Giáo án Vật lý 6 kỳ 1

Giáo án Vật lý 6 kỳ 1

CHƯƠNG I: CƠ HỌC

BÀI 1. ĐO ĐỘ DÀI

I . Mục tiêu:

1 . Kiến thức

 - Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài

 - Biết cách xác định GHĐ & ĐCNH của thước .

2 .Kĩ năng

 Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo .

 Biết đo độ dài 1 số vật thông thường .

 Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .

Biết sử dụng thước đo phù hợp với giá trịvật cần đo .

3 . Thái độ

 - Rèn luyện tính cận thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin theo nhóm .

 

doc 30 trang Người đăng vultt Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 6 kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:13/8/09
 Ngày dạy:
CHƯƠNG I: CƠ HọC
Bài 1. ĐO Độ DàI 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức 
	- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài 
	- Biết cách xác định GHĐ & ĐCNH của thước .
2 .Kĩ năng 
	Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo .
	Biết đo độ dài 1 số vật thông thường .
	Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .
Biết sử dụng thước đo phù hợp với giá trịvật cần đo .
3 . Thái độ 
	- Rèn luyện tính cận thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin theo nhóm .
II . Chuẩn bị 
1 . Nhóm : 1thước kẻ có ĐCNH1mm , 1thước dây có ĐCNH1mm , 1thước cuộn , bảng 1.1SGK
2 . Cả lớp : bảng 1.1
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
1 . GV giới thiệu về bộ môn , phương pháp dạy học bộ môn , yêu cầu học sinh chuẩn bị sách vở
 Chia nhóm . (5phút)
2 . Nghiên cứu bài mới 
Hoạt động 1 : Giới thiệu kiến thức cơ bản của chương. Đặt vấn đề (5 phút)
	-HS xem tranh SGK – trang 5 và cho biết những vấn đề sẽ nghiên cứu khi học chương này 
	- Yêu cầu HS tả lại bức tranh 
	- GV sửa lại sai sót và chốt lại những vấn đề chính trong chương 
Hoạt đông 2 : Tổ chức tình huống học tập cho bài 1 và ôn lại một số đơn vị đo độ dài (10 phút )
HS đọc tình huống SGK 
Câu chuyện của 2 chị em nêu lên vấn đề gì ? Tại sao lại có sự tranh cải đó ? Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó ?
Gv gợi ý : có thể dùng thước đo khác nhau ,hoặc cách đo của người em không chính xác  
Đơn vị đo độ dài trong trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì ? Kí hiệu ?
HS nhớ lại và trả lời câu hỏi C1 vào vỡ 
GV kiểm tra và sữa nếu sai ; Giới hiệu thêm 1 vài đơn vị đo độ dài : inch , ft, năm a/s .
HS đọc và thực hiện câu C2 ?
HS ước lượng theo từng nhóm và dùng phấn đánh dấu vị trí .
Dùng thước đo và nhận xét hai giá trị .
GV kiểm tra các giá trị và tuyên dương những kết quả ước lượng gần đúng với kết quả đo .
Sự ước lượng chính xác sẽ các em chọn dụng cụ đo hợp lý .
HS đọc và thực hiện C3 ( cá nhân) : ước lượng độ dài .. mm; Kiểm tra bằng thước ..mm ; nhận xét qua 2 cách đo .
Gọi 1 vài HS đọc kết quả , tuyên dương những HS có kết quả ước lượng gần đúng .
Vì sao trước khi đo độ dài , càn ước lượng độ dài cần đo ?
I . ĐƠN Vị ĐO Độ DàI 
1 .ôn lại một số đôn vị đo độ dài .
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước việt nam là mét 
Kí hiệu :m 
C1 :
1m = 10dm ; 1m = 100cm 
1cm = 10mm ; 1km = 1000m
2 . Ước lượng độ dài .
 C2 :
 C3 :
Hoạt động 3 : Tìm hiệu dụng cụ đo độ dài 
HS quan sát H1-1 đọc và trả lời C4 (cá nhân) vào phiếu 
Gọi HS trả lời , GV nhận xét thống nhất câu trả lời đúng 
HS đọc khái niệm vè GHĐ & ĐCNN của thước .
Hướng dẫn HS xác định GHĐ&ĐCNN của thước dây .
HS làm việc cá nhân để trả lời câu C5 . GV kiểm tra kết quả . hd nếu có HS chưa xác định được .
Cá nhân trả lời câu C6 ; C7 .
HS đọc phần trả lời ?
Vì sao em lại dùng thước đó ?
Cho HS tìm hiểu ví dụ để khắc sâu vì sao phải chọn thước thích hợp ( độ dài phòng học thì không dùng thước kẻ ) 
II . Đo độ dài 
1 . Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài 
 C4 :
Thợ mộc dùng : Thước dây
Học sinh dùng : Thước kẻ 
Người bán vải dùng : Thước mét 
C5 : GHĐ :.
 ĐCNN : ..
C6 : 
Thước có GHĐ:20cm,ĐCNN:1mm
Thước có GHĐ:30cm,ĐCNN:1cm
Thước có GHĐ:1m,ĐCNN:1cm
C7 
Thước mét 
- Thước dây
Hoạt động 4 : vận dụng đo độ dài (5 phút )
Phát bảng 1-1 cho các nhóm , dụng cụ 
HS đọc phần tiến hành đo .
Các nhóm tiến hành theo y/c ?
Hd Hs thực hiện thao tác , nhắc nhở , giúp các em tinh thần hợp tác theo nhóm 
So sánh kết quả các nhóm .
GV điền kết quả vào bảng phụ 
2. Đo độ dài .
Hoạt động 5 . Củng cố , hướng dẫn về nhà (10 phút )
Đơn vị chính đo độ dài là gì ? 
Trước khi đo độ dài cần : 
ước lượng độ dài cần đo .
chọn thước có GHĐ&ĐCNN thích hợp .
Qua bài học này , em cần ghi nhớ điều gì ? 
Về nhà : trả lời câu hỏi 1 đến 7 .
 Làm bài tập 1.21đến 1.26 SBT .
Tuần : Ngày soạn:15/8/09
Tiết :2 Ngày dạy:
Bài 2. ĐO Độ DàI 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức 
	- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài 
	- Biết cách xác định GHĐ & ĐCNH của thước .
2 .Kĩ năng 
	- Củng việc xác định GHĐ&ĐCNN của thước .
- Xác định gần đúng độ dài cần đo đẻ chọn thước thích hợp .
- Rèn luyện kỉ năng đo chính xác độ dài của 1 vật và ghi kết quả .
- Biét cáh tính giá trị trung bình của độ dài .
- Biết vận dụng cáh đo đọ dài để đo những chiều dài lớn hơn GHĐ của thước và nhỏ hơn ĐCNN của thước .
 3 . Thái độ 
	- Rèn luyện tính cận thận ,trung thực thông qua việc ghi kết quả . 
II . Chuẩn bị 
1 . Nhóm : 1thước kẻ có ĐCNH1mm , 1thước dây có ĐCNH1mm , 1thước cuộn .
2 . Cả lớp : Hình phóng to 2.1 ; 2.2 ;2.3
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1 : kiểm tra 
Hs1: Xác định GHĐ&ĐCNN của thước thẳng ?Dùng thước đo chiều rộng của quyển vỡ ? ( GV kiểm tra thao tác và nhận xét )
Hs2 : giải bài tập 1-2.9 sbt .
1mm ( 0,1cm) ; b . 1cm ; c . 1mm , 5mm
Hoạt động 2 thảo luận vè cách đo độ dài 
yêu cầu hs nhắc lại những công việc cần chạun bị thực hiện 1 phép đo độ dài ?
y/c hs bổ sung ?
y/c các nhóm đẻ bảng 1-1 , đọc dựa vào kết quả , thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi ? 
c1 GV ghi lại sự sai lệch giữa phần ước lượng & kết quả đo giữa các nhóm lên bảng - nhận xét .
C2 Đại diện các nhóm trả lời : 
Tại sao không dùng thước dây hay thước thẳng ?
Vì sao cần thiết phải ước tương đối chính xác kết quả cần đo ?
Hs quan sát h-v 2.1 đặt thước thế nào cho đúng ? 
Hs trả lời , GV nhận xét , hs hoàn thành câu C3 .
Hs quan sát h-v 2.2 đạt mắt như thế nào để đọc cho đúng nhất ?
Hs trả lời ,GV nhận xét , hs hoàn thành câu C4 .
Hs quan sát h-v 2.3 đọc số đo như thế nào thì đúng nhất ? (chỉ có thể đọc kết quả đo đến ĐCNN)
Hoạt động 3 : Rút ra kết luận 
