Giáo án Vật lí khối 7 tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Giáo án Vật lí khối 7 tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Tiết 24-Bài 22:

TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN.

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

 I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

 - Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên.

 - Kể tên được các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

 - Kể tên và mô tả các dụng cụ phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin, Bóng đèn của bút thử điện và bóng đèn điốt phát quang (đèn LED).

 2. Kĩ năng:

 - Mắc mạch điện đơn giản.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí khối 7 tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :1/3/2008 Ngày giảng :3/3/2008 
Tiết 24-Bài 22:
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN.
A. PHẦN CHUẨN BỊ. 
 I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên.
 - Kể tên được các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
 - Kể tên và mô tả các dụng cụ phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin, Bóng đèn của bút thử điện và bóng đèn điốt phát quang (đèn LED).
 2. Kĩ năng:
 - Mắc mạch điện đơn giản.
 3. Thái độ: 
 - Trung thực. cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ. 
1. GV: 
 - 1 bộ chỉnh lưu hạ thế.
 - 5 dây nối. 1 công tắc. 1 đoạn dây sắt.
 - Giấy nhỏ và cầu chì. 
 2. HS: Mỗi nhóm HS:
 - 2 pin và đế lắp pin.
 - 1 bóng đèn pin, 1 công tắc.
 - 5 đoạn dây nối, 1 bút thử điện.
 - 1 đèn điốt phát quang.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP. 
 I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5P).
?. + Vẽ sơ đồ mạch điện trong đèn pin và dung mũi tên kí hiệu chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng.
+ Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại ?
+ Nêu quy ước chiều của dòng điện ?
ĐA: + Vẽ sơ đồ mạch điện.
+ Bản chất của dòng điện trong kim loại: Là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do trong kim loại.
+ Quy ước chiều dòng điện: Dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn, các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
II. BÀI MỚI.
 * Đặt vấn đề: (2P) 
? Khi có dòng điện trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay các electron chạy trong mạch không ?
HS: Không nhìn thấy được.
?. Vậy căn cứ vào đâu để biết dòng điện chạy trong mạch ?
HS: Đèn sáng. quạt quay.
GV: Để biết có dòng điện trong mạch, ta phải căn cứ vào các tác dụng của dòng điện. Hôm nay, ta lần lượt đi tìm hiểu các tác dụng đó.
* Bài mới:
GIÁO VIÊN & HỌC SINH
GHI BẢNG
HS
?
HS
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
GV
HS
GV
HS
GV
GV
HS
?
HS
HS
HS
?
HS
Đọc câu hỏi C1.
Kể tên các dụng cụ, thiết bị điện thường dung được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua ?
2,3 HS kể tên các dụng cụ điện đó.
Đọc câu hỏi C2.
Mạch điện trong câu C2 có những bộ phận nào ?
Pin, bong đèn, dây dẫn, khoá K.
Các nhóm HS nhận dụng cụ và mắc mạch điện theo sơ đồ hình 22.1 SGK.
Thảo luận nhóm để trả lời câu C2 ?
Đại diện 1 nhóm nêu kết quả a và b của nhóm mình, Các nhóm khác nhận xét.
Ta đã thấy, dây tóc bong đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Khi có dòng điện chạy qua dây sắt thì dây sắt có nóng lên không? Để trả lời câu hỏi đó ta làm như thế nào ?
Nêu phương án làm thí nghiệm: mắc dây sắt vào mạch điện cho dòng điện chạy qua. Dây sắt có thể: 
+ Làm cháy giấy.
+ Làm cháy mảnh xốp nhựa.
+ Làm nóng các vật ở gần nó.
Chọn phương án đơn giản làm cháy giấy mỏng.
Làm thí nghiệm kiểm tra.
Quan sát thí nghiệm thấy giấy bị cháy.
Lưu ý: Khi làm thí nghiệm này, chỉ đóng công tắc trong khoảng 5 giấy thì ngắt công tắc ngay tránh gây hư hại acquy.
Thông báo: Các vật nóng đến nhiệt độ 5000C thì bắt đầu phát ánh sáng nhìn thấy.
Hoàn thành kết luận ?
Hoạt động cá nhân hoàn thành phần kết luận :
Trả lời câu hỏi C4 ?
Dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất và kết luận để làm câu C4.
Chốt lại: Đó chính là tác dụng của cầu chì. Ta sẽ học vào tiết sau.
Dòng điện qua mọi vật dẫn thông thường đều nóng lên. Nếu vật dẫn nóng đến nhiệt độ cao thì phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt. Một tác dụng rất quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng.
Nhiều loại đèn điện hoạt động dựa trên tác dụng này.
Cho HS cùng quan sát bong đèn của bút thử điện.
Kết hợp quan sát hình 22.3 để nêu nhận xét ban đầu về hai đầu dây bên trong của nó.
Cắm bút thử điện vào lỗ của ổ lấy điện để bong đèn sáng.
Quan sát bong đèn của bút thử điện lúc sáng để hoàn thành kết luận vào vở của mình.
Giới thiệu đèn điốt phát quang.
Ta ta tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện khi có dòng điện chạy qua bong đèn.
Quan sát bong đèn điốt phát quang để thấy rõ cấu tạo bên trong của bong đèn: Hai bản kim loại to, nhỏ khác nhau.
Mắc đèn LED vào mạch điện, đảo ngược hai đầu dây đèn để nêu nhận xét khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào của đèn ?
Khi cực dương nối với bản nhỏ thì đèn sáng.
Hoàn thành kết luận 
Đọc câu hỏi C8 .
Trả lời câu C8 ?
Thảo luận theo nhóm để xác định các cực của nguồn điện.
I- TÁC DỤNG NHIỆT (18P).
C1. Các dụng cụ, thiết bị điện bị đốt nóng khi có dòng điện chạy qua:
Đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, quạt điện, lò sưởi.
C2. a, Bóng đèn nóng lên, có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay.
b, Dây tóc bóng đèn bị nóng mạnh và phát sáng.
c, Dây tóc bóng đèn được làm bằng vonfram để không bị nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C).
C3. 
a. Các mảnh giấy bị cháy đứt, rơi xuống.
b. Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên làm giấy bị cháy đứt.
* Kết luận:
+ Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị nóng lên.
+ Dòng điện chạy qua dây tóc bong đèn làm dây tóc bong đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
C4. Nhiệt độ nóng chảy của chì khoảng 200-3000C<3270C. Dây chì nóng chảy và bị đứt làm ngắt mạch điện.
II- TÁC DỤNG PHÁT SÁNG (12P).
1. Bóng đèn của bút thử điện.
C5. Hai đầu dây bóng đèn của bút thử điện tách rời nhau.
C6. Đèn của bút thử điện sáng do chất khí giữa hai đầu dây dẫn trong bóng đèn phát sáng.
* Kết luận:
Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. 
2. Đèn điốt phát quang (đèn LED).
C7. Đèn điốt phát quang sáng khi bản nhỏ của đèn được nối với cực dương của pin và bản to được nối với cực âm của nguồn.
* Kết luận :
Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng
III- VẬN DỤNG (5P).
C8. E- Không có trường hợp nào.
C9. Nối bản kim loại nhỏ cuả đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương, nếu đèn LED không sáng thì cực A là cực âm, B là cực âm của nguồn.
III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ (3p).
Đọc phần có thể em chưa biết.
Làm bài tập 22.122.3 SBT. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 24.doc