Giáo án Vật lí 7 tuần 16: Chống ô nhiếm tiếng ồn

Giáo án Vật lí 7 tuần 16: Chống ô nhiếm tiếng ồn

Tiết 15: BÀI 15. CHỐNG Ô NHIẾM TIẾNG ỒN

I - Mục tiêu

1- Kiến thức

-Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn

2- Kỹ năng

-Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp cụ thể

3- Thái độ

-Có tinh thần tự giác, hợp tác trong các hoạt động học tập.

-Biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống

II- Chuẩn bị

-Tranh vẽ SGK: H15.1; h15.2; h15.3; h15.4

-Câu hỏi ôn tập chương.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 tuần 16: Chống ô nhiếm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15: BÀI 15. CHỐNG Ô NHIẾM TIẾNG ỒN
I - Mục tiêu
Kiến thức
-Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn
Kỹ năng
-Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp cụ thể 
Thái độ
-Có tinh thần tự giác, hợp tác trong các hoạt động học tập.
-Biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống
II- Chuẩn bị
-Tranh vẽ SGK: H15.1; h15.2; h15.3; h15.4
-Câu hỏi ôn tập chương.
III- Tổ chức hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(5’)
?Khi nào ta nghe thấy tiếng vang.
?Những vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.
-Gọi HS trả lời và nêu nhận xét.
-Củng cố một số bài tập (SBT)
ĐVĐ: ( Gọi đọc sgk)
-Trả lời câu hỏi
-Nêu nhận xét
-Đọc SGK
Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn ( 15ph )
-Yêu cầu quan sát tranh và ttrả lời C1
?Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm.
Nhấn mạnh: Tiếng ồn to, kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt là những tiếng ồn gây ô nhiễm.
THMT: Tiếng ồn ô nhiễm gây ra tác hại gì đối với cuộc sống và sinh hoạt của con người?
-Hướng dẫn thảo luận và trả lời C2
?Có những biện pháp nào có thể chống ô nhiễm tiếng ồn để hạn chế ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt.
I- Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
-Quan sát tranh SGK
-Thảo luận nhóm C1 và nêu kết luận.
-Thống nhất, ghi vở
C1: Tiếng ồn to, kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người, gây ô nhiễm.
HS nêu được:
+Về sinh lí: Có thể gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng,ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra tiếng ồn quá lớn còn làm suy giảm thính giác.
+Về mặt tâm lí: Có thể gây khó chịu, lo lắng bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung,dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác 
 C2: Thảo luận, thống nhất câu trả lời 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn ( 15ph )
Tiếng ồn có tác hại đối với cuộc sống và sinh hoạt của con người, vậy làm thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?
-Yêu cầu đọc SGK, thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm
Trong trường hợp con người không thể tránh xa được các nguồn âm gây ô nhiễm thì cần phải làm gì?
Hãy kể tên một số vật liệu chống ồn mà em biết?
Hãy cho biết các vật liệu mà em vừa nêu vật liệu nào cách âm tốt?
II- Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
-Đọc thông tin SGK
-Thống nhất, ghi vở:
+Không gây tiếng ồn(Tác động vào nguồn âm)
+Ngăn chặn đường truyền âm
+Hướng âm đi theo đường khác
+Hấp thụ âm
HS: Cần sử dụng các vật liệu để ngăn chặn tiếng ồn
HS: Nhung, xốp, bông, gỗ dán,..
HS:Vật liệu xốp, mềm có chứa nhiều không khí cách âm tốt
Hoạt động 4:Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà (10ph)
-Yêu cầu đọc C5, C6 và thảo luận
Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn mà gia đình em đang sử dụng?
-Gọi đọc SGK: +Mục ghi nhớ
	+Mục “Có thể em chưa biết”
Về nhà:	+Làm các bài tập SBT
	+Tự ôn tập chương II
	+Đọc và trả lời phần I – Bài 16: Tổng kết chương II
	+Ôn tập, chuẩn bị giờ sau kiểm tra 15ph
III- Vận dụng
-Thảo luận, trả lời C5, C6
Cá nhân học sinh nêu câu trả lời
Một học sinh đọc SGK
-Ghi công việc về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docLÝ 7 - Tuần 16.doc