Giáo án Vật lí 7 tiết 26: Ôn tập

Giáo án Vật lí 7 tiết 26: Ôn tập

Tuần: 27

Tiết : 26 Tiết 26. ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

o HS nắm lại một số kiến thức về điện như:

o Biết cách làm cho vật bị nhiễm điện, và đặc điểm của vật bị nhiễm điện

o Biết được có hai loại điện tích, biết khi nào vật nhiễm điện dương khi nào vật nhiễm điện âm

o Biết các vật đẩy nhau và hút nhau khi nào?

o Hiểu thế nào là dòng điện, thế nào là nguồn điện và đặc điểm của nguồn điện

o Hiểu thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện

o Biết được chiều của dòng điện trong kim loại

o Nắm được kí hiệu của một số bộ phận trong mạch điện

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 tiết 26: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết : 26
Tiết 26. ÔN TẬP
Ngày soạn:28/2/2010
Ngày dạy :2/3/2010
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS nắm lại một số kiến thức về điện như: 
Biết cách làm cho vật bị nhiễm điện, và đặc điểm của vật bị nhiễm điện
Biết được có hai loại điện tích, biết khi nào vật nhiễm điện dương khi nào vật nhiễm điện âm 
Biết các vật đẩy nhau và hút nhau khi nào?
Hiểu thế nào là dòng điện, thế nào là nguồn điện và đặc điểm của nguồn điện 
Hiểu thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện
Biết được chiều của dòng điện trong kim loại
Nắm được kí hiệu của một số bộ phận trong mạch điện
Biết qui ước của chiều dòng điện trong mạch điện
Hiểu được các tác dụng của dòng điện gây ra như: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng hoá học, tác dụng từ và tác dụng sinh lí của dòng điện
Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng trong thực tế 
Phân biệt được các chất dẫn điện và chất ø cách điện
Rẽn kĩ năng vẽ mạch điện với các bộ phận mạch điện cho sẵn
Xác định được chiều dòng điện với các mạch điện khác nhau
Biết vận dụng kiến thức về vật nhiễm điện để giải thích vật nhiễm điện dương và vật nhiễm điện âm 
Thái độ:
Nghiêm túc, chú ý và tích cực ôn tập
CHUẨN BỊ:
GV: nội dung ôn tập và các bài tập làm thêm cho HS 
HS : xem lại các bài đã học 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV 
Hoạt động 1: ổn định lớp_ kiểm tra bài cũ
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS khác chú ý nhận xét 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
HS 1: nêu tác dụng từ và tác dụng hoá học của dòng điện? Ví dụ ứng dụng tác dụng từ của dòng điện trong thực tế 
HS 2: nêu tác dụng sinh lí của dòng điện? Chữa bài 23.1, 23.2 trong SBT
GV nhận xét và cho điểm 
Hoạt động 2: tổ chức ôn tập
HS ghi vở
Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 
Cá nhân làm bài tập áp dụng 
Cá nhân quan sát hình và vẽ sơ đồ mạch điện 
Cá nhân tự làm 
GV tóm tắt câu hỏi ôn tập cho HS nắm
Điện tích _ dòng điện_ chất dẫn điện và chất cách điện
Nêu cách làm cho vật bị nhiễm điện? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? 
Có mấy loại điện tích? Thanh thuỷ tinh mang điện tích gì? Thanh thước nhựa mang điện tích gì? 
Vật nhận thêm electron gọi là vật gì?
Vật nhường electron gọi là vật gì?
Nguyên tử gồm mấy thành phần? Tại sao nói nguyên tử trung hoà về điện?
Dòng điện là dòng các hạt nào dịch chuyển? Nguồn điện dùng làm gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
Nắm các kí hiệu của một số bộ phận trong mạch điện
Nắm qui ước của chiều dòng điện?
Vẽ các sơ đồ mạch điện đơn giản và xác định chiều dòng điện
Tác dụng của dòng điện:
Nắm các tác dụng về nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
Một số bài tập rèn kĩ năng của HS 
Khi đưa thanh nam châm lại gần thanh nhôm và thanh sắt thì cóhiện tượng gì xảy ra?
Người ta ứng dụng tác dụng hoá học vào đâu?
Cầu chì hoạt động dựa vào tác dunïg nào của dòng điện?
Khi sửa chữa điện đứng lên ghế để làm gì?
Không tiếp xúc với mặt đất
Tránh bị điện giật
Không cho dòng điện đi qua cơ thể người 
Tất cả ý trên 
Dùng dây đồng làm lõi dây dẫn điện vì:
Dây đồng là chất dẫn điện
Dây đồng là chất không có điện tích
Dây đồng là chất cách điện
Dây đồng quá mảnh 
Tại sao trên các xe bồn chở xăng thường hay có một sợi xích thả lòng thòng xuống đất?
Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
A và C có điện tích cùng dấu
A và C có điện tích trái dấu
A, B, C có điện tích cùng dấu 
B và C trung hoà 
Sau một thời gian hoạt động cánh quạt dính nhiều bụi vì:
Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi
Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt 
Tại sao càng lau bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn. Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng
Dùng kí hiệu các bộ phận của mạch điện, vẽ sơ đồ cho mạch điện sau. Xác định chiều dòng điện của mạch điện 
Cho các đồ dùng điện sau: đèn LED, dây dẫn, công tắc, pin. Nêu cách xác định cực + và cực – của pin.
Hoạt động 3: củng cố _dặn dò
HS ghi phần dặn dò của GV 
Dặn HS về nhà ôn tập, trả lời các câu hỏi ôn tập 
Xem lại bài tập trong sbt
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết 
Phần ghi bảng
Tiết 26: ÔN TẬP
LÝ THUYẾT:
Sự nhiễm điện do cọ xát_ các loại điện tích_ dòng điện nguồn điện_ chất dẫn điện và chất cách điện_ sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện 
Các tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lí của dòng điện
BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26.doc