các nhóm tổng kết những kết luận trên để hoàn thành câu C6 
GV thống nhất ý kiến của các nhóm và ghi bảng . 
Kết luận 
Khi đo độ dài cần :
(1) độ dài 
(2) GNĐ (3) ĐCNN
(4) dọc theo (5) ngang bằng
(6) vuông góc 
(7) gần nhất 
Hoạt động 4 : vận dụng
- Vì hs đã hoàn thành câu C7,8,9 ở phần trên nên phần vận dụng thay bằng giải quyết những vấn đề sau: 
a. nếu GHĐ của thước nhở hơn chiều dài cần đo thì làm sao?
-Hs thảo luận và trình bày phương án?
b. Nếu độ dài cần đo nhỏ hơn ĐCNN của thước đo thì làm thế nào ?
- Hs thảo lậun theo nhóm và cử người trình bày ? 
- GV thống nhất phương án hợp lý (vd : chồng nhiều tờ giấy lên nhau đo bề dày tổng cộng rồi chia cho số tờ giấy )
- Hs thao tác theo từng nhóm tự hoàn thành câu C10 .
Hoạt động 5 : củng cố , hướng dẫn về nhà 
Muốn đo độ dài của một vật ta cần phải làm gì ? 
Thế nào là đặt thước , đặt mắt nhìn đúng cách ?
Thế nào là đọc kết quả đo đúng quy cách ? xử lý kết quả đo như thế nào ?
Bài tập về nhà : 1.2-7 đến 1.2-11
Mỗi nhóm chuẩn bị : kẻ bảng 3.1 ; nước màu .
..
Tuần : Ngày soạn:18/8/09
Tiết :3 Ngày dạy:
Bài 3. ĐO THể TíCH CHấT LỏNG 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức 
	- biết sử dụng một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng . 
	- Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp .
2 .Kĩ năng
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích 
- Kỉ năng thực hiện đúng thao tác trong khi đo .
3 . Thái độ 
	- Rèn luyện tính cận thận ,trung thực,tỉ mĩ thận trọng . 
II . Chuẩn bị 
 Nhóm : - Hai bình đựng nước chưa biết dung tích 
	-1 bình chia độ 
	-1 vài ca đong 
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1 : kiểm tra , tạo tình huống học tập (10 phút )
Kiểm tra : Trình bày cách đo độ dài của 1 vật ?
 - Giải bài 1-2.9sbt & bài 1-2.10
- Tình huống : các em đã học cách đo độ dài , vậy ta đo được 3 cạnh a,b,c bây giờ làm thế nào để xác định thể tích của hình hộp đó ?
- Vậy , muốn xác định thể tích nước trong ấm (SGK) thì có dùng cách như trên được không ? HS nêu ý kiến . vậy làm thế nào để đo được thể tích chất lỏng ?Bài học hôm nay sẻ giải quyết vấn đề này ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đơn vị đo thể tích .
ở những lớp dưới , các em đã học những đơn vị đo thể tích nào ?
Đơn vị thể tích thường dùng là gì?
Hs làm việc cá nhân để hoàn thành câu C1 , gọi hs nhận xét ? 
I . Đơn vị đo thể tích 
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3 ) & lít ( l )
- 1l =1dm3 ; 1ml = 1cm3 (cc)
- C1 : 
1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3
 1m3 = 1000l = 1000000ml
Hoạt động 3 : Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích (5phút)
Vì chất lỏng không có hình dạng cố định . Vậy muốn đo thể tích chất lỏng ta phải làm thế nào ?
Hs thảo luận theo nhóm và trình bày phương án trả lời . GV thông nhất ý kiến , hs trả lời câu C2,3 theo nhóm vào vở . y/c hs đọc kết quả theo nhóm ?
C4 : GV đưa bình chia độ cho các nhóm , y/c hs xác định GHĐ&ĐCNN của bình chia độ
Hs làm việc cá nhân hoàn thành câu C5 ? 
II . Đo thể tích chất lỏng 
1 . Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích .
Loại bình 
GHĐ
ĐCNN
Ca đong lớn 
1l
0,5l
Ca đong nhựa
0,5l
0,5l
Can nhựa 
5l
1l
Hoạt động 4 : Cách đo thể tích chất lỏng (5’)
Tương tự như dùng thước để đo độ dài , muốn phép đo chính xác ta phải thực hiện như thế nào ? 
Vậy muốn đo chất lỏng trong ấm ta phải làm như thế nào?
Hs thực hiện cách đo ?
Gv phát dụng cụ , các nhóm thảo luận và trả lời câu C6,7 và thực hành ngay trên bình của nhóm ? 
Hs làm việc cá nhân trả lời C8 
Gv nhận xét kết quả ?
Hoạt động 5 : Rút ra kết luận (3’)
Hs làm việc cá nhân ,điền vào chổ trống ?
1 vài hs đọc kết luận cả lớp nghe và bổ sung ( nếu cần )
-Rút ra kết luận 
C9 : (1) thể tích 
 (2) GHĐ (3) ĐCNN
 (4) thẳng đứng 
 (5) ngang (6) gần nhất 
Hoạt động 6 : vận dụng và thực hành đo thể tích chất lỏng (8’)
Gv phất dụng cụ cho mỗi nhóm và hd cách sủ dụng , y/chs các nhóm thực hành như SGK 
Mỗi hs thực hiẹn một lần và đọc kết quả đo 
Hoạt động 7 : vận dụng (6’)
Trường hợp đẻ đo thể tích của những lượng chất rất nhỏ , nhỏ hơn ĐCNN thì làm thế nào ? vd đo thể tích của 1 giọt nước ?
Trên h-v 3.1 người bán hàng dùng ca đong có thuận lợi và khó khăn gì ?
Hoạt động 8 : Tổng két bài học (5’) 
Y/c hs đọc phần ghi nhớ 
Nhắc lại cach đo thể tích chất lỏng 
Bài tập vè nhà : 3.1 đến 3.7 SBT
Mỗi nhó chuẫn bị 1 số hòn sỏi , bulông.
Tuần : Ngày soạn:20/8/09
Tiết :4 Ngày dạy:
Bài 4. ĐO THể TíCH VậT RắN KHÔNG THấM NƯớC 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức 
	- Biết sử dụng một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng . 
	- Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp .
2 .Kĩ năng
- Biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước 
- Biết sử duụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích vật rắn không thấm nước 
3 . Thái độ 
	- Tuân thủ các quy tăc đo trung thực , hợp tác nhóm 
II . Chuẩn bị 
 Nhóm : - Hai bình đựng nước ,1 bình chia độ , bình tràn, 1vài vật răn không thấm nước .
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1 : kiểm tra , tạo tình huống học tập (10 phút )
Kiểm tra : Để đo thể tích chất lỏng em dùng dụng cụ gì ?trình bày phương pháp đo ? Hs giải bài 3-2 ; 3-5 ... 15')
-Hs quan sát h-v và dự đoán rồi trả lời câu hỏi :
Muốn kiểm tra dự đoán cần những dụng cụ gì và làm như thế nào 
-Giọ đại diện nhóm lên trả lời .
-Gv phát dụng cụ và tiến hành TN điền kết quả lên bảng , gv nhắc nhở hs cách sử dụng lực kế .
-Các nhóm đọc kết quả TN ,gv nhận xét kết quả .
-Hs làm việc cá nhân để hoàn thành C1,2 ,sau đó goi 1vài hs đọc câu trả lời 
-Lưu ý “ít nhất bằng “
-Các nhóm thảo luận để hoàn thành câu C3
 -Gvthống nhất 1số ý cơ bản :
Đẻ khắc phục những khó khăn người ta thường làm như thế nào ? 
I . Kéo vật lên theo phương thẳng đứng .
1. Đặt vấn đề 
2. Thí nghiệm 
3. Rút ra kết luận 
- Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cầ phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản (7’)
-Hs đọc thông tin phần II, kể ttên các loại máy cơ đơn giản thường dùng .
-Nêu ví dụ về 1 số trường hợp sử dụng máy cơ đơn giãn .
-Hs làm việc độclập hoàn thành C4 .
Vì sao không điền từ : nhanh 
-Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả C5 .
Lưu ý không viết : 200kg = 2000N
Ơ gia đình em đã sử dụng máy cơ đơn giản vào việc gì ? 
II . Các loại máy cơ đơn giãn 
3loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng,đòn bẩy, ròng rọc
C5 : Trọng lượng của vật .
P =10. m =10.200 =2000 N
Tổng lực kéo của 4 bạn là .
F =400 . 4 =1600 N
Để kéo vật lên theophương thẳng đứng thì F = P , vì F<P nên những người này không kéo ống be tông lên được .
Hoạt động 4 : Vận dụng và nghi nhớ (15’)
Hs đọc phần gnhi nhớ sgk
Làm bài tập 13.1, hs làm vào vở và gọi 1 số hs lên bảng làm . Trình bày cách giải vì sao lại chọn phương án đó .
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3’)
Tìm ví dụ vè việc sử dụng máy cơ đơn giản trong thực tế .
Bài tập về nhà : 13.2 đến 13.4 sbt
Tuần : Ngày soạn:18/10
Tiết : 15 Ngày dạy:
Bài 14. MặT PHẳNG NGHIÊNG 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức
- Nêu được ví dụ sủ dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế và ích lợi của chúng .
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp .
2 .Kĩ năng
- Sử dụng lực kế .
- Làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào đọ cao của MPN
3 . Thái độ 
- Cận thận, trung thực.
II . Chuẩn bị 
 Nhóm :1 khối trụ bằng kim loại , 1lực kế GHĐ 3N,1MPN, 1 phiếu học tập 
Cả lớp : Tranh giáo khoa hình 14.1 đến 14.2
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Tạo tình huống học tập (3phút )
Tình huống : Treo hình 14.1 , người ta kéo cống lên bằng cách nào ?
Dùng MPN có khắc phục được những khó khăn khi kéo vật lên trực tiếp không ? Xét về mặt dùng lực thì có lợi không? Hs nêu ra dự đoán 
Hoạt động 2 : Học sinh làm thí nghiệm
Đề xuất phương án TN : Muốn kiểm tra dự đoán phải làm gì ?
Làm thế nào để đo lực F đó ?
-Hs đọc thông tin sgk , GV tóm các bước TN ,thông qua đại diện hs phát biểu :+ Đo lực F1của vật
+Đo lực F2 ( độ nghiêng ít)..
Phát dụng cụ y/c hs thực hành theo trình tự và điền kết quả vào bảng14.1
Gvnhắc nhở uốn nắn hs động tác cầm lực kế sao cho lực kéo nhỏ nhất .
Yc hs thay độ nghiêng củ MPN sau mỗi lần nghi kết quả .
1. Đặt vấn đe
2. Thí nghiệm 
Hoạt động 3 : Rút ra kết luận 
-Từ kết quả TN của các nhóm , hs làm việc cá nhân để rút ra kết luận . Từ kết quả , em hãy tìm ra mối liên hệ giữa cường lực kéo và độ nghiêng của MPN.
3. Rút ra kết luận 
Dùng MPN thì có thể kéo vật lên bằng 1 lực nhỏ hơn trọnh lượng vật .
Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực kéo vật lên MPN càng nhỏ .
Hoạt động 4 : Vận dụng và hướng dẫn về nhà 
-phát phiêu học tập cho hs . ( phiêu học tập gồm câu C3,4,5)
-Hs tự hoàn thành và trao đổi cho nhau để kiểm tra .
-Gọi 1 vài hs lên trình bày ,gv nhận xét .
-Có cách nào để làm giảm độ nghiêng của MPN ?
-Bài tập về nhà : 14.1 đến 14.5 sbt
Tuần : Ngày soạn:18/10
Tiết :16 Ngày dạy:
Bài 15. ĐòN BẩY 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức
- Hs nêu được các ví dụ vè sử dụng dòn bẩy trong cuộc sống .
- Xác định được điểm tựa (o) ,các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm O1, O2 ; F1 , F2 ) 
- Biết sữ dụng đòn bẩy trong công việc thích hợp , biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1 ,O2 cho phù hợp với y/c sử dụng . 
2 .Kĩ năng
- Biết đo lực ở mọi trường hợp 
3 . Thái độ 
- Cận thận, trung thực nghiêm túc.
II . Chuẩn bị 
 Nhóm :1 khối trụ bằng kim loại , 1lực kế GHĐ 3N,1đòn bẩy ,1giá đỡ . 
Cả lớp : Tranh giáo khoa hình 15.1 đến 15.4
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Kiểm tra .Tạo tình huống học tập ( phút )
Kiểm tra : Em hãy nêu kết luận về MPN ?lấy ví dụ về MPN trong cuộc sống .
Tình huống : Treo hình 15.1 ;15.2, người ta kéo cống lên bằng cách nào ?
Vậy ,đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ?ó giúp côn người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? Chúg ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy 
Treo hình 15.1 ,15.2, 15.3 , hs đọc phần I và trả lời .
Các vật được gọi là đòn bẩy dều có 3 yếu tố , đó là yếu tố nào ?
Có thể dùmg đòn bẩy thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không ? 
Gọi hs trả lời câu C1 ?
-Quan sát các tranh , các em có nhật xét gì về điểm đặt lựcso với vị trí của điểm tựa ?
-Y/c mỗi hs lấy ví dụ về dụng cụ làm việc dua trên nguyên tắc đòn bẩy ? 
I. Tìm hiểu câu tạo của đòn bẩy 
Mỗi đòn bẩy đều có :
+ Điểm tựa là O
+ Điểm tác dụng lựcF1 là O1
+ Điểm tác dụng lựcF2 là O2 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem , đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
Vấn đề nghiên cứu là gì ? –Yc hs quan sát lại h-v khoảng cách O2O như thế nào so với khoảng cách O1O . Các em hãy dự đoán xem độ lớn của lực mà người ta tác dụng lên điểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng ?
gv ghi lại dự đoán của hs 
khi thay đổi khoảng cách O1O, O2O thì độ lớn của lực bẩy F2 thay đổi so với trọng lượng như thế nào ?
phát dụng cụ cho hs , hs dọc phần b :
muốn F2 < F1 thì O1O, O2O phải thỏa mãn điều kiện gì ?
hs làm TN , lưu ý cách điều chỉnh lực kế khi cầm ngược . 
các nhóm nghi lại kết quả , đại diện nhóm lên trả lời .
-hs làm việc cá nhân để rút ra kết luận 
Giọ 1 vài hs đọc kết luận .
Có thể rút ra kết luận nào khác dựa vào kết quả TN ?
II . Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
1 . Đặt vấn đề 
2. Thí nghiệm
3. Rút ra kết luận
C3 :
nhỏ hơn 
lớn hơn
khi O1O < O2O thì F2 < F1
Hoạt động 4 : ghi nhớ , vận dụng, hướng dẫn 
Hs đọc phần ghí nhớ sgk , làm phần vận dụng 
y/c hs làm việc cá nhân , các hs khác nhận xét .
làm bài tập về nhà 15.1 đến 15.5 sbt .
hướng dẫn hs ôn yỵ#p ở nhà phần tự kiểm tra ,để tiết sau ôn tập .
..
Tuần : Ngày soạn:20/10
Tiết : 17 Ngày dạy:
Bài 16. ÔN TậP 
I . Mục tiêu:
1 . Kiến thức
- On tập các kiến thức cơ bản đã học trong chương 
- Vận dụng kiến thức vào thực tế , giải thích 1 số hiện tượng có liên quan
2 .Kĩ năng
- Tổng quát ,logic của kiến thức 
3 . Thái độ 
- Yêu thích môn học.
II . Chuẩn bị 
 - Viết sẵn các đáp án vào bảng phụ . 
III . Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : ôn tập
vì hs đẫ chuẩn bị trước nên chỉ y/c hs trả lời phần tự kiểm tra , giáo viên nhận xét ,sau đó treo bảng phụlên hs đối chiếu ,và so sánh kết quả và ghi vào vỡ .
Hoạt động 2: ôn tập theo đề cương (gv tự ra đề cương) 
Hoạt động 3 : vận dụng 
-Hs làm việc cá nhân để hoàn thành phần vận dụng .
Gv hướng dẫn bài 3 phần tự luận :
Muốn tính khối lượng , ta sử dụng công thức nào ? m= D.v.
Cần phải đổi đơn vị cho thống nhất .
Muốn tính trọng lượng của miếng sắt , ta làm như thế nào ? P ==10 .m hoặc 
P = d.v =10 .D .v
Gọi hs lên giải , lưu ý hs cách trình bày .
Bài 3 :
20 dm3 = 0,02m3 
Khối lượng của miếng sắt : m = D. v = 7800 .0,02 = 156 kg 
Trọng lượng miếng sắt là :
P = 10 .m = 10. 156 = 1560 N
Hoạt động 4 : dặn dò bài tập về nhà 
Các em hoàn thành phần còn lại trong đề cương 
On tập các kiến thức đã học . chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ .
Tuần : 18 Ngày soạn:10/12
Tiết :18 Ngày dạy:
Bài 15.KIểM TRA HọC Kỳ I 
I . Mục tiêu:
- Đánh giá kỉ năng tiếp thu , vận dụng kiến thức của hs .
- Giáo dục ý thức tự giác , trung thực , độc lập suy nghĩ 
II . Chuẩn bị 
Đề và đáp án:
Đề A
I. Phần trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng và đầy đủ nhất:
Câu 1:Vật sau được sử dụng theo nguyên tắc đòn bẩy:
 A. Cái thước kẻ. B. Cái vít. C. Cái cưa. D. Cái kìm.
Câu2: Một bạn dùng thước đo có ĐCNN là 1m. Đọc độ dài sân bóng là:
 A. 85m. B. 85,0dm. C. 85,05cm. D. 85,10dm.
Câu3: Ta có thể dùng cân để đo:
 A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. 
 C. Thể tích của vật. D. Các phương án trên đều đúng.
Câu 4: Khi có lực tác dụng lên một vật thì:
 A.Vật biến dạng. B.Vật thay đổi chuyển động. C.Biến dạng và thay đổi vận tốc. D.Có thể xảy ra một trong ba phương án trên. 
Câu 5: Đơn vị trọng lượng riêng của một chất là:
kg/m3.
kg/m2.
N/m3.
Không có trường hợp nào đúng.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Hãy nêu các bước chính để xác định thể tích của một vật không thấm nước bằng bình tràn?
 Câu 2: Lực đàn hồi của một lò xo phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng ( trong giới hạn cho phép) của nó? Hãy lấy ví dụ.
 Câu3: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một thanh sắt có thể tích 40dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.
Đề b
I. Phần trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng và đầy đủ nhất:
Câu 1:Vật sau được sử dụng theo nguyên tắc đòn bẩy:
 A. Cái thước kẻ. B. Cái vít. C. Cái mở nút chai bia. D. Cái cưa.
Câu2: Một bạn dùng thước đo có ĐCNN là 1 dm. Đọc độ dài lớp học là:
 A. 5m. B. 50dm. C. 500cm. D. 50,0dm.
Câu3: Ta có thể dùng lực kế để đo:
 A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. 
 C. Thể tích của vật. D. Các phương án trên đều đúng.
Câu 4: Khi có lực tác dụng lên một vật thì:
 A. Vận tốc của vật tăng. B. Vận tốc của vật giảm. C.Vận tốc của vật không đổi. D.Có thể xảy ra một trong ba phương án trên. 
Câu 5: Đơn vị khối lượng riêng của một chất là:
N/m3.
Kg/m2.
Kg/m3.
Không có trường hợp nào đúng.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Hãy nêu các bước chính để xác định thể tích của một vật không thấm nước có thể bỏ lọt vào bình chia độ?
 Câu 2: Lực đàn hồi của một lò xo phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng ( trong giới hạn cho phép) của nó? Hãy lấy ví dụ.
 Câu3: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một thanh sắt có thể tích 35dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.
Đáp án và biểu điểm
Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu1:
Câu2:
Câu3:
Câu4: 
Câu5:
II phần tự luận:
Câu1: 
Cho nước vào bình tràn đến chỗ nước bắt đầu tràn ra.
Hứng cốc dưới vòi tràn.
Bỏ vật cần đo thể tích vào bình.
Sau khi nước ngừng chảy ra cốc hứng, đổ nước trong cốc vào bình chia độ, lượng nước đo được trong bình chia độ bằng thể tích của vật cần đo.
Câu2:
 Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Vat ly 6 ky I.doc