Giáo án Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai

Giáo án Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai

Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai

I-Mục tiêu

1.Kiến thức

- Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

2.Kỹ năng

- Quan sát, làm thí nghiệm đơn giản.

- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai, có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

3.Thái độ

- Chăm chú nghe giảng.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 2767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai
I-Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
2.Kỹ năng
- Quan sát, làm thí nghiệm đơn giản.
- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai, có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
3.Thái độ
- Chăm chú nghe giảng.
- Làm thí nghiệm nghiêm túc, cẩn thận.
II Chuẩn bị
- Mỗi nhóm HS: 
3 chậu thủy tinh, mỗi chậu đựng ít nước.
Một ít nước đá.
Một phích nước nóng.
- Cả lớp: Bảng 22.1 SGK, hình 22.5 SGK trên khổ giấy lớn.
III Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
GV: Em hãy nêu cấu tạo của băng kép? Tại sao khi đốt nóng hoặc làm lạnh thì băng kép đều bị cong?
HS: Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.
 Do 2 thanh kim loại giãn nở vì nhiệt khác nhau nên khi đốt nóng hoặc làm lạnh thì chiều dài 2 thanh không bằng nhau → Băng kép bị cong.
Bài mới.
Đặt vấn đề: Ở đầu bài có 1 tình huống như sau: 1 bạn nhỏ muốn đi đá bóng nhưng mẹ bạn ấy không đồng ý vì nghĩ bạn ấy bị sốt.
 Vậy phải dùng dụng cụ nào để biết chính xác bạn ấy có sốt không?
 Để tìm hiểu chúng ta vào bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm ở hình 22.1 và 22.2 SGK
Có 3 chậu thủy tinh đựng nước.
Cho thêm vào chậu thứ 1 một ít nước đá.
Cho thêm vào chậu thứ 3 một ít nước nóng.
Em hãy: nhúng ngón trỏ của tay phải vào chậu 1, nhúng ngón trỏ của tay trái vào chậu 3.
Em có nhận xét gì về cảm giác của các ngón tay?
Sau 1 phút, rút cả 2 ngón tay ra và cùng nhúng vào chậu 2 → Em nhận xét gì về cảm giác của các ngón tay?
- Em hãy nêu hiện tượng?
- Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
- Khẳng định kết luận HS rút ra là đúng và ghi bảng.
- Vì vậy, để xem bạn nhỏ ở tình huống đầu bài có sốt không ta phải dùng một dụng cụ là nhiệt kế.
- Treo tranh vẽ hình 22.3 và 22.4 SGK và yêu cầu HS quan sát.
- Giới thiệu về nhiệt kế: trong nhiệt kế có chứa một chất lỏng.Trên nhiệt kế có các vạch chia độ.
- Em đã được học đặc điểm gì của chất lỏng?
- Vì có thể giãn nở nên mực chất lỏng trong nhiệt kế có thể thay đổi. Mỗi vị trí của mực chất lỏng ứng với từng nhiệt độ đã ghi trên nhiệt kế.
-Từ hình 22.3 và 22.4 em cho biết nhiệt độ của nước sôi và nước đá đang tan là bao nhiêu độ?
-Nêu cách tiến hành thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và 22.4. Mục đích của 2 thí nghiệm trong hình vẽ là: xác định nhiệt độ 0o C và 100oC, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
- Yêu cầu HS quan sát hình 22.5. Có mấy loại nhiệt kế trong hình vẽ?
- Đó là: + Nhiệt kế thứ 1 là nhiệt kế thủy ngân.
 + Nhiệt kế thứ 2 là nhiệt kế y tế.
 + Nhiệt kế thứ 3 là nhiệt kế rượu.
- Trong nhiệt kế y tế và nhiệt kế thủy ngân chứa chất lỏng là thủy ngân. Nhiệt kế rượu chứa chất lỏng là rượu.
- Treo tranh vẽ bảng 22.1 SGK. Em hãy quan sát kỹ các nhiệt kế về giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất sau đó điền vào bảng 22.1
Nếu HS không trả lời được công dụng của nhiệt kế thì GV giới thiệu.
- Yêu cầu HS quan sát nhiệt kế y tế.
- Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37o C. Khi đo nhiệt độ cơ thể mà cao hơn 37o C thì chứng tỏ người đó bị sốt.
- Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì?
- Giải thích cho HS hiểu tác dụng của chỗ thắt là: khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể thủy ngân gặp lạnh co lại sẽ bị đứt ở chỗ thắt của ống, không trở về bầu nhiệt kế được. Nhờ đó ta vẫn đọc được nhiệt độ của cơ thể.
- Yêu cầu HS đọc phần a.
- Như vậy, nhà vật lý Xenxiut đã đưa ra thang nhiệt độ Xenxiut, hay gọi là nhiệt giai Xenxiut.
- Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ có đon vị là gì?
- Nhiệt độ nước đang sôi và nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu o C
- Gọi HS đọc phần b.
- Nhà vật lý Farenhai cũng đưa ra 1 nhiệt giai là nhiệt giai Farenhai.
Trong nhiệt giai Faren hai, nhiệt độ có đơn vị là gì?
- Trong nhiệt giai này, nhiệt độ nước đang sôi và nước đá đang tan là bao nhiêu?
-Trên hình vẽ nhiệt kế rượu nhiệt độ được ghi ở cả 2 nhiệt giai.
- Như vậy, 100o C ứng với bao nhiêu o F ?
- Vậy 1o C ứng với bao nhiêu o F ?
- Nhiệt giai Farenhai được dùng phần lớn ở các nước nói tiếng anh.
- Hướng dẫn HS làm VD: 
20o C ứng với bao nhiêu o F ?
20o C = 0o C + 20o C
0o C ứng với bao nhiêu o F ?
20o C ứng với bao nhiêu o F ?
Vậy 20o C = bao nhiêu o F ?
- Yêu cầu HS làm câu C5.
- Lắng nghe.
- Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.
-Khi nhúng ngón tay vào 2 chậu 1 và 3 thì ngón tay phải có cảm giác lạnh, ngón tay trái có cảm giác nóng.
-Sau khi cùng nhúng vào chậu 2 thì: ngón tay phải sẽ thấy ấm, ngón tay trái sẽ thấy lạnh.
- Cảm giác của ngón tay là không chính xác.
- Quan sát.
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhiệt độ của nước sôi là 100oC. Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0o C.
-Quan sát.
- Có 3 loại.
- Quan sát và điền vào bảng.
- Quan sát.
- Ống quản ở gần bầu thủy ngân có chỗ thắt.
- Đọc phần a
- Nhiệt độ có đơn vị là: o C
- 100o C và 0o C.
- Đọc phần b.
- Nhiệt độ có đơn vị là o F.
- 212o F và 32o F.
- 100o C ứng với 212o F - 32o F = 180o F.
- 1o C = 1,8o F
- Ứng với 32o F.
- 20o C = 20.1.8o F = 36o F.
- 20o C = 32o F + 36o F = 68o F
- Làm câu C5.
1.Nhiệt kế
C1:
 a.Ngón tay phải có cảm giác lạnh, ngón tay trái có cảm giác nóng.
 b. Sau khi cùng nhúng vào chậu 2 thì: ngón tay phải sẽ thấy ấm, ngón tay trái sẽ thấy lạnh.
* Kết luận: Cảm giác của ngón tay là không chính xác.
→ Phải dùng nhiệt kế.
C2: Để vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
Loại
GHĐ
ĐCNN
Công dụng
Nhiệt kế rượu
-20o C đến 50o C
2o C
Đo nhiệt độ khí quyển
Nhiệt kế thủy ngân
-30o C đến 130o C
1o C
Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
Nhiệt kế y tế
35o C đến 42o C
0,10 C
Đo nhiệt độ cơ thể
C4:
- Đặc điểm của nhiệt kế y tế: Ống quản ở gần bầu thủy ngân có chỗ thắt.
- Tác dụng của chỗ thắt: ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa ra khỏi cơ thể→ Đọc được nhiệt độ cơ thể.
2. Nhiệt giai
a, Nhiệt giai Xexiut
3. Vận dụng
C5: 
30o C = 0o C + 30o C = 32o F + (30.1,8o F) = 86o F
37o C = 0o C + 37o C = 32o F + (37.1,8o F) = 98,6o F
4. Vận dụng - Củng cố.
Cho HS đọc phần Có thể em chưa biết. Giới thiệu cho HS 1 số loại nhiệt kế khác và nhiệt giai Kenvin.
5. Hướng dẫn về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 22.doc