CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1
ĐO ĐỘ DÀI
A- MỤC TIÊU:
1.Mục tiêu:
-Kể tên các dụng cụ đo chiều dài.
-HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2.Kỹ năng:
+ Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo.
+ Đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường.
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
+Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
3.Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
Ngày soạn:15/8/09 Ngày giảng:17/8/09(6a,6b) Chương I: Cơ học Tiết 1 Đo độ dài Mục tiêu: 1.Mục tiêu: -Kể tên các dụng cụ đo chiều dài. -HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2.Kỹ năng: + Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo. + Đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường. + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. +Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo. 3.Thái độ: + Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. Đồ dùng dạy học: .Các nhóm: + Một thước kẻ có ĐCNN đến mm. + Một thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm. + Tập giấy kẻ sẵn bảng 1.1(SGK). Cho cả lớp: + Tranh vẽ to 1 thước kẻ có GHĐ là 20 cm, ĐCNN 2 mm. + Kẻ bảng 1.1 C - Phương pháp:Vấn đáp, hoạt động nhóm D-Tổ chức giờ dạy: *)Đặt vấn đề : (5’) Mục tiêu:Gây hứng thú học tập Cách tiến hành: HĐGV HĐHS Bước1:Giới thiệu môn vật lý: GV: Giới thiệu sơ lược bộ môn Vật lý 6, vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong kỹ thuật. - Giới thiệu chương. Bước 2:Đặt vấn đề: Yêu cầu hs: Quan sát tranh 2 chị em đo và cắt dây - Trả lời. + Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây mà hai chi em lại có kết quả khác nhau? GV: Để khỏi tranh cãi 2 chị em phải thống nhất với nhau về điều gì? ->vào bài. HS trong lớp dự đoán + đo gang tay của 2 chị em khác nhau Hoạt động 1:Nghiên cứu về đơn vị đo độ dài (15’) Mục tiêu:Hs biết được các đơn vị đo độ dài Đồ dùng:Thước dây có ĐCNN là 1mm Cách tiến hành: Bước 1:Ôn lại một số đơn vị đo độ dài - Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? - Ngoài ra còn dùng đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét là gì? Y/c: 1 HS trả lời câu C1 và cho HS khác nhận xét. Gv: Chốt lại. Bước2:Ước lượng độ dài - Em hãy ước lượng độ dài 1 gang tay, đánh dấu trên cạnh bàn. Rồi dùng thước đo kiểm tra lại? - So sánh kết quả ước lượng với kết quả đo? Gv: Gọi 1 số Hs đọc số đo ước lượng và kết quả kiểm tra bằng thước – Gv ghi bảng. Nhận xét- so sánh các kết quả đo đó -> ước lượng tốt, chưa tốt. Gv: Phát thước dây cho các nhóm Hs. Y/c: HS các nhóm ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn rồi dùng thước dây kiểm tra lại. - Đại diện nhóm đọc kết quả đo bằng thước. Gv: Ghi bảng – nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo. - Tại sao lại có sự sai số? -> Sai số càng nhỏ nghĩa là ước lượng càng chính xác. Gv: Giới thiệu đơn vị inh trên thước dây, đơn vị foót, đơn vị 1 năm ánh sáng( nas). *)Kết luận:GV chốt lại I- Đơn vị độ dài 1- Ôn lại một số đơn vị đo độ dài - Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét: m. - Đơn vị nhỏ hơn mét là: dm; cm; mm. - Đơn vị lớn hơn mét là: Km; hm; dam. C1: 1m = 10dm; 1m = 100cm 1cm = 10mm; 1Km = 1000m 2- Ước lượng độ dài a) Ước lượng độ dài gang tay Kết quả ước lượng Kết quả đo HS1 HS2 b) Ước lượng độ dài 1 mét Nhóm Kết quả kiểm tra 1 2 3 4 1 inh = 2,54cm 1 ft = 30,48cm 1 nas = 9461 tỉ Km Hoạt động2:Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (15’) Mục tiêu:HS kể tên được các dụng cụ đo độ dài Đồ dùng:Thước kẻ ,thước dây,thước cuộn Cách tiến hành: Bước1: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài ĐVĐ: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta phải ước lượng độ dài cần đo? GV cho HS hoạt động nhóm: Quan sát hình 1.1 và trả lời C4. - Có những dụng cụ nào để đo độ dài? - Để đo đường kính viên bi, đường kính quả bóng ta dùng dụng cụ nào? Gv: Giới thiệu thước kẹp và cách dùng. - GHĐ của thước là gì? - ĐCNN của thước là gì? Gv: Treo tranh vẽ to thước dài 20cm, có ĐCNN: 2mm. Y/c: HS Quan sát trả lời. - Sau 1 lần đo em đo được độ dài lớn nhất là bao nhiêu? Tại sao? - Khi dùng thước ta đo được độ chia chính xác nhất là bao nhiêu? Gv: Chốt lại GHĐ và ĐCNN của 1 thước GV: Cho HS Quan sát thước kẻ của mình – trả lời C5. Y/c Hs: Đọc – trả lời C6 ( Hoạt động nhóm) - Đại diện nhóm trả lời. Hs: TRả lời C7. Bước 2:Đo độ dài Gv: Treo bảng 1.1 kẻ sẵn – giới thiệu bảng và nêu việc cần làm. GV cho HS Hoạt động nhóm: thực hành đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6. Y/c: HS Đọc mục b) và thực hành theo các bước. Sau đó ghi kết quả vào phiếu. Gv: Điều khiển Hs làm thực hành -> nhận xét, đánh giá. *)Kết luận:YC hs kể tên các dụng cụ đo độ dài,cách dùng các loại thước II- Đo độ dài 1 – Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài C4: - Thợ mộc dùng thước cuộn. - Hs dùng thước kẻ. - Người bán vải dùng thước mét. - Để đo đường kính viên bi, đường kính quả bóng ta dùng thước kẹp để đo - GHĐ của 1 thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó. - ĐCNN của 1 thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. C5: C6: Dùng thước GHĐ: 20cm; ĐCNN: 1mm. hoặc thước có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm. Dùng thước GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm. Dùng thước GHĐ: 1m; ĐCNN: 1cm. C7: 2 – Đo độ dài - Đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn SGK vật lý 6. - Kết quả đo : Lần 1: l1 = Lần 2: l2 = Lần 3: l3 = Kết quả 3 lần đo là: l = (l1 + l2 + l3)/3 = Hoạt động 3:Củng cố hướng dẫn về nhà (10’) Mục tiêu:Hs vận dụng kiến thức vào làm bài tập Cách tiến hành: Bước 1:Củng cố: + Qua bài học này ta cần nắm những nội dung gì? ( ghi nhớ). + Khi dùng thước đo cần biết những điều gì? ( GHĐ và ĐCNN). + Làm bài tập 1.2.1 (4 - SBT). Bước 2:Về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập: 1.2.1-> 1.2.6 (4; 5 – SBT) - Đọc trước bài 2 “Đo độ dài” HS: Đọc phần ghi nhớ *) Ghi nhớ: SGK (8) + Khi dùng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN) Bài tập 1.2.1 (4 - SBT). ( Kết quả đúng: B). Ngày soạn:21/8/09 Ngày giảng:23/8/09(6a,6b) Tiết 2 ĐO Độ Dài Mục tiêu: 1.Kiến thức: Củng cố cho Hs các kiến thức: Biết đô độ dài trong 1 số tình huống thông thường theo qui tắc đo 2.Kỹ năng: + Ước lượng chiều dài cần đo. + Chọn thước đo thích hợp. + Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo. + Đặt thước đo đúng. + Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đúng. + Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo. 3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo. B- Đồ DùNG DạY HọC : Đồ dùng: Gv: - Vẽ to hình 2.1; 2.2; 2.3 ( SGK). - Các loại thước. C- PHƯƠNG PHáP:Vấn đáp,hoạt động nhóm D.Tổ chức giờ dạy: *)Kiểm tra bài cũ: (10’) -Mục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh -Cách tiến hành: HĐGV HĐHS Bước 1:Kiểm tra bài cũ: Hs1: Đổi đơn vị sau: 1km = m 1m = Km 0,5km = m 1m = cm Hs2: Xác định GHĐ và ĐCNN của 3 thước đo khác nhau. Hs3: Em hãy dùng thước mét đo chiều dài bảng đen - đọc kết quả. Gv: nhận xét- đánh giá cho điểm. Bước 2:ĐVĐ: Trên cơ sở cách làm, kết quả của Hs3 -> Gv: Để nắm được cách đo độ dài -> vào bài. Hs1: Đổi đơn vị sau: 1km = 1000 m 1m = 