Bài 13.
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết làm TN so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
- Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng lực kế để đo lực
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực trong khi làm TN
Tuần : 14 Tiết: 14 Ngày soạn Ngày dạy Lớp :25/11/09 : :6 Bài 13. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết làm TN so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. - Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng. 2. Kỹ năng - Sử dụng lực kế để đo lực 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong khi làm TN II. CHUẨN BỊ 1. Mỗi nhóm : - Hai lực kế có GHĐ từ 2 – 5 N - Một quả nặng 2 N 2. Cả lớp: - Tranh vẽ phóng to : H 13.1; 13.2; 13.4; 13.5; 13.6 - Bảng 13.1 III. LÊN LỚP A. Ổn định lớp. B. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ĐVĐ: ( 3 phút ) -Gọi học sinh đọc tình huống ở đầu bài -Cho học sinh quan sát hình 13.1/ sgk -Đvđ: “ Để đưa vật lên bằng cách nào cho dỡ vất vả ,thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết ” -Đọc tình huống ở đầu bài -Quan sát hình 13.1/sgk và thảo luận tìm phương án giải quyết -Lắng nghe -Ghi bài Tiết 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Hoạt động 1: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng ( 25 phút ) -Để kéo ống bê-tông lên khỏi rãnh thông thường ta dùng phương pháp kéo vật lên theo phương thẳng đứng -Cho học sinh quan sát hình 13.2/sgk -Đvđ: liệu rằng có thể kéo vật theo phương thẳng đứng với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật hay không? -Gọi 1, 2 học sinh đưa ra dự đoán của mình -Muốn biết dự đoán trên có đúng không ta cần tiến hành thí nghiệm kiểm tra -Vậy thí nghiệm của chúng ta cần những dụng cụ nào? -CH: Ta tiến hành thí nghiệm như thế nào? -Nhận xét -Yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm ( giáo viên theo dõi , điều chỉnh và lưu ý học sinh cách cầm lực kế để đo cho chính xác) -Gọi đại diện các nhóm học sinh đọc kết quả -Từ kết quả trên yêu cầu học sinh làm câu C1 -Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1 -Nhận xét -Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh C2 -Gọi học sinh đọc C2 -Nhận xét -Thông báo: “ít nhất bằng”ở đây bao hàm cả trường hợp lớn hơn. -Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C3 -Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3 -Nhận xét -CH: Trong thực tế để khắc phục những khó khăn đó người ta thường làm thế nào? -Lắng nghe -Quan sát -Suy nghĩ tìm câu trả lời -Đưa ra dự đoán -Lắng nghe -TL: thí nghiệm của chúng ta cần có 2 lực kế và 1vật nặng -TL: dùng lực kế xác định trọng lượng vật , dùng hai lực kế để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, rồi so sánh kết quả -Làm thí nghiệm , điền kết quả vào bảng 13.1 -Trả lời kết quả đo -Đọc và làm C1 -Trả lời câu hỏi C1 -Ghi bài -Đọc và làm C2 -Trả lời câu hỏi C2 -Ghi bài -Lắng nghe -Đọc và làm C3 -Trả lời câu hỏi C3 -Ghi bài -TL : Để khắc phục khó khăn người ta thường dùng ròng rọc , đòn bẩy đẻ đưa vật lên I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng 1. Đặt vấn đề 2.Thí nghiệm : -Thí nghiệm (sgk) èNhận xét -C1: Lực kéo vật lên bằng trọng lượng vật 2.Kết luận: -C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng vật -C3: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thường gặp những khó khăn như : +Tư thế đứng kéo vật không thuận tiện +Cần tập trung nhiều người Hoạt động 2 : Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản ( 5 phút ) -Gọi học sinh đọc phần 2 Sgk để tìm hiểu thông tin -CH: Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thục tế? -Nhận xét -Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C4 -Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4 -Nhận xét -Đọc phần 2 SGK -TL: các máy cơ đơn giản thường dùng là: ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy. -Ghi bài -Đọc và làm C4 -Trả lời câu hỏi C4 -Ghi bài II. Các máy cơ đơn giản -Có 3 loại máy cơ đơn giản: +Ròng rọc +Đòn bẩy +Mặt phẳng nghiêng -C4: (a) dễ dàng (b) máy cơ đơn giản Hoạt động 3: Vận dụng ( 7 phút ) -Yêu cầu học sinh đọc và làm các câu C5, C6 -Gọi học sinh lần lượt trả lời câu hỏi C5, C6 -Nhận xét -Đọc và thảo luận các câu C5, C6 -Trả lời câu hỏi C5, C6 -Ghi bài III.Vận dụng: -C5: không kéo lên được vì tổng các lực kéo của 4 người là (400.4=1600N) nhỏ hơn trọng lượng của ống bê-tông (2000N) -C6: Ví dụ + Ròng rọc được sử dụng ở đỉnh cột cờ để kéo cờ lên +Một người dùng xà beng để nâng tảng đá lớn Hoạt động 4: Củng cố ( 3 phút ) - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - Nêu một số ví dụ về việc sử dụng các máy cơ đơn giản trong thực tế. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm các bài tập 13.1à 13.4/Sbt - Chuẩn bị bài tiết sau Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: