Tuần: 33
Tiết :33 Tiết 33. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
o HS biết được sự nguy hiểm của dòng điện khi đi qua cơ thể người
o HS biết hiện tượng đoạn mạch và tác dụng của cầu chì
o HS biết các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
2. Kĩ năng:
o Quan sát thí nghiệm để thấy được hiện tượng đoản mạch và tác hại của hiện tượng đoản mạch
o Tìm các biện pháp về an toàn điện
3. Thái độ:
o Nghiêm túc, tự lực trong học tập
Tuần: 33 Tiết :33 Tiết 33. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN Ngày soạn: 10/4/2010 Ngày dạy : 13/4/2010 MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết được sự nguy hiểm của dòng điện khi đi qua cơ thể người HS biết hiện tượng đoạn mạch và tác dụng của cầu chì HS biết các qui tắc an toàn khi sử dụng điện Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm để thấy được hiện tượng đoản mạch và tác hại của hiện tượng đoản mạch Tìm các biện pháp về an toàn điện Thái độ: Nghiêm túc, tự lực trong học tập CHUẨN BỊ: GV: thí nghiệm hình 29.1, 29.2 HS : đọc và nghiên cứu bài ở nhà trước HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP _TRẢ BÀI THỰC HÀNH _ GIỚI THIỆU BÀI MỚI HS xem lại bài thực hành HS chú ý GV trả bài thực hành và nhận xét bài làm của HS Cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy nổ và nguy hiểm tới tính mạng của con người. Vậy làm thế nào để sử dụng điện an toàn. Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi này HOẠT ĐỘNG 2: DÒNG ĐIỆN ĐI QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM HS đọc C1 Cá nhân trả lời C1 HS chú ý HS quan sát và trả lời câu hỏi HS quan sát hiện tượng xảy ra HS mô tả thí nghiệm HS rút ra nhận xét HS trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi HS đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi HS chú ý GV cho HS đọc C1 Yêu cầu HS nhớ lại bài trước và trả lời C1 GV chốt lại cách cầm bút thử điện GV lắp mạch điện như hình 29.1 Quan sát mạch điện cho biết thí mạch điện cần dụng cụ nào? Mục đích của thí nghiệm làm gì? GV chốt lại và tiến hành thí nghiệm, yêu cầu quan sát hiện tượng xảy ra GV cho HS mô tả thí nghiệm vừa quan sát được Từ thí nghiệm trên yêu cầu HS rút ra nhận xét GV thống nhất, cho 1 số HS trả lời lại Dòng điện ở có cường độ bao nhiêu thì gây nguy hiểm cho con người ta sang mục 2 Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng sinh lí của dòng điện đi qua cơ thể người Như vậy dòng điện có cường độ bao nhiêu thì gây nguy hiểm? GV cho HS tự đọc mục 2 sgk và trả lời câu hỏi GV thống nhất giới hạn dòng điện đi qua cơ thể người gây nguy hiểm HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ HS tự đọc mục 1 HS trả lời câu hỏi HS chú ý HS đọc số chỉ am pe kế HS chú ý và xác định số chỉ am pe kế Cá nhân so sánh HS rút ra nhận xét C2 HS chú ý HS đọc C3 HS trả lời câu hỏi HS chú ý HS quan sát và đọc số chỉ ampe kế HS trả lời câu hỏi HS đọc và trả lời C5 HS chú ý GV yêu cầu HS tự đọc mục 1 và cho biết : Mạch điện gồm những dụng cụ nào? Mục đích của thí nghiệm là gì? Cách lắp mạch điện như thế nào? GV chốt lại và tiến hành lắp thí nghiệm như hình 29.2 Khi đóng công tắc, yêu cầu HS đọc số chỉ của I1 =? Sau đó GV tiến hành nối hai đầu A,B bằng 1 dây dẫn và đóng công tắc, đọc số chỉ I2= ? Yêu cầu HS so sánh I1, I2 Từ thí kết quả vừa so sánh được, yêu cầu HS rút ra nhận xét ở câu C2 GV thống nhất câu trả lời của HS Như vậy cầu chì có tác dụng gì ta sang mục 2 Cho HS đọc C3 và quan sát mạch mạch điện hình 29.3 Hiện tượng gì xảy ra với cầu chì khi có hiện tượng đoản mạch? GV nhận xét câu trả lời của HS GV cho HS quan sát một số cầu chì và đọc số chỉ ampe kế Con số đó cho ta biết ý nghĩa gì? GV cho HS đọc và trả lời C5 GV nhận xét câu trả lời của HS Khi sử dụng điện cần đảm bảo những an toàn nào ta sang mục 3 HOẠT ĐỘNG 4: CÁC QUI TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN HS tự đọc sgk và trả lời câu hỏi HS chú ý HS đọc và trả lời C6 HS chú ý HS chú ý GV yêu cầu HS tự đọc sgk, nêu các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? GV thống nhất các nguyên tắc an toàn về điện cho HS nắm Yêu cầu HS đọc và trả lời C6 GV gọi 1 số HS trả lời và nhận xét GV giới thiệu trong quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn có tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng lám nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây các phản ứng hóa học, tạo ra các khí độc. Do đó cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu cách điện như xốp, nhựa dễ bị cháy gây ra hỏa hoạn Do đó cần có những biện pháp an toàn điện ở những nơi cần thiết , tránh tiếp xúc cới dòng điện có điện áp cao, mỗi người cần biết những kiến thức cơ bản về sơ cứu người bị tai nạn điện HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ _ DẶN DÒ HS trả lời các câu hỏi của GV HS chú ý GV dặn dò Tóm lại qua bài học hôm nay ta cần nắm nội dung nào? Dòng điện đi qua cơ thể người ở cường độ bao nhiêu gây nguy hiểm? Cầu chì có tác dụng gì trong mạch điện? Các qui tắc sử dụng điện an toàn là gì? Dặn HS học bài _ đọc có thể em chưa biết Chuẩn bị bài ôn tập học kì 2 Phần ghi bảng Tiết 33: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN DÒNG ĐIỆN ĐI QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người: C1. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:(SGK) HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ: Hiện tượng đoản mạch:(ngắn mạch) C2. Khi bị đoản mạch , dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn Tác dụng của cầu chì: C3. Cầu chì nóng lên, chảy ra, bị đứt CÁC QUI TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN :(sgk) C6. GHI NHỚ:(SGK)
Tài liệu đính kèm: