Tiết 34- Bài 30:
TỔNG KẾT CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC.
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Tự kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản của chương III: Điện học.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng một cách tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
3. Thái độ:
- Kích thích thái độ hứng thú khi học tập, Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV:
- Bảng phụ: Trò chơi ô chữ.
- Tranh ảnh phóng to bài tập vận dụng.
2. HS:
- ôn bài theo hướng dẫn từ tiết trước của GV.
Ngày soạn: 7/5/2008 Ngày giảng:9/5/2008 Tiết 34- Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC. A. PHẦN CHUẨN BỊ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Tự kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản của chương III: Điện học. 2. Kĩ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. 3. Thái độ: - Kích thích thái độ hứng thú khi học tập, Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Bảng phụ: Trò chơi ô chữ. - Tranh ảnh phóng to bài tập vận dụng. 2. HS: - ôn bài theo hướng dẫn từ tiết trước của GV. B. PHẦN CHUẨN BỊ LÊN LỚP. I. KIỂM TRA BÀI CŨ (10’). GV: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS. HS: Xem lại phần tự trả lời và hỏi những câu hỏi khó. GV: Tập chung các câu hỏi khó để cho HS thảo luận và giải đáp trên lớp. GV: Chú ý: Dùng từ chính xác để nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song. II. BÀI MỚI. 1. Đặt vấn đề: Chúng ta vừa cùng ôn lại các kiến thức cơ bản của chương III: Điện học. Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học vào giải các bài tập : 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS. GHI BẢNG. I- TỰ KIỂM TRA. GV Yêu cầu các cá nhân chuẩn bị trả lời các câu hỏi từ 1-7 SGK/86 II- VẬN DỤNG (15’) HS Từng HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. ? Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào ? 1. Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. HS Trả lời cầu 1: ? Lên bảng điền dấu cho câu2 ? 2. Có hai loại điện tích dương và âm: HS 4 HS lên bảng cùng thực hiện câu2: + Điện tích cùng loại thì đẩy nhau. + Điện tích khác loại thì hút nhau. ? Đọc và trả lời câu 3 ? HS + Mảnh nilông nhiễm điện âm. Nó nhận thêm electron. + Miếng len bị mất electron. Nó nhiễm điện âm. 3. + Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. + Vật nhiễm điện dương nếu mất đi GV Ghi tóm tắt kiếm thức cơ bản: Electron. ? Hoàn thành câu 4 ? HS 4 HS lên bảng vẽ mũi tên đúng chiều chỉ chiều quy ước của dòng điện trong mạch. 4. Quy ước chiều của dòng điện: Đi từ cực dương của nguồn điện, qua dây dẫn và các dụng cụ điện về cực âm của nguồn điện. ? Trả lời câu 5 ? HS Quan sát hình 30.3 và trả lời câu 5: C 5. Chất dẫn điện và chất cách điện. + Chất dẫn điện: Dây nhôm, dây đồng. + Chất cách điện: Dây len, dây nhựa. ? Đọc và trả lời câu 6 ? HS Dựa vào đặc điểm về hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp để trả lời câu 6 6. Đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp . Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì: Mỗi đèn sáng bình thường cần hiệu điện thế là 3V, Hai đèn lại mắc nối tiếp nên hiệu điện thế tổng cộng là 6V. ? Đọc và trả lời câu 7 ? HS Dựa vào đặc điểm về cườn độ dòng điện trong đoạn mạch song song để trả lời câu 7: 7. Đặc điểm của đoạn mạch song song. A2 Chỉ : 0,35-0,12=0,23 (A). III- TRÒ CHƠI Ô CHỮ (10’) GV Chia lớp thành 2 đội. HS Chia mỗi dẫy bàn thành 1 đội. Cử trưởng nhóm điều khiển nhóm hoạt động tích cực. 1. Cực dương. 2. An toàn điện. 3. Vật dẫn điện. GV Thông qua luật chơi: Mỗi đội được chọn 1 hàng ngang bất kỳ. Cử đại diện lên điền vào hàng ngang đó. Điền đúng được 1 điểm. sai thì không được điểm nào. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước được 2 điểm. 4. Phát sáng. 5. Lực đẩy. 6.Nhiệt. 7. Nguồn điện. 8. Vôn kế. Từ hàng dọc là: Dòng điện. HS Tham gia trò chơi cùng nhóm mình. GV Tổng hợp trò chơi và xếp loại từng nhóm. GV Hướng dẫn HS một số bài tập dễ hiểu nhầm, hiểu sai. III- BÀI TẬP.(10’) HS Đọc bài tập 20.3 SBT/21 Bài 20.3 SBT/21 ? Giải thích hiện tượng bài đã nêu ? Ôtô chạy, cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện các phần khác nhau HS Có thể nhầm lẫn: cho rằng ôtô bị cọ xát và nóng lên có thể cháy của ôtô.Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh ra tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Dây xích sắt là vật GV Chuẩn lại lời giải thích cho HS dẫn điện, truyền điện từ ôtô xuống đất để tránh hiện tượng cháy nổ. HS Đọc bài 21.3 SBT. ? Xác định dây thứ hai nối nguồn điện với đèn ? Bài 21.3 SBT: a) Dây thứ hai chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cự thứ hai của đinamô với đầu thứ hai của đèn. HS Là khung xe đạp. b) Hình vẽ: GV Thông báo: Đinamô có cực dương và cực âm thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều) do đó, kí hiệu khác kí hiện nguồn đã biết. III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ. + Ôn tập lại toan bộ kiến thức của chương III như vừa ôn tập. + Xem lại toàn bộ kiến thức chương I và II. + Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II. ------------------**0**------------------
Tài liệu đính kèm: