I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để nhận biết những tiếng ồn gây ô nhiễm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để nêu được kết luận về ô nhiễm tiếng ồn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm, kể tên các tiếng ồn thường gặp ở nơi mình sinh sống gây ô nhiễm, đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất vấn đề các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Có ý thức về chống ô nhiễm tiếng ồn.
Tuần 17 NS: 01/01/2022 Tiết 17 ND: 13/01/2022 BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Môn học: Vật lí - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để nhận biết những tiếng ồn gây ô nhiễm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để nêu được kết luận về ô nhiễm tiếng ồn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm, kể tên các tiếng ồn thường gặp ở nơi mình sinh sống gây ô nhiễm, đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất vấn đề các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. - Có ý thức về chống ô nhiễm tiếng ồn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Hình vẽ phóng to hình 15.1; 15.2; 15.3 2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng trang 44/ C3 vào vở III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Các biện pháp thường được sử dụng để ô nhiễm do tiếng ồn. b) Nội dung: Giúp HS thấy được hiện nay tiếng ồn gây ô nhiễm xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta. c) Sản phẩm: Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. d)Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Xuất phát từ thực tế cuộc sống có nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Các tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất xấu đến thần kinh của con người, ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm và phải làm thế nào hạn chế bớt những tiếng ồn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: Đứng tại chỗ trả lời. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: -> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu nhận xét và kết luận a) Mục tiêu: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. b) Nội dung: Biết được tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó không gây ô nhiễm tiếng ồn. Thống nhất lí do gây ô nhiễm tiếng ồn. c) Sản phẩm: Phân biệt được tiếng ồn và tiếng ồn gây ô nhiễm. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Quan sát và trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: C2.Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: đọc C2 suy nghĩ trả lời . - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn C1: - Hình 15.2.Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. - Hình 15.3.Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến học tập của học sinh) Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là: b, d. Tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe → Ô nhiễm tiếng ồn. Hoạt động 2. 2. Một số biện pháp phòng chống ô nhiễm do tiếng ồn a) Mục tiêu: Tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. b) Nội dung: Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? c) Sản phẩm: Trả lời câu C3 và C4 theo nhóm ra bảng phụ d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu các biện pháp? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn? Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi C3 theo nhóm. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài 14 về phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành C4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Thảo luận làm ra bảng nhóm và trình bày ra bảng phụ. - GV:Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả: HS trả lời theo nhóm trên bảng phụ câu C3. Cá nhân HS trả lời C4. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: C3: + Cấm bóp còi inh ỏi. + Trồng cây xanh. + Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa,... C4: a. Những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ, . . . b. Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính , lá cây, . . . 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. + Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. b) Nội dung: Nghiên cứu tài liệu: C5/SGK. c) Sản phẩm: Trả lời C5/SGK và các yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Vận dụng kiến thức vừa học trả lời C5, C6. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Làm việc cá nhân. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đứng tại chỗ trả lời *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2, 15.3: + Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai. + Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác; xây tường ngăn giữa chợ và lớp học bằng cách đóng các cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xung quanh ... C6: - Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập. Phòng hát đảm bảo tính chất không truyền âm ra bên ngoài. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: HS đọc câu hỏi, suy nghĩ và cá nhân trả lời. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao *Tích hợp môi trường : Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn : + Trồng cây : Trồng cây xung quanh trường học,bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn. + Lắp đặt thiết bị giảm âm : Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: Thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào. + Đề ra nguyên tắc : Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. + Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu. + Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như : Máy bay phản lực, các động cơ máy khoan cắt rèn kim loại , .. khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn xây dựng các thiết bị xây dựng các trường học bệnh viện khu dân cư xa các nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, học sinh cần thực hiện các nếp sống văn hoá tại trường học. Bước nhẹ khi lên cầu thang. Không nói chuyện trong lớp học không nô đùa ,mất trật tự trong trường học d)Tổ chức thực hiện: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ. + Đọc mục có thể em chưa biết. + Làm các BT trong SBT: từ bài 15.1 -> 15.7/SBT. + Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. + Xem trước bài 17 – 18 - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở bài tập *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở Câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng Tuần 18 - 19 NS: 01/02/2022 Tiết 18 – 19 ND: 13/02/2022 CHỦ ĐỀ: SỰ NHIỄM ĐIỆN – ĐIỆN TÍCH Môn học: Vật lí - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. - Nêu được đặc điểm tương tác giữa hai loại điện tích. - Nêu được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cách làm vật nhiễm điện. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm làm vật nhiễm điện do cọ xát, sự tương tác của hai vật nhiễm điện và thực hiện thí nghiệm. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: + Kể được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. + Nhận biết được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì + Nhận biết được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: +Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa đề ra kế hoạch thí nghiệm làm vật nhiễm điện do cọ xát, sự tương tác của hai vật nhiễm điện và thực hiện thí nghiệm. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: +Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên q ... g a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khi mạch điện ở gia đình bị đoản mạch thì có thể gây ra hỏa hoạn vì hiện tượng đoản mạch sẽ gây ra cường độ dòng điện rất lớn dẫn tới hiện tượng tỏa nhiệt lượng mạnh gây cháy nổ. Câu 2: Tại sao chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm? Chim bị giật chết khi đậu trên đường dây tải điện trong trường hợp nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu hỏi. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. Câu 1: Biện pháp: Cần lắp cầu chì ở mỗi công tắc để ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn. Mỗi thiết bị điện cần sử dụng công tắc riêng. Tắt các thiết điện rút phích cắm ngay khi không còn sử dụng. Câu 2: Với những con chim đậu trên dây điện các bạn quan sát để ý kỹ sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật. Chúng bị điện giật khi chúng không đậu hai chân lên cùng một dây. PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM) Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau Bài 1: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện. B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua. C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất). D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế. Hiển thị đáp án Cơ thể người và động vật đều dẫn điện và cho dòng điện chạy qua ⇒ Đáp án B Bài 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống Dòng điệnchạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể. A. có thể, bất kì nào B. có thể, tay, chân C. sẽ, trên đầu tóc D. không thể, nào đó Hiển thị đáp án Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí bất kì nào của cơ thể ⇒ Đáp án A Bài 3: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể A. Gây ra các vết bỏng B. Làm tim ngừng đập C. Thần kinh bị tê liệt D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể gây ra các vết bỏng, làm tim ngừng đập, thần kinh bị tê liệt ⇒ Đáp án D Bài 4: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người? A. Dưới 220 V B. Trên 40 V C. Trên 100 V D. Trên 220 V Hiển thị đáp án Mạng điện có điện thế trên 40V ⇒ làm tim ngừng đập ⇒ có thể gây chết người ⇒ Đáp án B Bài 5: Thế nào là hiện tượng đoản mạch? A. Khi dây điện bị đứt. B. Khi hai cực của nguồn bị nối tắt. C. Khi dây dẫn điện quá ngắn. D. Cả ba trường hợp trên đều đúng. Hiển thị đáp án Khi hai cực của nguồn điện bị nối tắt (không qua vật sử dụng điện) thì xảy ra hiện tượng đoản mạch ⇒ Đáp án B Bài 6: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì? A. Hiệu điện thế không đổi. B. Hiệu điện thế tăng vọt. C. Cường độ dòng điện tăng vọt. D. Cường độ dòng điện không đổi. Hiển thị đáp án Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện tăng vọt ⇒ Đáp án C Bài 7: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra? A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt. B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn. C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt. D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch. Hiển thị đáp án Hiện tượng đoản mạch không làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt ⇒ Đáp án c Bài 8: Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện? A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng. B. Tránh trường hợp điện giật do dây bị hở. C. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây. D. Cả ba lí do trên. Hiển thị đáp án Có nhiều trường hợp dây điện bị hở, khi tay chạm vào có thể bị điện giật, vì thế không nên cầm trực tiếp vào dây điện ⇒ Đáp án D Bài 9: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người? A. Vì người là vật dẫn. B. Vì người là chất bán dẫn. C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều. D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân. Hiển thị đáp án Dòng điện có thể đi qua cơ thể người vì người cũng là vật dẫn ⇒ Đáp án A Bài 10: Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người? A. Không sử dụng điện. B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện. C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ. Hiển thị đáp án Để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người ta cần thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ⇒ Đáp án C Tuần 33 NS: 01/02/2022 Tiết 33 ND: 13/02/2022 BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC Môn học: Vật lí - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương 3 - Điện học. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 3. Phẩm chất: - Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn. - Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Đồ dùng dạy học: 2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, chung cả lớp. c) Sản phẩm: HS giải phần trò chơi ô chữ. d) Tổ chức thực hiện. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung + Chia lớp ra làm hai đội theo thứ tự mỗi đội được quyền chọn trước một hàng ngang bất kỳ và cử đại diện lên điền đúng từ hàng ngang thì được điểm, đội 2 được quyền điền chữ. + Nếu cả hai đội đều không điền đúng thì hàng ngang đó bỏ trống. + Lần lượt các đội chọn hàng ngang khác để điền chữ. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước tiên được + 2 điểm. + Phần thưởng cho đội chiến thắng là 1 tràng pháo tay.. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Hai đội cử ra đội trưởng để điều hành các bạn trong đội. Làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV. - Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức trong chương III – điện học và chuẩn bị cho kiểm tra HK II vào tiết sau.. C Ự C D Ư Ơ N G A N T Ò A N Đ I Ệ N V Ậ T D Ẫ N Đ I Ệ N P H Á T S Á N G L Ự C Đ Ẩ Y N H I Ệ T N G U Ồ N Đ I Ệ N V Ô N K Ế 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập. b) Nội dung: Nghiên cứu SGK c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì. Đơn vị và dụng cụ đo hiệu điện thế là gì? + Đặt câu với cụm từ: Hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế. + Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? + Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? + Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. + Quan sát hình 30.3 SGK Thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng. + Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi 6. + Cho HS quan sát mạch điện có sơ đồ như hình 30.4 SGK. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu SGK và ND bài học để trả lời các yêu cầu của GV. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: - HS thực trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: I. TỰ KIỂM TRA - Đơn vị đo CĐDĐ là ampe (A) Dụng cụ đo là ampe kế. - Đơn vị đo HĐT là vôn (V) Dụng cụ đo là vôn kế - Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. 1. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp: I = I1 = I2 U = U1 + U2 2. Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song: U = U1 + U2 I = I1 + I2 - Trình bày các quy tắc an toàn khi sử dụng điện như nội dung bài học. II. VẬN DỤNG 1. D; 2. a.A +, B -; b. A -, B - c. A-, B+; d. A+, B+. 3.Mảnh nilon nhận thêm e nên nhiễm điện âm; mảnh len mất bớt e nên nhiễm điện dương. 4. hình c. 5. hình c. 6. Dùng nguồn điện 6V trong số đó là phù hợp nhất. Vì hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để sáng bình thường) khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V. 7. Quan sát sơ đồ mạch điện. Số chỉ của ampe kế A2 là 0,35A – 0,1A = 0,23A 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, cặp đôi , nhóm. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành ND vào tiết học sau. d) Tổ chức thực hiên: * Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu nêu: + Xem lại các câu hỏi đã trả lời. Xem lại nội dung các bài đã học. + Học bài. + Chuẩn bị kiểm tra HKII. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT
Tài liệu đính kèm: