Giáo án Vật lí 8 tiết 6: Lực ma sát

Giáo án Vật lí 8 tiết 6: Lực ma sát

Tuần : 6

Tiết :6 LỰC MA SÁT Ngày soạn:

Ngày dạy :

I. Mục tiêu:

A. Kiến thức:

o HS nhận biết khi nào có ma sát trượt,ma sát lăn ,ma sát nghĩ

o HS biết ma sát nào có lợi có hại

o Biết làm thí nghiệm về hiện tượng ma sát nghĩ

B. Kĩ năng;

o Quan sát phân tích hình và làm thí nghiệm

o Lấy ví dụ trongthực tế

o Giải thích các hiện tượng tự nhiên

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 8 tiết 6: Lực ma sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6
Tiết :6
LỰC MA SÁT
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS nhận biết khi nào có ma sát trượt,ma sát lăn ,ma sát nghĩ
HS biết ma sát nào có lợi có hại
Biết làm thí nghiệm về hiện tượng ma sát nghĩ 
Kĩ năng;
Quan sát phân tích hình và làm thí nghiệm 
Lấy ví dụ trongthực tế 
Giải thích các hiện tượng tự nhiên 
Thái độ :
Nghiêm túc tự lực trong học tập
Chuẩn bị:
HS : xem lại cách biễu diễn lực
GV : hình 6.3,6.5 và thí nghiệm hình 6.2 cho các nhóm 
Hoạt động dạy học:
Hoạt động học của HS 
Trợ giúp của GV 
Hoạt động 1: ổn định lớp _ kiểm tra bài cũ
HS trả lời câu hỏi 
HS khác làm bài tập
Các em khác chú ý theo dõi
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
HS 1: đặc điểm hai lực cân bằng? Thế nào là chuyển động theo quán tính ?
Tại sao vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột ?
Tại sao bút tắc mự ta vẩy mạnh lại có thể viết tiếp được?
HS 2: Chữa bài 5.1,5.2 trong SBT
GV nhận xét và cho điểm 
Hoạt động 2: tổ chức tình huống học tập
HS chú ý 
Tại sao khi lau nhà xong mà ta đi trên đó không bị trượt chân? Tại sao khi hãm phanh xe lại dừng lại? Có phải là có một lực nào đó thực hiện việc này. Để trả lời câu hỏi này ta nghiên cứu bài học hôm nay
Hoạt động 3: tìm hiểu khi nào có lực ma sát
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý 
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý 
HS lấy vd 
HS chú ý quan sát 
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý 
HS trả lời câu hỏi
HS gh vở
Cá nhân tự tìm vd
HS quan sát hình và mô tả hiện tưọng 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý 
HS đọc thông tin 
HS trả lời câu hỏi
Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra 
Các nhóm trình bày kết quả 
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý 
Cá nhân tự lấy VD
Khi bánh xe đạp đang quay nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh xe như thế nào?.
Lúc này vận tốc của vật như thế nào? Vậy lực nào đã làm bánh xe chuyển động chậm lại?
Khi các chi tiết máy cọ xát vào nhau thì có hiện tượng gì xảy ra với các chi tiết này? Tại sao lại có hiện tượng như vậy
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Như vậy vành bánh xe chuyển động châm lại, các chi tiết máy bị mòn do giữa chúng xuất hiện một lực ma sát trượt, lực này làm cản trở chuyển động làm mòn chi tiết 
Vậy khi nào có lực ma sát trượt? Lực này có phương và chiều như thế nào? Và ta có thể đo lực ma sát trượt không ?
GV nhận xét và chốt lại kiến thức đúng
Yêu cầu HS lấy ví dụ về lực ma sát trượt trong thực tế
GV nhận xét câu trả lời của HS 
GV làm thí nghiệm búng một hòn bi trên bàn
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng chú ý đến vận tốc của vật thay đổi như thế nào?
Tại sao người ta dùng các bánh xe dưới thùng hàng để kéo hàng? Lúc này kéo hàng có nhẹ hơn không?
GV nhận xét và thống nhất là do có 1 lực ma sát lăn xuất hiện 
Vậy lực ma sát lăn xuất hiện khi nào, lực này có phương chiều và độ lớn như thế nào?
GV thống nhất và chốt lại kiến thức đúng cho HS ghi vở
Yêu cầu HS tìm ví dụ trong thực tế
GV treo hình 6.1 yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng gì xảy ra
Ơû hình a mấy người kéo vật? Ơû hình b cần mấy người kéo vật ?
Yêu cầu HS chỉ ra lực ma sát trượt và ma sát lăn trong hai trường hợp trên?
Yêu câu HS so sánh cường độ của hai lực 
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng 
Như vậy ta tìm hiêu hai lực ma sát trượt và ma sát lăn giờ ta sẽ tìm hiểu lực ma sát còn lại
Cho HS đọc thông tin SGK
Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào cách tiên hành thí nghiệm như thế nào?
GV giao dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu làm thí nghiệm như hình 6.2 và quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời C4
GV theo dõi các nhóm 
Cho các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm 
Tại sao vật nặng vẫn đứng yên? Vậy đã có lực nào cân bằng với lực kéo?
GV nhận xét và chốt lại đó là lực ma sát nghĩ 
Yêu cầu HS tự tìm ví dụ lực ma sát nghĩ rong thực tế 
Vậy lực ma sát này có lợi không?
Hoạt động 4: lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
HS quan sát tranh
Mô tả hiện tượng xảy ra 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS quan sát hình mô tả hiện tượng xảy ra 
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý 
GV cho HS quan sát tranh hình 6.3:
Mô tả các hình a,b, c, có hiện tượng gì xảy ra
Ơû hình a người ta đang làm gì? Tai sao lại làm như thế? Có lực ma sát nào trong trường hợp này nó có lợi không?
Ơû hình b xuất hiện lực nào? Lực này có lợi không muốn vậy ta phải làm như thế nào?
Nếu đẩy thùng gỗ không có bánh xe thì như thế nào, lực nào đã xuất hiện trong trương hợp trên? Muốn vậy phải làm như thế nào cho dễ đẩy 
Cho HS quan sát hình 6.4:
Mô tả hiện tượng trong các hình trên
Nếu không có ma sát ta có viết lên bảng trơn được không? Muốn vậy ta phải làm như thế nào?
Nếu không có ma sát ta có thể quẹt diêm được không? Vít và ốc sẽ có hiện tượng gì? Cách khắc phục như thế nào?
Nếu không có ma sát thì xe có dừng lại không muốn vậy phải làm như thế nào?
GV nhận xét và thống nhất câu trả lời của HS 
Tóm lại : lực ma sát có thể có lợi và có hại tùy vào trường hợp mà ta cóbiện pháp khắc phục 
Hoạt động 5: vận dụng
HS đọc C8
Cá nhân làm 
HS đọc C9
HS suy nghĩ 
Cho HS đọc C8:
GV cho từng HS làm và phân tích từng trường hợp cụ thể 
GV thống nhất câu trả lời 
Cho HS đọc C9:
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét câu trả lời của HS 
Hoạt động 6: củng cố
HS trả lời câu hỏi
Cá nhân làm bài tập 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Khi nào có lực ma sát trượt,ma sát lăn,ma sát nghĩ?
Cho HS đọc phần ghi nhớ
bài tập áp dụng: kéo một thùng hàng với lực kéo 30N trên mặt nằm ngang nhưng vật không di chuyển. Tại sao lại có hiện tượng trên? Hãy giải thích bằng hình. Muốn vật di chuyển được phải làm như thế nào?
Hoạt động 7: dặn dò
HS ghi phần dặn dò 
Học bài _ đọc có thể em chưa biết 
Làm bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài mới 
Phần ghi bảng
Khi nào có lực ma sát:
Lực ma sát trượt : sinh ra khi vật này chuyển động trượt tr6n bề mặt vật khác 
Lực ma sát lăn : sinh ra khi vật này lăn trên bề mặt vật khác 
Lực ma sát nghĩ : giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác 
C3. Lực ma sát trượt :hình a
 Lực ma sát lăn :hình b
Độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt 
C4. Do có lực ma sát nghĩ cân bằng với lực kéo nên vật vẫn đứng yên
Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:
Lực ma s át có thể có hại:
C6. Hình a: lực ma sát giữa xích xe và đĩa xe làm mòn đĩa và xich1 nên phải tra dầu giảm ma sát 
 Hình b: lực ma sát trượt làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe nên phải thay bằng ổ bi để giảm ma sát 
 Hình c: lực ma sát trượt cản trở chuyển động nên phải thay bằng ma sát lăn
Lực ma sát có thể có ích:
C7. 
Vận dụng :
C8. 
Ghi nhớ: (sgk) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet6.doc