Tiết 22 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu :
- Tìm được thí nghiệm thực tế về các nội dung sau đây.
+ Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau giản nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Làm được thí nghiệm ở H 19.1 và 19.2 Sgk, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
II. Chuẩn Bị :
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :
- Một bình thủy tinh đáy bằng
- Một ống thủy tinh thẳng có thành dày.
- Một nút cao su có đục lổ
Tiết 22 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I. Mục tiêu : - Tìm được thí nghiệm thực tế về các nội dung sau đây. + Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. + Các chất lỏng khác nhau giản nở vì nhiệt khác nhau. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Làm được thí nghiệm ở H 19.1 và 19.2 Sgk, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết. II. Chuẩn Bị : * Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : - Một bình thủy tinh đáy bằng - Một ống thủy tinh thẳng có thành dày. - Một nút cao su có đục lổ - Một chậu thủy tinh hoặc nhựa - Nước có pha màu - Một phích đựng nước nóng - Một miếng giấy * Chuẩn bị cho cả lớp: - Hai bình thủy tinh có nút gắn - Một chậu thủy tinh - Một phích đựng nước nóng - Vẽ to hình 19.3 a & b. III. Hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Bài cũ (5’) - Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Giải thích câu C5 trang 59 - Bài tập sách bài tập. Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống học tập (1’) An : Đố biết khi một ca nước đầy nóng lên thì nước có trà ra ngoài không ? Bình : Nước chỉ nóng lên thôi, tràn thế nào được, vì lượng nước trong ca có tăng lên đâu. Bình trả lời như vậy đúng hay sai ? Hoạt động 3 : Làm thí nghiệm * Yêu cầu HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu C1. * Yêu cầu HS đọc câu C2. Dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng. * Hướng dẫn và theo dõi HS làm thí nghiệm * Thống nhất câu trả lời của HS. * Trả lời C1 và C2. * Cho HS quan sát H19.3 ] Nhận xét. * Hướng dẫn HS trả lời câu C3. + Tại sao trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau và chất lỏng ở các bình khác nhau? + Tại sao phải để cả 3 bình vào cùng một chậu nước nóng? * Gọi 1,2 HS trả lời a Thống nhất câu trả lời. - Làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS thảo luận để trả lời hoàn chỉnh 2 câu trên. - Trả lời các câu hỏi cần phải ghi vào vở để dễ ghi nhớ bài học. - HS quan sát hình vẽ 19.3 trả lời câu hỏi . 1. Làm thí nghiệm 2. Trả lời câu hỏi. C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên, nở ra. C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại. C3: Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 4 : Rút ra kết luận. * Yêu cầu HS làm câu C4 Chọn từ điền vào chỗ trống. 3. Rút ra kết luận. C4: a. (1) Tăng (2) Giảm b. Không giống nhau. Hoật động 5 : Vận dụng. * Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ? + Hướng dẫn HS + Gọi 1,2 HS trả lời. + Thống nhất câu trả lời và cho HS làm vào bài tập. * Yêu cầu HS làm C6 + Gọi HS trả lời. + Thống nhất câu trả lời * Yêu Cầu HS làm C7 + Vẽ hình và hướng dẫn HS so sánh + Thống nhất câu trả lời. - Thảo luận và trả lời theo nhóm nhỏ. - Đại diện trả lời và HS khác nhận xét. 4. Vận dụng. C5: Khi đun nước nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. C6: Để tránh tình trạng nắp bậc ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. IV. Dặn dò : - Làm bài tập sách bài tập 19.1 " 19.6 bỏ 19.5 - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” V. Rút kinh nghiệm tiế t dạy :
Tài liệu đính kèm: