Giáo án Vật lí 8 tiết 15: Cơ năng

Giáo án Vật lí 8 tiết 15: Cơ năng

Tuần:

Tiết : CƠ NĂNG Ngày soạn:

Ngày dạy :

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

o HS biết khi nào vật có cơ năng

o Biết mối quan hệ giữa công thực hiện và cơ năng

o Biết cơ năng tồn tại dưới hai dạng: động năng và thế năng

o Hiểu thế nào là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

o Biết thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào

o Hiểu thế nào là động năng, động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Mối quan hệ giữa động năng và các yếu tố đó

2. Kĩ năng:

o Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra

o Phân tích thí nghiệm và giải thích hiện tượng

o Lấy ví dụ về vật có cơ năng

o Vận dụng kiến thức vào trong thực tế

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 8 tiết 15: Cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết : 
CƠ NĂNG
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Mục tiêu:
Kiến thức: 
HS biết khi nào vật có cơ năng
Biết mối quan hệ giữa công thực hiện và cơ năng
Biết cơ năng tồn tại dưới hai dạng: động năng và thế năng
Hiểu thế nào là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi 
Biết thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào
Hiểu thế nào là động năng, động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Mối quan hệ giữa động năng và các yếu tố đó 
Kĩ năng:
Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra
Phân tích thí nghiệm và giải thích hiện tượng
Lấy ví dụ về vật có cơ năng
Vận dụng kiến thức vào trong thực tế 
Thái độ: 
Nghiêm túc, tự lực trong học tập
Chuẩn bị:
HS : chuẩn bị nội dung bài 
Gv: thí nghiệm hình 16.1, 16.2, 16.3 cho mỗi nhóm. Tranh vẽ hình 16.4
Hoạt động dạy học: 
Hoạt động học của HS 
Trợ giúp của gv
Hoạt động 1: ổn định lớp_kiểm tra bài cũ
HS trả lời câu hỏi
HS chữa bài tập 
HS khác chú ý theo dõi nhận xét 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
HS 1: công suất là gì? Viết biểu thức công suất và giải thích các đại lượng 
1,2MW= ?W
62,8MW=?W
HS 2: một người kéo một vật có khối lượng 65kg lên độ cao 2m mất thời gian 60 phút. Hỏi công suất làm việc của người này là bao nhiêu ?
GV nhận xét và cho điểm 
Hoạt động 2: tổ chức tình huống học tập
HS chú ý 
Tại sao khi đói ta nói phải nạp năng lượng vào. Các nhà máy nước đã biến đổi năng lượng dòng nước thành năng lượng điện. Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tại dưới những dạng nào? Thì bài học hôn nay giúp ta tìm hiểu một dạng năng lượng đơn giản là cơ năng
Hoạt động 3: tìm hiểu về cơ năng
HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi 
HS ghi vở 
Cho HS đọc thông tin sgk. Khi nào vật có cơ năng? Mối quan hệ giữa cơ năng và công thực hiện được? Đơn vị cơ năng?
GV chốt lại, cho HS ghi vở 
Vậy cơ năng tồn tại dưới những dạng nào ta sang mục II
Hoạt động 4: tìm hiểu thế năng
HS chú ý 
HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS chú ý, ghi vở 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS chú ý 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS chú ý ghi vở 
HS đọc thông tin sgk. Cá nhân mô tả hình vẽ 
Cá nhân trả lời câu hỏi
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS chú ý ghi vở 
GV thông báo có hai dạng thế năng. Ta tìm hiểu thế năng hấp dẫn
Cho HS đọc thông tin sgk. Quả cầu a có thực hiện công không? Vì sao?
Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó so với mặt đất thì có hiện tượng gì xảy ra? Quả cầu a có thực hiện công không? Lúc này quả cầu có cơ năng không? Tại sao?
GV chốt lại câu trả lời C1
Vậy cơ năng trong trường hợp này được gọi là thế năng.
Thế năng phụ thuộc vào độ cao như thế nào? 
GV thông báo thế năng mà được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. 
Thế năng hấp dẫn bằng 0 khi nào? 
Nếu vật có khối lượng càng lớn thì thế năng của vật như thế nào?
Tóm lại thế năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV chốt lại nội dung về thế năng hấp dẫn 
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao và khối lượng vật, thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? 
Cho HS đọc thông tin sgk. Mô tả lò xo ở hai hình a,b trong 16.2
Lò xo bị nén trong trường hợp này gọi là gì? Cơ năng trong trường hợp này gọi là gì?
Độ nén của lò xo càng nhiều thì thế năng như thế nào? 
Vậy thế năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng gì?
GV chốt lại nội dung thế năng đàn hồi cho HS ghi vở 
Khi một vật chuyển động ta có nói vật mang cơ năng không? Ta sang mục 3
Hoạt động 5: tìm hiểu động năng
HS trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS quan sát thí nghiệm
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân hoàn thành C5
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS ghi vở 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS đọc thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi 
HS chú ý quan sát thí nghiệm 
HS trả lời câu hỏi 
Cá nhân tự so sánh 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS chú ý 
HS đọc thí nghiệm 3, nêu cách tiến hành thí nghiệm 
HS quan sát hiện tượng xảy ra 
Cá nhân trả lời câu hỏi
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân làm C8
HS ghi vở 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Vật có động năng khi nào? Cho HS đọc thông tin sgk
Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?
GV làm thí nghiệm cho HS quan sát, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời C3, C4, C5
Có hiện tượng gì xảy ra đối với miếng gỗ B khi thả quả cầu a? Quả cầu a đã làm miếng gỗ b dịch chuyển, vậy quả cầu a có thực hiện công không? Chứng minh điều đó? Quả cầu a thực hiện công do đâu? Ta nói quả cầu a mang gì? 
Từ C1, C2, yêu cầu cá nhân hoàn thành chỗ trống ở C5
Vật mà chuyển động thực hiện công gọi là gì?
GV chốt lại nội dung cho HS ghi vở 
Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
Cho HS đọc thí nghiệm 2, cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? 
GV làm thí nghiệm 2 cho HS quan sát, chú ý quan sát vận tốc của quả cầu a’
Quả cầu a chuyển động như thế nào so với quả cầu a trong thí nghiệm 1. Miếng gỗ b sẽ dịch chuyển đoạn đường như thế nào so với thí nghiệm 1
So sánh công thực hiện trong hai trường hợp này? Động năng của hai quả cầu như thế nào? 
Vận tốc càng lớn thì động năng của vật như thế nào?
Vậy động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV chốt lại C6
Liệu động năng có phụ thuộc vào khối lượng của vật không? 
Cho HS đọc thí nghiệm 3, nêu cách tiến hành thí nghiệm
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra 
Hiện tượng xảy ra có gì khác so với thí nghiệm 2 không? Độ lớn vận tốc của quả cầu có gì khác so với thí nghiệm 2? Tại sao cùng vị trí lăn hai quả cầu mà vận tốc quả cầu trong thí nghiệm 3 lớn hơn thí nghiệm 2?So sánh công thực hiện được của hai quả cầu? 
Động năng của quả cầu phụ thuộc vào yếu tố nào?
Từ thí nghiệm 2, 3 yêu cầu cá nhân làm C8
GV chốt lại nội dung kiến thức cho HS ghi vở
Một vật vừa có động năng và thế năng được không? Lúc này cơ năng được tính như thế nào?
Cơ năng được ứng dụng trong thực tế như thế nào.Ta sang vận dụng 
Hoạt động 6: vận dụng
Cá nhân làm C9
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi 
HS chú ý 
Yêu cầu cá nhân làm C9
Cho HS quan sát hình 16.4, chỉ ra dạng cơ năng trong các hình trên
GV nhận xét và chốt lại ý đúng 
Hoạt động 7: củng cố_ dặn dò
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS ghi phần dặn dò của GV 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Vật có cơ năng khi nào? Cơ năng có mấy dạng? Mối quan hệ giữa thế năng hấp dẫn với khối lượng và mốc tính độ cao? Thế năng đán hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Động năng là gì? Mối quan hệ giữa động năng và vận tốc,khối lượng
Dặn HS học bài_đọc có thể em chưa biết
Làm bài trong sbt
Chuẩn bị bài mới 
Phần ghi bảng 
Tiết: CƠ NĂNG 
Cơ năng:
Vật có khả năng thực hiện công cơ học thì vật đó có cơ năng
Đơn vị: jun(J)
Thế năng:
Thế năng hấp dẫn:
C1. quả nặng có cơ năng. Vì quả nặng thực hiện công làm miếng gỗ b chuyển động 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet5.doc