Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 Bằng thí nghiệm ta khẳng định được rằng ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng vật đó truyền vào mắt ta.

2. Kĩ năng:

 Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

3. Thái độ:

 Rèn thái độ trung thực, tinh thần hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm.

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 - Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả học tập.

 - Năng lực giải quyết các vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

 - Năng lực hợp tác: Trong học tập và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.

 II. Chuẩn bị:

 *GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :

-Hộp kín trong có gắn chiếc đèn pin.

-Pin, dây nối và công tắc.

 

doc 78 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 66Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Ngày soạn: 04/ 09/ 2022
Ngày giảng: 06/ 09/ 2022
Tiết 1 	NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 Bằng thí nghiệm ta khẳng định được rằng ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng vật đó truyền vào mắt ta.
2. Kĩ năng:
 Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
3. Thái độ:	
 Rèn thái độ trung thực, tinh thần hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 - Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả học tập.
 - Năng lực giải quyết các vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
 - Năng lực hợp tác: Trong học tập và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
 II. Chuẩn bị:
 *GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :
-Hộp kín trong có gắn chiếc đèn pin.
-Pin, dây nối và công tắc.
III. Tiên trình lên lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: 
-GV dựa vào mục mở bài SGK tổ chức tình huống học tập
Hoạt động 2: Nhận biết ánh sáng,khi nào ta nhận biết ánh sáng 
GV cho HS đọc phần “nhận biết ánh sáng” để thu thập thông tin.
GV đặt vấn đề: Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
-Trong những trường hợp mắt ta nhận biết ánh sáng,có điều kiện nào giống nhau?
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân để điền vào câu kết luận.
-HS đọc phần nhận biết ánh sáng ở SGK
-HS trả lời câu C1
-HS điền vào câu kết luận.
Hoạt động 3: Khi nào ta nhìn thấy một vật:
Lý do nào mắt ta nhìn thấy được một vật?
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: đọc mục II –Nhìn thấy một vật ,làm thí nghiệm và thảo luận để trả lời câu C2.
 Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật?
-HS đọc SGK
 và thảo luận để trả lời khi nào ta nhìn thấy vật trong buồng kín?
-HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận
Hoạt động 4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng: 
GV yêu cầu HS đọc câu C3 ,thảo luận nhóm và trả lời câu nầy.
Dây tóc bóng đèn và tờ giấy trắng vật nào phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu đến ?
-Học sinh đọc và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C3
-HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận
Hoạt động 5: Vận dụng: 
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu C4 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu C4: Lý do nào ta thấy được khói của nắm hương bay lên trước đèn pin?
-HS trả lời câu C4
-HS thảo luận nhóm trả lời câu C5.
I/ Nhận biết ánh sáng:
 + C1: Có ánh sáng truyền vào mắt ta 
Kết luận : Ánh sáng 
II/ Khi nào ta nhìn thấy một vật:
+ C2: Trường hợp a ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì mảnh giấy trắng phát ra ánh sáng truyền vào mắt ta 
 III. Nguồn sáng và vật sáng: 
 -Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
+ C3: - Dây tóc là nguồn sáng 
 - Mảnh giấy trắng là vật hắt lại ánh sáng 
Kết luận: 
 Phát ra  Hắt lại 
IV.Vận dụng :
+ C4 : Thanh đúng vì không có ánh sáng truyền vào mắt ta nên ta không thể nhìn thấy 
+ C5: Khói gồm các hạt nhỏ li ti . Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng ,các vật sáng nhỏ li ti đó xếp lại gần nhau tạo thành vật sáng mà ta nhìn thấy được 
 IV. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: 
-Do đâu ta nhìn thấy được các vật?
-Em hãy phân biệt nguon sáng và vật sáng?
-Em giải các bài tập ở SGK và đọc phần “có thể em chưa biết”
Ngày soạn: 12/ 09/ 2021
 Tiết 2+3 CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 - HS biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
 - Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì
 - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực, ...
 - Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kỳ)
 3. Thái độ: Rèn đức tính cẩn thận chính xác qua các thí nghiệm, thực hành.
 4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 - Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả học tập.
 - Năng lực giải quyết các vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
 - Năng lực hợp tác: Trong học tập và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Tiêt 2: Ngày giảng: 14/ 09/ 2021 
II. Chuẩn bị:
 Chuẩn bị đối với mỗi nhóm HS:
-1 đèn pin; 1ống trụ thẳng Ø=3mm, ống trụ có thể bẻ cong không trong suốt.
-3 màn chắn có đục lỗ; 3 cái đinh ghim.
Hoạt động 1: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
III. Tiên trình lên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Kiểm tra
-Em cho 2 ví dụ về vật sáng ,2 ví dụ về nguồn sáng mà em được biết?
-Trong đêm tối ta không nhìn thấy được các vật nào sau đây: Tờ giấy trắng, tờ giấy đen, một lá cây màu xanh?
Tìm qui luật đường đi của tia sáng
-Em hãy quan sát thí nghiệm hình 2.1 và tiến hành thí nghiệm?
-Trả lời câu C: ánh sáng đến mắt ta bằng ống thẳng hay ống cong?
-HS làm việc cá nhân đưa ra dự đoán và phương án thí nghiệm của mình
-Tiến hành thí nghiệm hình 2.1 và trả lời câu hỏi C1.
-Khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không?
-Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm hình 2.2 và tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
-HS thảo luận và đưa ra dự đoán.
-Làm thí nghiệm để xác định dự đoán là đúng( hay sai)
-HS điền và đọc kết luận ở SGK
I. Đường truyền của ánh sáng.
1. Thí nghiệm:
 (SGK)
2. Kết luận:
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Khái quát để phát biểu định luật
-GV đặt vấn đề :trong môi trường nước, dầu hỏa, rượu thì ánh sáng truyền đi như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc định luật truyền thẳng ánh sáng.
-HS đọc SGK về định luật truyền thẳng ánh sáng.
3. Định luật truyền thẳng AS :
-Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Làm quen khái niệm chùm sáng, tia sáng
-Hướng dẫn HS đọc SGK để thu thập thông tin về tia sáng
-Tia sáng là 1 khái niệm lý tưởng ,thực tế chỉ có chùm sáng hẹp.
-Người ta phân 3 loại chùm sáng như hình 2.5 .Em hãy quan sát và trả lời câu hỏi C3?
-HS đọc SGK về tia sáng.
-HS đọc SGK và tìm từ thích hợp trong khung để điền vào câu C3.
II. Khái niệm tia sáng, chùm sáng
+Biểu diễn đường truyền của ánh sáng :
+Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một mũi tên gọi là tia sáng 
+ Có 3 chùm sáng :
 Chùm sáng song song 
 Chùm sáng hội tụ 
 Chùm sáng phân kì 
Vận dụng
-C4:Hãy giải đáp thắc mắc của Hải nêu ra ở phần mở bài.
-C5:Hãy cắm 3 chiếc đinh thật thẳng hàng trên một tờ giấy và giải thích cách làm nầy?
-HS trả lời C4
-HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu C5.
III. Vận dụng
+ C4. Ánh sáng từ đèn phát ra truyền đến mắt ta theo đường thẳng 
+ C5: Đặt mắt sao cho chỉ thấy một cây kim gần nhất mà không thấy 2 kim kia . 
 Giải thích: Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2 và 3 bị chắn không tới mắt.
Tiết 3 Ngày giảng: 21.09. 2021.
II. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm HS:
 -1 đèn pin; 1 bóng đèn điện lớn 220V-40W
 -1 vật cản bằng bìa;1 màn chắn sáng
 -1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
	 Hoạt động 2: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1)Ổn định lớp:
 2)Kiểm tra: 
 -Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
 -Trả lời BT 2.4 SBT
 3)Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Tình huống học tập:
-GV dựa vào mục mở bài SGK tổ chức tình huống học tập
Qua thí nghiệm hình thành khái niệm bóng tối cho HS:
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm như mô tả SGK.
-Vì sao trên màn chắn lại có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng đến?
-Yêu cầu HS trả lời câu C1: chỉ ra vùng sáng, vùng tối? Điền vào chỡ trống ở phần nhận xét.
-HS đọc sách và bố trí thí nghiệm theo hình 3.1 SGK.
-Thảo luận nhóm để rút ra nhận xét thế nào là vùng tối để hoàn thành câu hỏi C1.
T N để nhận biết vùng nửa tối
-GV tiến hành thí nghiệm hình 3.2, chọn nguồn sáng là một bóng điện 220V-40W.
-Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra đâu là vùng tối.
-Xung quanh vùng tối có hoàn toàn tối không? Vùng nầy ta gọi là vùng nửa tối .
-GV hướng dẫn HS đọc SGK để trả lời vùng nửa tối là gì? 
-HS quan sát TN và chỉ ra vùng tối trên màn.
-HS quan sát trên màn kết hợp với SGK để chỉ ra đâu là vùng nửa tối.
 Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực:
-GV cho đọc thông báo ở mục II .
-Hướng dẫn HS trả lời câu C3 và chỉ ra trên hình 3.3SGK nơi nào có nhật thực toàn phần, nhật thực một phần?
-GV thông báo tính phản chiếu ánh sáng của mặt trăng và yêu cầu HS chỉ ra trên H3.4, đứng chỗ nào trên mặt đất là ban đêm và nhìn thấy trăng sáng ?
H?Ở vị trí nào mặt trăng bị trái đất che lấp hoàn toàn?
-HS đọc SGK thu thập thông tin về nhật thực.
-HS thảo luận nhóm trả lời C3, C4.
Vận dụng: 
GV: Hướng dẫn h/s cách giải theo gợi ý câu C5,C6 SGK
 HS tự hoàn thiện 2 câu hỏi theo hướng dẫn của gv
GV: Yêu cầu HS làm lại TN H3.2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi như thế nào?
I. Bóng tối – bóng nửa tối :
 1.Bóng tối:
Thí nghiệm1 : (sgk)
+ C1:Vùng tối là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị vật chắn chặn lại
*Nhận xét : ..nguồn 
2. Bóng nửa tối :
Thí nghiệm2 :
+ C2: Trên màn chắn từ phía sau vật cản vùng 1 là bóng tối vùng 2 là vùng nửa tối vùng 3 là vùng sáng 
Nhận xét: một phần của nguồn sáng
II/ Nhật thực, nguyệt thực :
+ C3: Nơi nào có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng bị mặt trăng che khuất không có ánh sáng mặt trời chiếu tới . Ví thế đứng ở nơi đó ta không thấy mặt trời 
+ C4: Vị trí 1: Có nguyệt thực 
 Vị trí 2, 3: Trăng sáng 
III/ Vận dụng :
 + C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn thì bóng tối và bóng nửa tối hẹp lại . khi miếng bìa sát màn chắn thì không còn bóng nửa tối
 + C6: Khi dùng quyển sách che khuất bóng đèn đang sáng . Bàn nằm trong vùng nửa tối sau quyển sách không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc sách được .
-Bóng tối nằm ở sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
 4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: 
-Học kỹ phần bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực và nguyệt thực.
-Giải các bài tập ở SBT
-Đọc phần có thể em chưa biết. 
Ngày soạn: 19.09.2021
Ngày giảng: .09.2021.
 Tiết 4	 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
 *Kiến thức:
 - Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
 - Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm.
 - Phát biểu được ...  K được mắc nối tiếp với các bộ phận khác.
C2: Học sinh lắp mạch điện theo nhóm.
Vẽ sơ đồ vào biểu mẫu báo cáo.
2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
a. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
b. Giáo viên hướng dẫn.
C3. Điền vào báo cáo theo hướng dẫn.
3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Làm theo hướng dẫn của giáo viên trong 2 TH.
C4: Hoàn thành nhận xét và báo cáo.
Hoạt động 3: Học sinh làm báo cáo thực hành theo cá nhân.
- Giáo viên cho học sinh làm báo cáo thực hành theo cá nhân sau khi đã có kết quả thực hành của nhóm điền vào mẫu báo cáo giáo viên đã phát cho từng học sinh ( kết quả do các nhóm tự ghi)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý kết quả khi lấy giá trị trung bình. 
III/ Mẫu báo cáo. (SGK)
1. 
a. (A) kế
Ampe.KH là A 
Nối tiếp..(+).
b. (V) kế
Vôn KH là V
.//.(+)
2. 
a. I1 = ? I2 = ? I3 = ?
b.
c. Như nhau I1 = I2 = I3.
3.
a.
b. Học sinh ghi theo kết quả nhóm.
c. tổng..
U1,3 = U1,2 + U2,3
Hoạt động 4: Củng cố
- Thu bài, nhận xét.
D. Hướng dẫn học tập.
- Đọc tìm hiểu trước bài 32. Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành.
Ngày soạn: 29.04.2022.
Ngày giảng: 03.05.2022.
 Tiết 32 THỰC HÀNH: ĐO I VÀ U ĐỐI VỚI 
ĐOẠN MẠCH SONG SONG 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng.
- Biết mắc song song 2 bóng đèn.
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song 2 bóng đèn.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc trong thực hành và hoạt động nhóm.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 - Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả học tập.
 - Năng lực giải quyết các vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
 - Năng lực hợp tác: Trong học tập và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
B. Chuẩn bị.
- Nguồn điện.
- 2 bóng đèn pin như nhau.
- 1 Vôn kế .
- 1 ampekế.
- Dây dẫn.
- Mẫu báo cáo.
C. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập
- Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh.
- Tổ chức tình huống học tập: Tiết 
trước ta đã biết đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp vậy đoạn mạch mắc song song có tính chất như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu và mắc song song 2 bóng đèn.
- Y/cầu quan sát hình 28.1a và b.
- Y/cầu chỉ ra mạch chính, mạch rẽ trong hình vẽ.
- Y/cầu làm C2 theo nhóm nêu nhận xét về độ sáng của một bóng khi tháo 1 bóng.
- Mạch điện gia đình mắc nối tiếp hay song song vì sao? 
HĐ3: Đo U đối với đoạn mạch mắc //.(10’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mắc mạch và ghi kết quả.
HĐ4: Đo I đối với đoạn mạch mắc //.(12’)
- Muốn đo I qua mạch rẽ 1 (d1) ta phải mắc như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp mạch ghi giá trị.
- Giáo viên phát giấy học sinh làm báo cáo theo mẫu.
- Hướng dẫn các nhóm ghi kết quả vào bảng theo kết quả nhóm.
II/ Nội dung thực hành.
1. Mắc // 2 bóng đèn.
C1: 2 điểm M và N là 2 điểm nối chung của bóng đèn.
- Mạch rẽ: M12N; M34N
- Mạch chính: đoạn nối M (+) và đoạn nối N(-) qua K
C2: Học sinh thực hành theo nhóm.
- Tháo 1 bóng ð bóng còn lại sáng hơn so với khi còn 2 bóng.
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
a. Làm vào mẫu báo cáo.
C3. (V) mắc vào điểm 1, 2 ð (V) mắc // đ1 ð U1,2 = ?
Tơng tự U2,3 =?
b. Tương tự UMN = 
C4. Nhận xét và báo cáo.
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
a. (A) nt đ1 ð I1 =
 (A) nt đ2 ð I2 =
 (A) nguồn ð I =
C5. Nhận xét.
III/ Báo cáo thực hành.
1.
a.
b.
c.
2. Kết quả học sinh ghi theo kết quả nhóm.
Nhận xét: ..như nhau..
..bằng.
3. 
I = I1 + I2 + I3.
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét.
D. Hướng dẫn học tập.
- Thu bài, nhận xét.
- Biểu điểm 
- Đọc tìm hiểu trước bài 33.
Ngày soạn: 05.05.2022.
Ngày giảng: 10.05.2022.
 Tiết 33 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
A.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức. - Học sinh biết được dòng điện đi qua cơ thể người ð điện giật ð chết người, biết được giới hạn nguy hiểm. 
- Hiểu và biết cách sử dụng điện an toàn.
- Hiểu đoạn mạch là gì? Tác dụng của cầu chì.
2. Kỹ năng. - Sử dụng điện an toàn.
3. Thái độ. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 - Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả học tập.
 - Năng lực giải quyết các vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
 - Năng lực hợp tác: Trong học tập và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
B.CHUẨN BỊ.
- Nguồn điện.
- Bóng đèn.
- Cầu chì, (A), K, dây dẫn.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra.
HS1 :Dòng điện đi qua cơ thể người được không? Đó là do tác dụng gì của dòng điện?
HS2 :Tác dụng của cầu chì là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện đi qua cơ thể người gây nguy hiểm gì?
- ở B22 làm thí nghiệm để bút thử điện phát sáng ta phải để tay nh thế nào?
- Y/cầu đọc thí nghiệm, nêu dụng cụ.
- Kết qủa thí nghiệm.
- Điền cụm từ vào nhận xét?
- Vậy có phải cứ chạm vào điện là nguy hiểm không? ð 2.
- Y/cầu đọc 2 SGK.
I/ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể ngời.
C1. Chạm tay vào đầu bút thử điện ð đèn sáng.
- Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Chạm đầu 2 vào bất cứ chỗ nào trên nguồn điện ð đèn sáng.
Nhận xét: đi qua.bất kỳ
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
- Dòng điện có I > 10mA đi qua cơ thể người ð co cơ mạch, không duỗi tay khỏi dây điện.
- Có I > 25mA ð gây tổn thương tim.
- Có I > 70mA tương đương U > 40V ð tim ngừng đập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Giáo viên làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát (mạch điện H 29.2).
- Giáo viên làm đoản mạch yêu cầu học sinh đọc I1, I2 tương ứng.
- So sánh I1, I2.
- Nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch. 
- Y/cầu nhớ lại hiểu biết về cầu chì ở C5 và B22.
- Trả lời C3.
- Nêu ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
- Y/cầu quan sát bảng 2 (67).
B24 SGK cho biết I qua đèn.
- Vậy dùng cầu chì nào trong số các cầu chì ở hình 29.4.
II/ Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch).
a. I1 =
b. I2 =
C2: I1 < I2.
Nhận xét:. lớn lên (tăng)
- I tăng ð dụng cụ điện bị cháy do I > I định mức.
2. Tác dụng của cầu chì.
C3. Đoản mạch ð dây chì đứt.
C4. Số ampe ghi trên mỗi cầu chì là I định mức nếu I qua cầu chì > I định mức ð dây chì đứt.
C5. Iđ = 0,1 A ð 1Að dùng cầu chì 1A.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Y/cầu đọc III SGK
- Trả lời C6.
- Y/cầu cá nhân trả lời ð nhận xét ð chốt
III/ Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
a. Vỏ bọc cách điện đứt ð dây đồng dẫn điện hở ð khắc phục bằng cách bọc lại bằng ny lông và thay dây.
b. Dây chì đứt là dây 2A ð thay dây 10A ð không có tác dụng bảo vệ mạch điện ð khắc phục bằng thay dây đồng 2A.
c. Trong khi sử dụng điện không được bật, CT, ko đợc đi chân đất ð ngắt nguồn điện.
Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
- Đọc ghi nhớ.
 - Giới hạn nguy hiểm của dòng điện, tác dụng của cầu chì, các quy tắc an toàn điện.
D. Hướng dẫn về nhà.
- Trả lời câu hỏi tự kiểm tra B30 .
Ngày soạn:	12.05.2022.
Ngày giảng: 17.05.2022.
 Tiết 34 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC + ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU: 
 1.Kiến thức: 
- HS tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.
- Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, diễn đạt kiến thức, giải bài tập, vận dụng.
 3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực tự giác, hợp tác trong học tập.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 - Năng lực tự học: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả học tập.
 - Năng lực giải quyết các vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
 - Năng lực hợp tác: Trong học tập và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ:
	- Ôn tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.
	- Nghiên cứu SGK về kiến thức chương 3.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Củng cố các kiến thức cơ bản .
GV: Yêu cầu cả lớp xem có những câu hỏi nào của phần tự kiểm tra chưa làm được và tập trung vào các câu hỏi này để củng cố cho HS nắm chấcccs kiến thức đó.
- Nếu còn thời gian GV nên kiểm tra một vài câu kháccủa phần này để biết HS thực sự nắm chắc hay chưa.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung cần thiết.
- Hãy nêu các tác dụng của dòng điện? Các tác dụng của nó?
- Đơn vị của HĐT và CĐDĐ là gì?
GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chứng tỏ hai cách mắc nói trên.
- Nêu các quy tắc sử dụng an toàn điện?
I. Tự kiểm tra:
1. Có thể nhiễm điện cho các vật bằng cách cọ xát.
2 Có hai loại điện tích: Dương và âm, các điện tích cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
3.Vật nhiễm điện dương thì mất bớt êlectrôn, vật nhiễm điện âm thì nhận thêm êlectrôn.
4. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
5. Các vật dẫn điện và cách điện.
6. Các tác dụng của dòng điện:
 - Tác dụng nhiệt.
 - tác dụng từ.
 - tác dụng phát sáng.
 - tác dụng hoá học.
 - tác dụng sinh lí.
7. Đơn vị CĐDĐ là Ampe (kí hiệu là A), HĐT là Vôn ( kí hiệu là V). Ngoài ra....
8. Có hai cách mắc mạch điện là mắc nối tiếp và mắc song song.
9. Công thức: 
 a. Nối tiếp: I = I1 = I2 
 U = U1 + U2
 b. Song song: : I = I1 + I2 
 U = U1 = U2
HOẠT ĐỘNG 2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức.
GV: Cần cân nhắc thời gian để cho HS lần lượt làm 7 câu của phần vận dụng. Nếu còn đủ thời gian, GV tập trung cho HS làm những câu có liên quan trực tiếp tới các kiến thức cần được củng cố hơn nữa qua hoạt động 1 vừa thực hiện ở trên.
HS: Thực hiện các nội dung của GV đặt ra, chú ý tập trung nghe câu trả lời của bạn và nhận xét bổ sung đi đến hoàn chỉnh nội dung cần thiết.
GV: Sau mỗi nội dung cần chốt lại những ý chính quan trọng.
HS:Theo dõi ghi chép vào vở.
II. Vận dụng: 
(Nội dung ở SGV, HS tự thu thập và ghi chép vào vở)
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ
- GV Dùng một số kiến thức trọng tâm của chương để cho HS nắm chắc lại lần nữa.
- Có thể dùng thêm một số câu hỏi nâng cao kiến thức cho HS.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung theo yêu cầu.
D. DẶN DÒ:
- Ôn tập các nội dung theo bài học và nội dung kiến thức được ôn tập ở lớp.
- Xem lại toàn bộ bài ghi ở lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.doc