Bài 14.
MẶT PHẲNG NGHIÊNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp.
2. Kỹ năng
- Sử dụng lực kế
- Làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) mặt phẳng nghiêng.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực.
Tuần : 15 Tiết: 15 Ngày soạn Ngày dạy Lớp : 01/12/10 : : 6 Bài 14. MẶT PHẲNG NGHIÊNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng. - Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp. 2. Kỹ năng - Sử dụng lực kế - Làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) mặt phẳng nghiêng. 3. Thái độ: - Cẩn thận, trung thực. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Cả lớp: tranh vẽ hình 14.1 và 14.2 /sgk - Mỗi nhóm: 1 lực kế(GHĐ2N), khối trụ kim loại có trục quay ở giữa(2N)mặt phẳng nghiêng(MPN) có đánh dấu sẵn độ cao 2. Học sinh: - Phiếu học tập, SGK, vở ghi chép III. LÊN LỚP A. Ổn định lớp. B. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) -CH: Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng. Cho ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sốn?. -Gọi học sinh chữa bài tập 13.1, 13.2, 13.3/SBT -TL: Các máy cơ đơn giản là: ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.VD: bác thợ xây dùng ròng rọc để đưa xô vữa lên cao , người bán hàng dùng mặt phẳng nghiêng để đưa thùng hàng lên cao -Chữa bài tập 13.1, 13.2 , 13.3 /SBT C. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ĐVĐ ( 3 phút ) -Cho học sinh quan sát hình 14.1/SGK -CH: Những người trong hình vẽ đã dùng cách nào để kéo ống bê-tông lên? -CH: Những người đó đã khắc phục được những khó khăn gì so với kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng? -Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng -Quan sát tranh vẽ hình 14.1 -TL: dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên -TL: tư thế đứng chắc chắn hơn, cần lực bé hơn trọng lượng vật -Lắng nghe -Ghi bài Tiết15: MẶT PHẲNG NGHIÊNG Hoạt động 1: Đặt vấn đề ( 5 phút ) -Bài học hôm nay chúng ta cần giải quyết vấn đề gì? -Dùng mặt phẳng nghiêng liệu có khắc phục được vấn đề về lực hay không? Để biết được chúng ta tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. - Đọc SGK phần 1 - Nêu vấn đề cần nghiên cứu : “làm thế nào để đưa vật lên mà có thể giản được lực” -Suy nghĩ và đưa ra lời giải -Ghi bài 1.Đặt vấn đề Hoạt động 2: Làm thí nghiệm ( 12 phút ) -Giới thiệu dụng cụ và cách lắp thí nghiệm theo hình 14.2 -CH: Làm thế nào để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? -Yêu cầu học sinh đo theo các bước : +B1: đo trọng lượng F1 của vật +B2: đo lực kéo F2 ở độ nghiêng lớn nhất +B3: đo lực kéo F2 ở độ nghiêng vừa +B4: đo lực kéo F2 ở độ nghiêng nhỏ nhất -Gọi học sinh đại diện các nhóm đọc kết quả thí nghiệm -Lắng nghe -TL: để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ta tìm cách giảm độ cao của vật kê -Lắp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên : +đo F1 +đo F2 ở độ nghiêng lớn nhất +đo F2 ở độ nghiêng vừa +đo F2 ở độ nghiêng nhỏ nhất -Đọc kết quả thí nghiệm -Ghi bài 2. Thí nghiệm -C2: Làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách: +Giảm chiều cao kê MPN +Tăng độ dài của MPN +Giảm chiều cao kê MPN đồng thời tăng độ dài MPN Hoạt động 3: Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm ( 8 phút ) -Từ kết quả thí nghiệm ,yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đã nêu ra ở đầu bài -Gọi đại diện nhóm học sinh trả lời -Nhận xét và thống nhất kết luận -CH: Hãy cho biết lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc cách kê vật như thế nào? -Nhận xét -Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài -Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi -Ghi bài -TL: Vật kê càng cao , MPN càng nghiêng nhiều thì lực cần để kéo vật lên trên MPN đó càng lớn. 3.Kết luận: -Dùng MPN có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật -MPN càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (10 phút ) -Phát phiếu học tập cho học sinh -Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập -Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau chữa và chấm bài cho nhau -Gọi 1 vài học sinh trình bày bài của mình -Nhận xét và chữa bài tập lên bảng - CH: Bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ điều gì? - Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về sử dụng MPN trong cuộc sống. -Nhận phiếu học tập -Hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập -Từng đôi học sinh chữa bài tập cho nhau -1 vài học sinh trình bày bài của mình trước lớp -Lắng nghe và chữa bài tập - HS: đọc phần ghi nhớ - HS: lấy vd 4.Vận dụng: -C3: Hai ví dụ về sử dụng MPN: +Dùng tấm ván làm MPN để đưa hàng hoá lên xe +Dùng MPN để đưa những khúc gỗ lớn lên giá cưa. -C4: Lên dốc thoai thoải dễ hơn vì nó có độ nghiêng ít hơn nên lực cần thiết để đi nhỏ hơn trọng lượng người -C5:c) F< 500N. Vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ giảm nên lực cần để đưa vật nặng lên cao càng nhỏ Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm các bài tập 14.1à 14.5/SBT - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” - Chuẩn bị bài tiết sau Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: