Giáo án Vật lí khối 7 tiết 27: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án Vật lí khối 7 tiết 27: Kiểm tra 1 tiết

 TIẾT 27:

KIỂM TRA 1 TIẾT

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra HS việc nắm các kiến thức về:

+ Sự nhiễm điện do cọ xát.

+ Các loại điện tích, tương tác giữa các loại điện tích.

+ Dòng điện là gì? Bản chất của dòng điện ?

+ Chất dẫn điện là gì, chất các điện là gì? Ví dụ ?

+ Dòng điện có những tác dụng gì ? Ứng dụng của các tác dụng đó trong thực tế.

+ Vận dụng những kiến thức về điện học để giải thích các hiện tượng có liên quan.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí khối 7 tiết 27: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/3/2008 Ngày giảng:24/3/2008
 TIẾT 27:
KIỂM TRA 1 TIẾT
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra HS việc nắm các kiến thức về:
+ Sự nhiễm điện do cọ xát.
+ Các loại điện tích, tương tác giữa các loại điện tích.
+ Dòng điện là gì? Bản chất của dòng điện ?
+ Chất dẫn điện là gì, chất các điện là gì? Ví dụ ?
+ Dòng điện có những tác dụng gì ? Ứng dụng của các tác dụng đó trong thực tế. 
+ Vận dụng những kiến thức về điện học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
2. Kĩ năng:
+ HS phải nắm vững lý thuyết, biết lập luận loại trừ để làm bài trắc nghiệm.
+ Xác định được chiều của dòng điện trong mạch kín, Xác định cực của nguồn điện dựa vào hai bản cực của đèn LED.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ.
 1. GV:
 + Các đề kiểm tra in sẵn.
 2. HS: 
 + Ôn theo phần ôn tập.
B. PHẦN CHUẨN BỊ LÊN LỚP.
 I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
II. ĐỀ BÀI:
TRẮC NGHIỆM.
Chọn câu trả lời đúng.(4đ).
1. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
	A- Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động xung quanh hạt nhân.
	B- Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay xung quanh hạt nhan.
	C- Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
	D- Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân.
2. Chọn câu đúng:
	A- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
	B- Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.
	C- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.
	D- Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
3. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì :
	A- A và C có điện tích cùng dấu.
	B- A và C có điện tích trái dấu.
	C- A, B, C có điện tích cùng dấu.
	D- B và C có điện tích trái dấu.
4. Các vật nào sau đấy là chất các điện:
	A- Thuỷ tinh, cao su, gỗ khô.
	B- Sắt , đồng, nhôm.
	C- Nước muối, nước chanh
	D- Vàng,bạc.
5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện:
	A- Mạ kim loại. B- Hoạt động của quạt điện.
 C- Đèn điện sáng D- Hàn điện.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1,5đ).
6. Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu sau:
	Trong một mạch điện, dòng điện có chiều đi từ..(1)của (2) qua .(3) tới(4). của (5).theo quy ước này thì, ..(6)có chiều ngược với chiều chuyển động của (7) tự do trong mạch .
B. TỰ LUẬN (6đ).
7. Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao ?
8. Không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện. Em hãy nêu một ví dụ để chứng minh điều đó. 
III ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM..
TRẮC NGHIỆM (2,5đ).
Chọn câu trả lời đúng:
1-C 2-C 3- C 4-A 5-A
	II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1,5đ).
6. Trong một mạch điện, dòng điện có chiều đi từ cực dương của nguồn điện qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện. Theo quy ước này thì, dòng điện có chiều ngược với chiều chuyển động của electron tự do trong mạch .
	B- TỰ LUẬN.(6đ)
7. Khi chải tóc bằng lược khi trời hanh khô, tóc và lược bị cọ xát nhiều lần và cả lược và tóc đều bị nhiễm điện, chúng hút nhau nên tóc bị lược kéo thẳng ra.
8. + Ví dụ: Đứng gần ổ điện nếu không khí ở điều kiện bình thường là chất dẫn điện thì sẽ bị điện giật nhưng thực tế không bị chứng tỏ không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.
+ Ví dụ: Cắt đôi giây điện và đóng công tắc không thấy đèn sáng, chứng tỏ không khí là chất cách điện.
------------------**0**------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 27.doc