
GV nhận xét và thống nhất câu trả lời C2
Tóm lại từ C1,C2 cho biết bóng đèn bút thử điện sáng khi nào?
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời
Yêu cầu HS rút ra nhận xét, ghi vở 
GV thông báo bóng đèn bút thử điện sáng khi có điện tích dịch chuyển qua nó, điều đó chứng tỏ đã có dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng
Vậy dòng điện là gì?
GV nhận xét và nhấn mạnh cho HS nắm về khái niệm dòng điện và cho HS ghi vở 
Thế các đồ dùng điện hoạt động được là nhờ đâu?
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Ta biết để nấu được cơm phải có dòng điện chạy qua nồi cơm. Vậy dòng điện này được tạo ra như thế nào? Ta sang mục II
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ NGUỒN ĐIỆN
HS chú ý 
HS trả lời câu hỏi 
HS ghi vở 
HS quan sát và chỉ ra các cực của nguồn điện 
Cá nhân lấy vd
HS trả lời câu hỏi 
HS quan sát 
HS trả lời câu hỏi 
Nhóm mắc mạch điện như hình vẽ
Nhóm thử mạch điện, quan sát hiện tượng xảy ra 
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS chú ý 
Để có dòng điện chạy qua các đồ dùng điện thì cần phải có vật cung cấp điện cho các đồ dùng điện. Vật đó chính là nguồn điện. 
Thế nguồn điện là gì? Mỗi nguồn điện có gì? Kí hiệu như thế nào?
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời cho HS ghi vở 
GV cho HS quan sát một số nguồn điện và chỉ cho HS thấy các cực của nguồn điện 
Yêu cầu HS lấy ví dụ về các nguồn điện trong thực tế
Đối với những đồ dùng tiêu thụ điện ít thì sử dụng nguồn điện nào? Đối với mạng điện trong nhà, khu công nghiệp có thể sử dụng nguồn điện là pin được không?
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Khi có nguồn điện rồi ta sử dụng nguồn điện như thế nào?
Cho HS quan sát mạch điện hình 19.3
Mạch điện gồm những dụng cụ nào? Mắc mạch điện như thế nào? 
GV chốt lại và hướng dẫn các nhóm mắc mạch điện như hình vẽ
Yêu cầu các nhóm đóng công tắc quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra đối với bóng đèn không? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? 
Nếu đèn không sáng, phải kiểm tra như thế nào?
GV thống nhất và hướng dẫn HS cách kiểm tra
GV hỏi nguồn điện có quan hệ gì với độ sáng mạnh hay yếu của bóng đèn không?
GV nhận xét và thống nhất câu trả lời 
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
HS đọc C4
Cá nhân tự làm 
HS đọc C6
Cá nhân suy nghĩ 
HS ghi vở 
Cho HS đọc C4
GV yêu cầu mỗi HS tự đặt câu với các cụm từ có sẵn
GV nhận xét 
Cho HS đọc C6
Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời 
GV nhận xét và thống nhất câu trả lời của HS 
HOẠT ĐỘNG 6: CỦNG CỐ_DẶN DÒ
HS trả lời câu hỏi 
HS ghi phần dặn dò của GV 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Trên mỗi nguồn điện có gì và kí hiệu như thế nào? Mạch điện sử dụng được khi nào?
Dặn HS học bài_làm bài 19.1 đến 19.3 trong SBT
Chuẩn bị bài mới 
Phần ghi bảng
Tiết 21: DÒNG ĐIỆN_NGUỒN ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN:
C1
C2.
Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi có các điện tích dịch chuyển qua nó
Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
NGUỒN ĐIỆN: Cung cấp dòng điện cho các đồ dùng điện hoạt động
 Mỗi nguồn điện có hai cực: dương(+) và âm(-). Các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện 
VẬN DỤNG:
C4. 
C5.
C6. Khi ta đạp xe, đinamo nó cọ xát với vành của bánh xe tạo ra dòng điện nên đèn phát sáng. 
GHI NHỚ: (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc