Giáo án Vật lý 6 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Giáo án Vật lý 6 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

* Kiểm tra bài cũ. (5 phút).

Trình bày thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ và không gian xung quanh dòng điện có từ trường?

Đáp án: - Đặt kim nam châm song song với dây dẫn AB. Khi dây dẫn có dòng điện chạy qua kim nam châm không còn song song với dây dẫn nữa. Chứng tỏ dòng điện chạy qua dây dẫn đã tác dụng lực từ lên kim nam châm.

- Khi di chuyển kim nam châm xung quanh dây dẫn có dòng điện, kim nam châm ổn định không còn chỉ theo hướng Bắc – Nam. Chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện có từ trường.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Kiểm tra bài cũ. (5 phút).
Trình bày thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ và không gian xung quanh dòng điện có từ trường?
Đáp án: - Đặt kim nam châm song song với dây dẫn AB. Khi dây dẫn có dòng điện chạy qua kim nam châm không còn song song với dây dẫn nữa. Chứng tỏ dòng điện chạy qua dây dẫn đã tác dụng lực từ lên kim nam châm.
- Khi di chuyển kim nam châm xung quanh dây dẫn có dòng điện, kim nam châm ổn định không còn chỉ theo hướng Bắc – Nam. Chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện có từ trường.
* Tạo tình huống học tập. (3 phút).
Ngày nay điện năng là nguồn năng lượng quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ có sự ra đời của các nhà máy điện đã thúc đẩy các nghành khoa học kỹ thuật phát triển với những bước tiến vượt bậc? Vậy dựa vào hiện tượng vật lí nào để tạo ra dòng điện? Câu hỏi này đã được nhà bác học Michael Pha-ra-đây với đôi bàn tay khéo léo trả lời bằng thực nghiệm. Vậy Pha ra đây đã làm thí nghiệm như thế nào? Hiện tượng rút ra được là gì? Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay thầy và trò chúng ta bằng một số thí nghiệm đi tìm hiểu hiện tượng này.
Bài 31. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.
GV. Ngoài pin và ác quy ra còn cách nào khác để làm sáng bóng đèn điện.
HS. Ngoài pin và ác quy ra đi na mô xe đạp cũng làm sáng bóng đèn điện.
GV. Yêu cầu một học sinh lên quay núm đi na mô.
HS. Làm thí nghiệm.
GV. Nêu hiện tượng quan sát được.
HS. Khi quay núm đi na mô đèn sáng.
GV. Trong đi na mô có gì mà khi ta quay núm đi na mô đèn lại sáng? Trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu phần I.
I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐI NA MÔ Ở XE ĐẠP. (2 phút)
Gv. Gỡ bỏ vỏ đi na mô và yêu cầu học sinh lên chỉ ra các bộ phận.
HS. Chỉ cấu tạo của đi na mô: Nam châm và cuộn dây dẫn kín quấn trên lõi sắt non.
GV. LIỆU CÓ PHẢI NHỜ NAM CHÂM MÀ TẠO RA ĐƯỢC DÒNG ĐIỆN KHÔNG?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi làm một số thí nghiệm.
II. DÙNG NAM CHÂM ĐỂ TẠO RA DÒNG ĐIỆN.
GV. Em hãy kể tên các loại nam châm đã học.
HS. Nam châm vĩnh cửu và nam châm điện.
GV. Chúng ta sẽ lần lượt sử dụng 2 loại nam châm này để làm thí nghiệm.
1. DÙNG NAM CHÂM VĨNH CỬU. (7 phút).
* Thí nghiệm 1.
GV. Dụng cụ thí nghiệm 1 gốm một thanh nam châm thẳng, 1 cuộn dây dẫn kín có mắc 2 đèn LED ngược chiều nhau.
GV. Làm thế nào để phát hiện ra trong cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
HS. Đèn LED sáng khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn kín.
GV. Ngoài cách sử dụng đèn LED ra còn có cách nào khác để xác định trong cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua?
HS. Sử dụng điện kế, vôn kế, am pe kế.
GV. Yêu cầu học sinh đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
HS. Đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
GV. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi vào phiếu học tập. (5 phút).
HS. Tiến hành thí nghiệm và ghi phiếu học tập.
GV. Chiếu kết quả thí nghiệm của một nhóm và yêu cầu HS đọc kết quả thí nghiệm.
HS. Đọc kết quả thí nghiệm.
GV. Các nhóm còn lại có kết quả thí nghiệm khác không?
HS.
GV. Yêu cầu một học sinh lên làm thí nghiệm với điện kế.
HS. Làm thí nghiệm.
GV. Lần lượt hỏi (Có dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn kín không) và chiếu kết quả lên màn hình.
HS. Trả lời câu hỏi.
GV. Qua thí nghiệm em cho biết dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nào?
HS. DÒNG ĐIỆN XUẤT HIỆN TRONG CUỘN DÂY DẪN KÍN KHI NAM CHÂM DỊCH CHUYỂN LẠI GẦN HAY RA XA CUỘN DÂY.
GV. Nếu ta không cho nam châm dịch chuyển mà lại cho cuộn dây dịch chuyển. Hiện tượng xảy ra như thế nào? Một em nêu dự đoán.
HS. Dự đoán.
GV. Các nhóm tiến hành thí ngiệm để kiểm tra dự đoán (3 phút).
GV. Nêu hiện tượng quan sát được.
HS. Nêu hiện tượng quan sát.
GV. Làm thí nghiệm với điện kế.
? Qua thí nghiệm trên, em cho biết ngoài cách cho nam châm dịch chuyển so với cuộn dây dẫn kín còn có cách nào khác tạo ra dòng điện trong cuộn dây.
HS. Cho cuộn dây dịch chuyển so với nam châm.
GV. Qua các thí thí nghiệm trên em nêu cách tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
HS. DÒNG ĐIỆN XUẤT HIỆN TRONG CUỘN DÂY DẪN KÍN KHI NAM CHÂM DỊCH CHUYỂN LẠI GẦN HAY RA XA CUỘN DÂY VÀ NGƯỢC LẠI.
2.DÙNG NAM CHÂM ĐIỆN.(4 PHÚT).
* Thí nghiệm.
Dụng cụ:
- Cuộn dây dẫn kín có gắn 2 đèn LED.
- Nam châm châm điện.
- Nguồn điện.
- Khóa K.
GV. Em hãy quan sát hình vẽ và mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ.
HS. Mắc sơ đồ mạch điện.
GV.
- Trong khi mắc mạch điện chúng ta chú ý:
Khóa K để mở.
Ở thí nghiệm này chúng ta sử dụng bộ nguồn nên em phải điều chỉnh núm vặn về Hiệu điện thế 15, nguồn điện trong thí nghiệm là nguồn 1 chiều nên ta phải cắm dây dẫn vào ổ lấy điện có ghi chữ DC.
- Trong cuộn dây chúng ta để thêm lõi sắt non có tác dụng làm tăng từ tính dể hiện tượng dễ quan sát hơn.
GV. -Yêu cầu học sinh đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo tứng bước. Sau đó đảo cực của nguồn điện và làm lại thí nghiệm. (3 phút).
HS. Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu học tập.
GV. Chiếu phiếu học tập lên và yêu cầu học sinh đọc kết quả thí nghiệm.
HS. Đọc kết quả thí nghiệm.
GV. Các nhóm khác có nhóm nào có kết quả thí nghiệm khác không.
HS. Trả lời. 
GV. Trong thí nghiệm trên đèn LED sáng trong những trường hợp nào.
HS. Đèn LED sáng trong khi đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện.
GV. Đèn LED sáng chứng tỏ điều gì?
HS. Đèn LED sáng chứng tỏ trong cuộn dây dẫn kín có dòng điện chạy qua.
GV. Em cho biết trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện khi nào?
HS. Trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện.
NHẬN XÉT: DÒNG ĐIỆN XUẤT HIỆN TRONG CUỘN DÂY DẪN KÍN TRONG THỜI GIAN ĐÓNG HOẶC NGẮT MẠCH ĐIỆN CỦA NAM CHÂM ĐIỆN. (Trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên).
GV. Nếu ta để khóa K đóng có cách nào làm xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn kín không?
HS. Trả lời và làm thí nghiệm.
GV. Làm thêm thí nghiệm sử dụng biến trở.
GV. Qua các thí nghiệm em hãy trả lời câu hỏi: LIỆU CÓ PHẢI NHỜ NAM CHÂM MÀ TẠO RA ĐƯỢC DÒNG ĐIỆN KHÔNG?
HS. Đúng là nhờ nam châm có thể tạo ra dòng điện.
GV. Vậy để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín em có những cách nào?
HS. Cho nam châm và cuộn dây dẫn dịch chuyển với nhau hoặc trong thời gian đóng ngắt mạch điện của nam châm điện.
GV. Dòng điện được ra theo những cách này được gọi là dòng điện cảm ứng và hiện tượng này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
III. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.(4 PHÚT)
GV. Ta không cho nam châm và cuộn dây dẫn kín dich chuyển với nhau nữa mà cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì hiện tượng gì xảy ra? Một em nêu dự đoán.
HS. Nêu dự đoán.
GV. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra (sử dụng cuộn dây có đèn LED).
GV. Em nêu hiện tượngquan sát được.
HS. Đèn LED sáng.
GV. Đén LED sáng chứng tỏ gì?
HS. Có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn kín.
GV. Cách cho nam châm quay hay cho cuộn dây quay được ứng dụng trong việc chế tạo các máy phát điện. GV sử dụng máy phát điện.
GV. Qua bài bài học hôm nay chúng ta thấy ó nhiều cách tạo ra dòng điện cảm ứng. Vận dụng kiến thức bài học này chúng ta làm cho thầy bài tập sau:
Bài 331.1 SBT.
GV. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
HS. Đọc ghi nhớ.
GV. Giới thiệu về Pha ra đây.
GV. Qua bài học hôm nay chúng ta thấy nam châm và cuộn dây dẫn kín chuyển động tương đối với nhau thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điên. Bằng dụng cụ thí nghiệm trong nhóm em thử tìm xem có trường hợp nào nam châm và cuộn dây dẫn kín chuyển động tương đối với nhau mà trong cuộn dây dẫn không có dòng điện.
HS. Tìm cách làm thí nghiệm: Khi nam châm chuyển động dọc theo các vòng dây dẫn thì trong cuộn dây dẫn kín không có dòng điện chạy qua.
GV. Ta thấy có trường hợp nam châm và cuộn dây chuyển động tương đối với nhau thì có trường hợp có dòng điện trong cuộn dây dẫn kín, có trường hợp trong cuộn dây dẫn kín không có dòng điện. Vậy nam châm và cuộn dây dẫn chuyển động tương đối với nhau thỏa mãn điều kiện gì thì trong cuộn dây mới có dòng điện. Vẫn đề này sẽ được trả lời trong bài học 32.
GV. Bài học chúng ta đến đây là hết xin mời các thầy cô giáo và các em nghỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chat ran 6.doc