0,001 Km 0,5km = 500 m 1m = 0,01 cm HS2 và HS3 lên bảng đo và báo cáo kết quả trước lớp Hoạt động 2:Cách đo độ dài (20’) -Mục tiêu:Hs biết đo độ dài trong một số tình huống thong thường -Đồ dùng:Các loại thước -Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm - Ước lượng độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6? - Thực hành đo độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6? - Dựa vào phàn thực hành đó lần lượt trả lời các câu hỏi từ C1-> C5. - Đại diện nhóm trả lời, có nhận xét bổ xung. C1- Em cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? Gv: Nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo cảu các nhóm -> đánh giá ước lượng tốt, chưa tốt. - Đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6? Em đã chọn dụng cụ nào? Tại sao? - Đặt thước đo như thế nào? - Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo? Gv: Kiểm tra cách đặt thước đo, cách đặt mắt nhìn đọc kết quả đo của Hs, uốn nắn hướng dẫn để Hs trả lời đúng. - Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào? Bước 2: Hoạt động cá nhân: Hs: Trả lời C6 - Qua cách làm đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6 và phần trả lời các câu hỏi từ C1 -> C5. Em hãy rút ra kết luận về cách đo độ dài? Hs: Hoàn chỉnh câu C6 Gọi 2 Hs phát biểu kết luận. Gv: Chốt lại cách đo độ dài. I- Cách đo độ dài C1: C2: C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật. C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. C6: (1)- Độ dài (5)- Ngang bằng với (2)- GHĐ (6)- Vuông góc (3)- ĐCNN (7)- Gần nhất (4)- Dọc theo *) Kết luận về cách đo độ dài: 1- Ước lượng độ dài cần đo. 2- Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp. 3- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch 0 của thước. 4- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 5- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chí gần nhất với đầu kia của vật. Hoạt động 2:Vận dụmg củng cố.hướng dẫn về nhà(15’) -Mục tiêu:Hs biết vận dụmg lí thuyết để làm bài tập -Đồ dùng:Hình vẽ phóng to 2.1 ;2.2 ;2.3 -Cách tiến hành: Bước 1:Vận dụng-Củng cố Gv: Treo hình vẽ 2.1 Hs: Quan sát trả lời C7 - Nếu đặt thước như hình b) làm thế nào để đọc được kết quả đúng? Hs: Quan sát hình 2.2 – Trả lời C8. Hs: Quan sát hình 2.3 – Trả lời C9. Gv: Nhấn mạnh: nắm vững kết luận - đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. - Đầu kia của bút chì gần vạch chia nào? Gv: Chốt lại phần vận dụng. Em cho biết nội dung cần nắm trong bài học? Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ. GV: Cho HS: + Khái quát nội dung bài dạy. + Sơ lược phần Có thể em chưa biết. + Hs- làm bài tập: 1.2.7; 1.2.8 (5-SBT). Bước 2:Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần kết luận và ghi nhớ. - Làm bài tập: C10; 1.2.9 (5- SBT). - Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng trong thực tế. II- Vận dụng C7: a) Sai b) Chưa thật đúng c) Đúng C8: Bình C- đúng C9: (1)- l = 7 cm (2)- l ~ 7 cm (3)- l ~7 cm *) Ghi nhớ: (11- SGK) Kết quả: Bài 1.2.7: B: 50 dm (đúng) Bài 1.2.8: C: 24 cm (đúng)). Ngày soạn:29/8/09 Ngày giảng:31/8/09(6a);9/9/09(6b) Tiết 3 Đo thể tích chất lỏng Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hs được ôn lại đơn vị đo thể tích chất lỏng. Biết kể tên 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. Xác định được thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 2.Kỹ năng: Vận dụng bài học vào đo thể tích chất lỏng trong thực tế. 3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. B- Đồ dùng dạy học: Đồ dùng: Hs kẻ sẵn bảng 3.1 vào vở. Gv: 1 xô nước, bảng phụ. Hs: mỗi nhóm: + 1 bình đựng đầy nước chưa biết dụng tích. + 1 bình đựng ít nước. + Bình chia độ, các loại ca đong, các loại chai. C- phương pháp:vấn đáp,hoạt động nhóm D-Tổ chức giờ dạy: *)Kiểm tra bài cũ: (10’) -Mục tiêu:Kiểm tra việc chuản bị bài về nhà của học sinh -Cách tiến hành: HĐGV HĐHS Bước 1:Kiểm tra bài cũ: + Khi đo độ dài ta cần lưu ý nh ... . Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. Thể tích của chất lỏng tăng. Bài 3 : Tính xem : 270C; 330C; ứng với bao nhiêu 0F? Bài 4 : Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau: Hơ nóng nút. Hơ nóng cổ lọ. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. Hơ nóng đáy lọ. Bài 5 : Tại sao các tấm lợp tôn lại có dạng lượn sóng? đáp án – biểu điểm Bài 1: (3 điểm) Mỗi ý điền đúng 1 điểm a, Nở ra; co lại; nở vì nhiệt; nở vì nhiệt ít. b, thể tích; không thay đổi; giảm. c, Gây ra 1 lực rất lớn; khe hở. Bài 2: (1,5 điểm) Câu đúng : D Bài 3: (2 điểm) 270C = 00C + 270C = 320F + 27. 1,80F = 330C = 00C + 270C = 320F + 33. 1,80F = Bài 4: (1,5 điểm) Câu đúng : A Bài 5: (2 điểm) . . . Do không khí trong quả bóng nóng lên nở ra, đồng thời vỏ nhựa của quả bóng gặp nóng cũng nở ra. IV- Thu bài – nhận xét giờ kiểm tra. V- Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc trước bài “Sự nóng chảy và đông đặc”. - Kẻ sẵn bảng ô vuông vào vở: cao khoảng 28 ô, ngang 16 ô. - Tìm hiểu trong thực tế hiện tượng nóng chảy và đông đặc. D- Rút kinh nghiệm: . Tiết 28 Sự nóng chảy và đông đặc S: G: A- Mục tiêu: - Hs nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. - Vận dụng được kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản. - Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả TN. Từ bảng này vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra kết luận cần thiết. B- Chuẩn bị: -Đồ dùng: + Gv: Giá TN, kiềng, lưới đốt, 2 kẹp, 1 cốc thuỷ tinh., nhiệt kế rượu, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, băng phiến, nước, diêm. Bẳng phụ kẻ ô vuông. Tranh vẽ hình. + Hs: Mỗi Hs kẻ sẵn bảng ô vuông vào vở. - Những điểm cần lưu ý: + Hiện tượng nóng chảy và đông đặc chỉ đúng với các chất rắn kết tinh: Các kim loại, băng phiến, muối, kim cương không đúng với các chất rắn vô định hình: nhựa, thuỷ tinh + Không yêu cầu làm TN về sự nóng chảy của băng phiến (vì không có băng phiến nguyên chất). Vì thế chỉ yêu cầu Hs khai thác kết quả TN cho sẵn. + Lưu ý: Không đun nóng trực tiếp ống nghiệm đựng băng phiến. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trên lớp: I- ổn định tổ chức: Sĩ số: Vắng: II- Kiểm tra bài cũ: Gv: ĐVĐ vào bài. III- Bài mới: Phương pháp Nội dung Hs: Quan sát hình 24.1. Cho biết các dụng cụ làm TN. Gv: Giới thiệu dụng cụ lắp TN theo hình 24.1 Hs: Đọc SGK- nêu cách tiến hành TN. Gv: Với TN này cần có băng phiến nguyên chất vì không có băng phiến nguyên chất nên ta chỉ lắp TN – và sử dụng kết quả trong bảng TN cho sẵn. Gv: Treo bảng kết quả. Hs: Quan sát thảo luận nhóm – yếu cầu TN - Dựa vào kết quả trên hãy vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến. Gv: Hướng dẫn Hs vẽ. - Cột nằm ngang biểu thị thời gian. - Cột thẳng đứng biểu thị nhiệt độ. Hs: Thảo luận nhóm trả lời C1; - Đại diện nhóm trả lời – chỉ rõ đoạn nào trên đường biểu diễn. Gv: Chốt lại phần trả lời câu hỏi kết hợp chỉ trên đường biểu diễn. Hs: Hoàn chỉnh kết luận. 1- Sự nóng chảy C1: . . . tăng dần, đoạn nằm nghiêng C2: Băng phiến bắt đầu nóng chảy ở 800C tồn tại ở thể rắn và lỏng. C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng. (đoạn nằm nghiêng). 2- Rút ra kết luận C5: a, Băng phiến nóng chảy ở 800C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. b, Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. IV- Củng cố: - Hs đọc phần ghi nhớ. - Liên hệ 1 số hiện tượng nóng chảy trong thực tế. - Trả lời bài tập 24 – 25.1 (29 – SBT). Kết quả: C 24 – 25.2 (29 – SBT). Kết quả: D V- Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc trước bài “Sự nóng chảy và đông đặc (tiếp)”. - Mỗi Hs kẻ sẵn bảng ô vuông vào vở. - Giờ sau học tiếp. D- Rút kinh nhiệm: . Tiết 29 Sự nóng chảy và đông đặc S: G: A- Mục tiêu: - Hs nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này. - Vận dụng được kiến thức vào giải thích một số hiện tượng đơn giản. - Có kỹ năng vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến. B- Chuẩn bị : - Đồ dùng: + Mỗi Hs kẻ sẵn bảng ô vuông vào vở để vẽ đường biểu diễn. + Cho cả lớp: Giá TN, kiềng, lưới sắt, 2 kẹp vạn năng, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế GHĐ 1000C, ống nghiệm, băng phiến, nước, bảng phụ kẻ ô vuông. - Những điểm cần lưu ý: + Bài dạy không yêu cầu làm TN, yêu cầu Hs khai thác kết quả TN đã cho sẵn. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trện lớp: I- ổn định tổ chức: Sĩ số: Vắng: II- Kiểm tra bài cũ: Hs1: Nêu các kết luận về sự nóng chảy của băng phiến. III- Bài mới: Phương pháp Nội dung Hs: Đọc – nêu cách tiến hành TN. Gv: Lắp TN theo hình 24.1. - Lấy ống nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để cho băng phiến nguội dần. Hs: Dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra? - Khi nhiệt độ của băng phiến giảm đến 860C bắt đầu ghi nhiệt độ và thể của băng phiến. Gv: Treo bảng 25.1 Hs: Quan sát bảng – vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình đông đặc. Hs: Sử dụng bảng kẻ sẵn ô vuông để vẽ. Gv: Hướng dẫn – uốn nắn để Hs vẽ đúng. Hs: Thảo luận nhóm trả lời C1 -> C3. Hs: Trả lời C4: Điền từ thích hợp vào ô trống. - Hoàn chỉnh kết luận. Hs: Nêu nội dung cần nắm trong bài. HS: Đọc phần ghi nhớ. Gv: Treo bảng 25.2 giới thiệu nhiệt nóng chảy của 1 số chất. Hs: Quan sát hình 25.1 – Trả lời C5. -Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng? - Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ? II- Sự đông đặc Dự đoán -Băng phiến nguội dần và đông đặc. Giới thiệu TN về sự đông đặc Phân tích kết quả TN C1: Tới 800C thì băng phiến bắt đầu đông đặc. C2: Đường biểu diễn: Từ phút 0 -> phút 4 : Đoạn nằm nghiêng. Từ phút 4 -> phút 7 : Đoạn nằm ngang. Từ phút 7 -> phút 15 : Đoạn nằm nghiêng. C3: Từ phút 0 -> phút 4 : Nhiệt độ băng phiến giảm. Từ phút 4 -> phút 7 : Nhiệt độ băng phiến không thay đổi. Từ phút 7 -> phút 15 : Nhiệt độ băng phiến giảm. Rút ra kết luận C4: (1)- 800C (2)- Bằng (3)- Không thay đổi. * Kết luận: IV- Ghi nhớ - Ghi nhớ: - Vận dụng: * Bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất: - Nhận xét: Mỗi chất nóng chất nóng chảy ở 1 nhiệt độ nhất định. - Các chất khác nhau nóng chảy ở nhiệt độ khác nhau. C5: Nước đá Từ phút 0 -> phút 1 : Nhiệt độ của nước đá tăng từ -40C -> 00C. Từ phút 1 -> phút 4 : Nước đá nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. Từ phút 4 -> phút 7 : Nhiệt độ tăng dần. C6: Đồng nóng chảy từ rắn -> lỏng khi đun trong lò đúc. Đồng lỏng đông đặc khi nguội trong khuôn đúc. C7: Nhiệt độ nước đá đang tan là nhiệt độ xác định và không thay đổi trong quá trình nước đá đang tan. N/c ở t0 xác định Rắn lỏng Đông đặc ở t0 xác định IV- Củng cố: - Khái quát toàn bài. - Nhấn mạnh: Mỗi chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó và trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ không đổi. V- Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc kết luận và ghi nhớ. - Làm bài tập 24.25.2 -> 24.25.6 (30 – SBT). - Đọc trước bài “Sự bay hơi và ngưng tụ”. D- Rút kinh nghiệm: Tiết 30 Sự bay hơi và ngưng tụ S: G: A- Mục tiêu: - Hs nhận biết được sự bay hơi, sự phụ thuộc của tôc sđộ bay hơi vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng. - Tìm được thí dụ thực tế về sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của 1 số yếu tố lên 1 hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động lúc. - Vạch được kế hoạch và thực hiện được TN kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió, mặt thoáng lên tốc độ bay hơi. B- Chuẩn bị : - Đồ dùng cho mỗi nhóm: Giá TN, kẹp vạn năng, 2 đĩa nhôm nhỏ, đèn cồn, nước. - Những điểm cần lưu ý: - Phân biệt được 2 hình thức hoá hơi của chất lỏng : Sự bay hơi và sự sôi. + Sự bay hơi: Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào trên mặt thoáng của chất lỏng. + Sự sôi: Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. + Sự hoá hơi và sự hoá lỏng là 2 quá trình xảy ra đồng thời. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trện lớp: I- ổn định tổ chức: Sĩ số: Vắng: II- Kiểm tra bài cũ: Hs1: Phát biểu các kết luận về sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến. Phát biểu kết luận chung về sự nóng chảy, đông đặc của các chất. Bài tập: 24.25.2 (30 – SBT). III- Bài mới: Phương pháp Nội dung Hs: Đọc – làm theo phần 1, - Hãy tìm 1 thí dụ về nước bay hơi. - Hãy tìm thí dụ về sự bay hơi của chất lỏng mà không phải là nước. Hs: Quan sát hình 26.2a. Mô tả hiện tượng trong mỗi hình A1; A2. Rút ra nhận xét? - Chú ý: + Nghĩ cách mô tả lại hiện tượng trong hình. + So sánh hình A1 với hình A2. - Quan sát hình 26-2b, c. Lần lượt mô tả hiện tượng trong mỗi hình. So sánh các hình B1 với B2; C1 với C2 => rút ra nhận xét? Hs: Thảo luận trả lời C1, C2, C3. Hs: Hoàn chỉnh C4. Gv: Những nhận xét vừa rút ra chỉ là dự đoán. Ta sẽ kiểm tra sự đoán trên bằng TN. Hs: Đọc - Cho biết các dụng cụ để làm TN. 2 đĩa nhôm có dung tích lòng như nhau đặt trong phòng không có gió. + Hơ nóng 1 đĩa. + Đổ vào mỗi đĩa khoảng 2 cm3 -> 5 cm3 nước. Hs: Lần lượt trả lờiC5 -> C8. Hs: Hoạt động nhóm làm TN kiểm tra theo các bước đã nêu. Gv: Tự kiểm tra - điều khiển Hs làm TN. - Mỗi Hs tự vạch kế hoạch để thực hiện TN kiểm tra. Nêu được: + Mục đích TN. + Dụng cụ cần có. + Các bước làm TN. - Gọi vài Hs báo cáo kế hoạch của mình. Gv: Nhận xét – sửa sai cho Hs. Hs: Vận dụng trả lời C9; C10. I- Sự bay hơi 1- Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi. 2- Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? a, Quan sát hiện tượng C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. C2: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió. C3: Tốc độ . . . phụ thuộc vào mặt thoáng. b, Nhận xét Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt chất lỏng. C4: (1)- Cao (4)- Lớn (2)- Lớn (5)- Lớn (3)- Mạnh (6)- Lớn. c, TN kiểm tra C5: Để diện tích mặt thoáng ở 2 đĩa như nhau. C6: . . . C7: Hơ nóng 1 đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ. C8: Nước ở đĩa hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng. d, Vận dụng C9: . . . để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước. C10: Thời tiết để nhanh được thu hoạch khi làm muối là nắng nóng và có gió. IV- Củng cố: - Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Trả lời bài tập 26.27.1; 2 (31 – SBT). V- Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc phần nhận xét. Tự lấy thí dụ trong thực tế về sự bay hơi. - Làm bài tập 26.27.3 -> 26.27.5 (31 – SBT). - Đọc trước bài “Sự bay hơi và ngưng tụ (tiếp)”. D- Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: